Thầy Thuốc đông Y Chia Sẻ Về Những Công Dụng Của Râu Ngô
Có thể bạn quan tâm
Râu ngô là một bộ phận quen thuộc của quả bắp và được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền với tác dụng giúp người bệnh tiêu thũng, lợi tiểu, bình can, lợi đờm.
Nhận biết dược liệu râu ngô
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, râu ngô hay còn gọi là vòi nhụy, là một bộ phận của cây Ngô và được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Râu ngô có chiều dài từ 8 – 15cm, có màu vàng, nằm giữa lá và hạt ngô. Râu ngô chạy dọc từ đầu quả đến cuối quả. Bên cạnh râu ngô thì hạt ngô cũng mang nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Râu ngô là một dược liệu có tính bình, vị ngọt, quy vào kinh Tâm, Can, Phế, Thận và có tác dụng tiêu thũng, lợi tiểu, bình can, lợi đờm. Râu ngô sau khi thu hái, được phơi khô, loại bỏ những sợi râu có màu đen. Người dùng chỉ nên lấy những sợi râu ống mượt và có màu nâu vàng để làm thuốc điều trị bệnh.
Chỉ định dùng dược liệu râu ngô
Râu ngô được dùng cho những người có vấn đề về thận hoặc bị viêm thận, viêm bàng quang.
Bệnh nhân bị cao huyết áp, mắc bệnh sỏi mật, viêm gan, viêm túi mật cũng được chỉ định dùng râu ngô.
Bệnh nhân bị đái tháo đường, sỏi thận, ho ra máu hoặc mắc phải các bệnh xuất huyết.
Râu ngô dùng điều trị triệu chứng vàng da của bệnh viêm gan tắc mạch
Những người bình thường cũng có thể sử dụng dược liệu để thanh nhiệt cơ thể, tránh tích nước trong cơ thể và tránh bị loãng máu.
Thành phần hóa học của dược liệu râu ngô
Theo kết quả nhiều nghiên cứu, dược liệu râu ngô chứa các thành phần hóa học quan trọng sau: đường, lipid, chất khoáng trong đó rất giàu muối Kali, sterol (Stigmasterol và Sitosterol), tinh dầu, hoạt chất allantoin, tanin. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy trong 1 gram dược liệu có chứa 1600 đơn vị sinh lý vitamin C, vitamin K. Không những vậy, dược liệu râu ngô còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể gồm vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6.
Tác dụng dược lý của dược liệu râu ngô
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, râu ngô có tác dụng: Ổn định đường huyết, cung cấp vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh gout, giảm đau nhức xương khớp, chống nhiễm trùng đường tiểu, lợi tiểu, bổ máu, chống mất ngủ, giúp mềm mịn da, hỗ trợ giảm cân.
Theo Y học cổ truyền, râu ngô còn được gọi là Ngọc mễ tu. Dược liệu râu ngô được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị những bệnh lý sau: cao huyết áp, viêm gan gây cản trở bài tiết túi mật, viêm bàng quang, viêm túi mật, sỏi thận, viêm đau khớp, thấp khớp, tiểu đường, lợi tiểu, cầm máu tốt khi kết hợp với vitamin K
Một vài lưu ý khi sử dụng Râu ngô
Râu ngô là một loại dược liệu lành tính. Vì thế vị thuốc này được dân gian sử dụng rộng rãi để bài trừ độc tố và thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu này, bệnh nhân cần chú ý đến nguồn gốc và liều lượng để tránh làm mất tác dụng chữa bệnh, phát sinh tác dụng phụ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do vậy, khi sử dụng râu ngô để điều trị bệnh, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Râu ngô cần phải được ngâm rửa sạch sẽ trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và một số tạp chất khác.
- Lựa chọn nguồn cung cấp vị thuốc uy tín và chất lượng.
- Sử dụng dược liệu có sợi to, mượt, bóng, có màu nâu óng như nhung.
- Tuyệt đối không sử dụng vị thuốc liên tục trên 10 ngày. Đồng thời không uống thuốc quá nhiều lần trong ngày.
Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, tuyệt đối các bạn không được tự ý áp dụng nếu không có sự chỉ định của Bác sĩ.
Từ khóa » Thầy Thuốc 8 Râu
-
Thầy Thuốc Tám Râu - Hiệu Thuốc ở Long Thành Trung
-
Sự Thật Về ông Thầy Chữa Bệnh ở Tây Ninh - Báo Người Lao động
-
Thầy Thuốc Tám Râu - Tây Ninh Province - Helpmecovid
-
Lương Y Hà Hữu Vị Tên Thường Gọi Là Tư Râu Là Một Trong Những ...
-
Trêu Thầy Thuốc Sơn Râu Và Cái Kết... | TNC Channel #Shorts
-
9 Bài Thuốc Hỗ Trợ Hạn Chế Tình Trạng Râu, Tóc Bạc Sớm
-
Ngô - Báo Sức Khỏe & Đời Sống - Cơ Quan Ngôn Luận Của Bộ Y Tế
-
Hoạt động Kỷ Niệm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam - NTO
-
TỔNG CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM - Thầy Thuốc Của Bạn - VinaPharm