Thẻ ATM Gắn Chip Là Gì? Tại Sao Nên Dùng Thẻ ATM Gắn Chip?
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 31/3/2021, các ngân hàng sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM mới mà chuyển sang phát hành thẻ gắn chip. Vậy thẻ ATM gắn chip là gì?
- Thẻ ATM gắn chip là gì?
- Thẻ ATM gắn chip có những loại nào?
- Tại sao nên dùng thẻ ATM gắn chip?
- Đổi thẻ từ sang thẻ ATM gắn chip như thế nào?
Thẻ ATM gắn chip là gì?
Thẻ ATM gắn chip là thẻ có kích thước theo tiêu chuẩn như chiếc thẻ ATM thông thường và chứa một con chip nằm ở mặt trước thẻ.
Chip này sẽ mã hóa thông tin để tăng bảo mật dữ liệu khi thực hiện giao dịch tại máy quẹt thẻ ở các cửa hàng hoặc các máy rút tiền tự động (ATM).
Theo Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, từ ngày 31/3/2021, các tổ chức phát hành thẻ thực hiện phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Đồng thời, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của tổ chức thanh toán thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Theo đó, từ 31/3/2021, các ngân hàng sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM và thay bằng thẻ ATM có gắn chip. Do đó, tất cả khách hàng làm thẻ ATM mới tại các ngân hàng sẽ được cấp thẻ có gắn chip.
Thẻ ATM gắn chip có những loại nào?
Thẻ ATM gắn chip hiện có 2 loại phổ biến, đó là:
1. Thẻ ATM gắn chip có tiếp xúc
Đây là loại thẻ ATM phải được đặt vào khe nhận thẻ trên đầu đọc mới có thể ghi, xóa hay truy xuất dữ liệu.
2. Thẻ ATM gắn chip không tiếp xúc
Với loại thẻ ATM này, người dùng không cần cho thẻ tiếp xúc trực tiếp với đầu thẻ đọc nhưng khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin khi khoảng cách giữa đầu đọc và thẻ từ 2-10cm.
Cách sử dụng thẻ ATM chip cũng tương tự với thẻ ATM từ và các thẻ chip giữa các ngân hàng về cơ bản cũng như nhau.
Thẻ ATM gắn chip có thể sử dụng khi thực hiện các giao dịch thanh toán các cửa hàng, siêu thị, rút tiền tại các điểm rút tiền tự động ATM. Riêng với thẻ ATM chip không tiếp xúc, chỉ cần chạm thẻ lên máy POS hoặc cây ATM có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc (contactless) tại cửa hàng hay cây rút tiền là có thể thực hiện được giao dịch. Khi thanh toán hay rút tiền, không cần cho thẻ ATM loại này vào máy đọc thẻ hay quẹt thẻ như thông thường mà chỉ cần để mặt thẻ gắn chip tiếp xúc với máy.
Thẻ ATM gắn chip là gì? (Ảnh minh họa)
Tại sao nên dùng thẻ ATM gắn chip?
Bảo mật thông tin cao
Thẻ từ có bảo mật khá thấp, dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân. Bởi vì thông tin được lưu ở dải từ trên thẻ ATM không được mã hóa. Nếu khách hàng quẹt thẻ qua máy POS hoặc rút tiền từ cây ATM thì các thông tin này sẽ được lưu lại ở các đầu đọc trong máy. Từ đó, kẻ gian có thể đánh cắp thông tin thẻ và lấy trộm tiền từ tài khoản của khách hàng.
Trong khi đó, thẻ chip được thiết kế để ngăn chặn những hành vi đánh cắp thông tin thẻ, mã hóa thông tin với độ bảo mật cao.
Chống giả mạo và gian lận thông tin
Việc sử dụng thẻ chip kết hợp với số nhận dạng cá nhân (PIN) là một giải pháp chống giả mạo và gian lận trong trường thẻ của bạn bị thất lạc hoặc bị đánh cắp rất hiệu quả. Theo đó, chip được gắn ở thẻ sẽ ngăn không cho thẻ bị làm giả và mã PIN xác nhận chủ sở hữu duy nhất của thẻ, từ đó ngăn chặn việc thẻ bị người khác sử dụng khi bị mất hoặc bị đánh cắp.
Khi một thẻ chip ATM được sử dụng tại điểm bán hàng, tin nhắn xác nhận giao dịch được gửi tới để xác nhận sẽ không chứa bất kỳ dữ liệu nào có thể bị sử dụng để giả mạo chip hoặc thực hiện giao dịch trái phép bằng cách dùng lại những dữ liệu thu được từ giao dịch trước.
Nguyên lý hoạt động chặt chẽ
Một giao dịch của thẻ chip đều phải trải qua nhiều bước xác thực, chỉ khi những tổ chức liên quan cấp phép thì giao dịch mới thành công. So với thẻ từ thì quy trình thực hiện phức tạp hơn, nhưng tốc độ xử lý lại nhanh hơn.
Khách hàng được chuyển đổi thẻ ATM từ sang thẻ gắn chip không mất phí
Hiện tại, đa số các ngân hàng đang có chính sách miễn phí chuyển đổi từ thẻ từ ATM sang thẻ chip. Thời gian áp dụng chính sách miễn phí này tới khi nào chưa được các ngân hàng xác định cụ thể.
Đổi thẻ từ sang thẻ ATM gắn chip như thế nào?
Có thể đổi thẻ từ sang thẻ chip bằng 2 cách:
1. Chủ thẻ mang một trong các lại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đến điểm giao dịch của ngân hàng đề nghị chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip.
2. Chỉ thẻ truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, mobile banking để thực hiện chuyển đổi và đăng kí nhận thẻ tại nhà hoặc nhận thẻ chip tại điểm giao dịch cụ thể của ngân hàng.
Một cách khác để đổi thẻ từ sang thẻ chip đối với Ngân hàng có ATM đa năng (Livebank) như TPBank thì chủ thẻ có thể đăng ký, đổi thẻ trực tiếp lấy ngay tại cây ATM.
Để đảm bảo tính bảo mật cũng như mã hóa tốt hơn thông tin, chủ thẻ nên liên hệ với ngân hàng đang sử dụng dịch vụ để thực hiện việc chuyển đổi sang thẻ chip.
Trên đây là giải đáp thắc mắc Thẻ ATM gắn chip là gì? Tại sao nên dùng thẻ ATM gắn chip. Nếu còn băn khoăn, độc giả vui lòng gửi câu hỏi tại đây, hoặc nếu cần hỗ trợ ngay, bạn có thể liên hệ 19006192. >> Nếu không may để mất thẻ ATM gắn chip, chủ thẻ phải làm gì?
Từ khóa » Gắn Chip Vào Thẻ Ngân Hàng
-
Thẻ ATM Gắn Chip: Cách đổi Online, Cách Sử Dụng, Có Bắt Buộc ...
-
Thẻ ATM Gắn Chip Là Gì? Tại Sao Nên Dùng Thẻ Gắn Chip?
-
Công Dụng & Cách Kích Hoạt Thẻ ATM Gắn Chip Siêu Dễ | VinID
-
Có Nên đổi Sang Thẻ ATM Gắn Chip Không ? Lợi ích ... - Luật Minh Khuê
-
Cách Kích Hoạt Thẻ ATM Gắn Chip để Tránh Bị Khoá Thẻ - VietNamNet
-
Thẻ ATM Gắn Chip Là Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Thẻ Từ A-Z
-
Thẻ Ngân Hàng Gắn Chip Là Gì? Tại Sao Nên đổi Từ Thẻ Từ Sang Thẻ Chip
-
Những điều Cần Biết Về Thẻ ATM Gắn Chip - Chính Trị - Kinh Tế - đô Thị
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thẻ ATM Gắn Chip để Tránh Bị đánh Cắp Tiền
-
Tại Sao Nên Làm Thẻ ATM Gắn Chip Trước 31.12.2021? - Báo Lao động
-
Lưu ý Khi đổi Và Sử Dụng Thẻ ATM Gắn Chip
-
Làm Sao để Rút Tiền Bằng Thẻ CCCD Gắn Chip Tại ATM? - LuatVietnam
-
Người Dân Cần Làm Gì để Thực Hiện đổi Thẻ ATM Từ Sang Thẻ Chip?
-
04 Điều Phải Biết Khi Dùng Thẻ ATM Gắn Chip Để Tránh Mất Tiền