Thẻ Căn Cước Công Dân Gắn Chip điện Tử Và Những Thông Tin Cần Biết

Truy cập nội dung luôn MENU
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Lịch sử phát triển
    • Sơ đồ trang
  • VĂN BẢN
    • Luật
    • Nghị quyết
    • Nghị định
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Văn bản khác
    • Phổ biến, giáo dục pháp luật
  • THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
    • VĂN BẢN LIÊN QUAN
    • TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
    • BẢN TIN VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO CCHC CỦA CHÍNH PHỦ
    • BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
    • HƯỚNG DẪN
    • HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN 9001:2015
    • LL THAM GIA BẢO VỆ ANTT Ở CƠ SỞ
  • CHUYỂN ĐỔI SỐ
    • CẨM NANG CHUYỂN ĐỔI SỐ
    • THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN CĐS
  • PHÒNG, CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH
  • DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
  • DANH MỤC KHÁC
    • GÓP Ý DỰ THẢO
    • HỎI - ĐÁP
    • LIÊN HỆ -GÓP Ý
    • THỐNG KÊ
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử và những thông tin cần biết 19/11/2020

Ngày 03/9/2020, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) tạo cơ sở để Bộ Công an thực hiện việc cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử với nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp xu hướng phát triển công nghệ số trên thế giới. Do đó, việc chuyển đổi từ CCCD mã vạch, Chứng minh nhân dân (CMND) 09 số và 12 số sang thẻ CCCD gắn chip điện tử là nội dung rất được quan tâm và cần có những hiểu biết cụ thể.

1. Thẻ CCCD có gắn chip điện tử là gì và ưu việt như thế nào?

Thẻ CCCD có gắn chip điện tử, còn gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Tiếp nhận thông tin người dân cung cấp để làm thẻ căn cước công dân

Thẻ CCCD gắn chip điện tử về cơ bản cũng giống như thẻ CCCD mã vạch. Tuy nhiên, trên thẻ không có các dòng trạng thái thể hiện mã vạch mà nó sẽ thay thế bằng chip điện tử dung lượng lớn. Thẻ CCCD gắn chip sẽ lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.

Thẻ CCCD gắn chip điện tử là xu thế mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng vì tính ưu việt cũng như tạo sự thuận lợi khi sử dụng cho công dân. Trước hết, so với CCCD sử dụng mã vạch, CMND 09 số và 12 số bằng phôi giấy thì thẻ CCCD gắn chip bằng nhựa cứng đảm bảo độ bền lâu hơn, có độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ lượng thông tin lớn hơn và có thể linh hoạt, mở rộng tích hợp thêm các thông tin, dữ liệu hay dịch vụ tiện ích trong tương lai. Khi thẻ CCCD gắn chip điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin của các Bộ, ban ngành khác như thuế, bảo hiểm y tế, bằng lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác, thì có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục hành chính sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí cho những thủ tục hành chính công, thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến của chính phủ điện tử. Ngoài ra, với thẻ CCCD gắn chip điện tử, việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline, không cần đường truyền internet.

2. Ai phải đi đổi sang thẻ CCCD gắn chip và khi đổi lại có ảnh hưởng các loại giấy tờ khác không?

Bộ Công an bắt đầu cấp thẻ CCCD mã vạch từ năm 2016, đến nay 16 tỉnh thành đã được trang bị cơ sở hạ tầng để cấp với trên 16 triệu thẻ. Các tỉnh, thành còn lại, công dân đang sử dụng CMND 09 số và 12 số. Tuy nhiên, khi dự án cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử được khởi động thực hiện đồng bộ trên cả nước thì không phải tất cả mọi công dân đều bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip điện tử.

Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD. Người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn được cấp thẻ nhưng phải có người đại diện hợp pháp.

Trước mắt, chỉ những người chưa có CMND hoặc CCCD, công dân có CMND hoặc CCCD mã vạch đã hết hạn, hư hỏng, mất hoặc có thay đổi, điều chỉnh thông tin thì mới phải đổi sang CCCD gắn chip điện tử. Đối với các trường hợp CMND, CCCD mã vạch vẫn còn giá trị sử dụng và không thay đổi thông tin thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn theo Luật CCCD. Như vậy, trong thời gian tới sẽ có 04 loại giấy tờ chứng minh căn cước công dân cùng tồn tại song song là: CMND 09 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip điện tử.

CCCD mã vạch, CMND 09 số và 12 số đang được sử dụng hiện nay (nguồn: Internet)​

Thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp còn đối với thẻ CCCD (cả mã vạch và gắn chip điện tử) sau lần cấp đầu tiên công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi và trên 60 tuổi công dân không phải đổi. Như vậy, đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD mã vạch hoặc sau khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip điện tử mà đến thời hạn tuổi quy định thì cũng phải đi đổi thẻ CCCD gắn chip mới.

Việc đổi sang thẻ CCCD gắn chip điện tử là hoàn toàn không ảnh hưởng đến các giấy tờ khác của công dân. Đối với công dân đã có CCCD mã vạch thì khi đổi sang CCCD gắn chip điện tử sẽ vẫn giữ nguyên số định danh của CCCD cũ. Còn đối với trường hợp công dân đổi từ CMND 09 số và 12 số sang CCCD gắn chip điện tử thì sẽ được cấp số căn cước mới cũng là số định danh cá nhân của công dân. Khi đó, cơ quan Công an nơi cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân sẽ đồng thời cấp giấy xác nhận về việc thay đổi số CMND để công dân thuận tiện trong việc giao dịch các giấy tờ khác có liên quan đến số CMND cũ.

3. Để được cấp hoặc đổi sang thẻ CCCD gắn chip điện tử thì công dân cần những gì?

Người dân khi làm CCCD cần mang theo sổ hộ khẩu gia đình bản chính và CCCD mã vạch hoặc CMND 09 số và 12 số đang sử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an để được hướng dẫn làm thủ tục cấp CCCD theo quy định.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là để được cấp CCCD hợp lệ thì người dân phải bổ sung đầy đủ các trường thông tin bắt buộc trong sổ hộ khẩu nhất là thông tin về ngày, tháng, năm sinh, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch... Vì vậy, người dân cần kiểm tra, đối chiếu thông tin trong sổ hộ khẩu, nếu chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác, cần phải liên hệ cơ quan Công an nơi làm thủ tục đăng ký thường trú để điều chỉnh, bổ sung trước khi đi làm CCCD.

Hiện nay, đa số người dân ở tuổi trung niên và lớn tuổi trong sổ hộ khẩu thường không có thông tin ngày, tháng, năm sinh. Đối với các trường hợp này, người dân phải đem theo bản sao giấy khai sinh có ngày, tháng, năm sinh đến cơ quan Công an để bổ sung. Riêng trường hợp công dân có giấy khai sinh nhưng không có đầy đủ ngày, tháng, năm sinh hoặc từ trước đến nay không có giấy khai sinh, không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì phải liên hệ Ủy ban nhân dân nơi đăng ký thường trú để được viên chức Tư pháp hộ tịch hướng dẫn thủ tục bổ sung ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh hoặc cấp giấy khai sinh theo quy định. Sau đó bổ sung đầy đủ vào sổ hộ khẩu để phục vụ việc cấp CCCD.

Lợi ích của CCCD gắn chíp điện tử (nguồn: TTXVN)​

4. Việc cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử sẽ được triển khai như thế nào?

Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ được triển khai đồng bộ, song song cùng dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự kiến vận hành đầu năm 2021. Bộ Công an sẽ hợp nhất Ban chỉ đạo triển khai hai dự án và bổ sung, kiện toàn ban chỉ đạo để đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ, xuyên suốt, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin.

Trong thời gian từ nay đến hết năm 2020, Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy định, thông tư, hướng dẫn công tác cấp, quản lý CCCD một cách cụ thể và toàn diện. Công an các đơn vị địa phương tích cực thực hiện công tác chuẩn bị cho việc cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử, đẩy mạnh và nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đưa vào hoạt động; tổ chức điều tra cơ bản, rà soát, lên danh sách số người trong diện cấp CCCD; trang bị máy móc, vật tư, phương tiện, biểu mẫu và cơ sở hạ tầng khác phục vụ cấp CCCD; chuẩn bị về nhân lực, phân công nhiệm vụ cấp CCCD đáp ứng công tác cấp CCCD tại chỗ và lưu động, đảm bảo đủ số lượng cán bộ và tổ chức đào tạo, tập huấn về quy trình nghiệp vụ cấp CCCD...

Giúp người dân lấy dấu vân tay

Từ tháng 01/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp CCCD gắn chip điện tử trên toàn quốc. Các đơn vị Công an địa phương tiến hành cấp CCCD tại chỗ và lưu động đảm bảo mục tiêu hướng tới là đến tháng 7/2021 cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ CCCD.

Các Bộ, ban ngành và UBND cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an tiến hành rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của mình vào chip điện tử trong thẻ CCCD hướng tới rút gọn, giảm tải các loại giấy tờ cho công dân trong thực hiện các dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác.

Trong thời gian tới, khi cả hai dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD và dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đưa vào hoạt động, đây sẽ là giai đoạn mang ý nghĩa quan trọng và đột phá không chỉ đối với công tác nghiệp vụ của ngành Công an mà còn là tiền đề cơ bản cho quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới xây dựng Chính quyền số và nền kinh tế số ở Việt Nam, góp phần cải cách thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân./.

Thanh Mai

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(4.25/5) Tin liên quan Cảnh báo tình trạng cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội - 06/11/2024 Nâng cao cảnh giác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản - 03/11/2024 Công dân sẽ bị xử phạt khi không mang theo giấy Chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân - 29/10/2024 Mức thu, miễn lệ phí cấp Căn cước kể từ ngày 21-10-2024 - 29/10/2024 Cần hiểu đúng và đồng hành cùng Cảnh sát giao thông trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm - 26/10/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Liên kết website Cổng TTĐT Bộ Công an Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang Cổng TTĐT Chính phủ Trường Đại học An ninh nhân dân Công an Hà Nội Công an Thành phố HCM Công an Thành phố Đà Nẵng Công an tỉnh Bình Định Công an Thành phố Hải Phòng Công an tỉnh Phú Thọ Công an tỉnh Long An Công an tỉnh Bến Tre Công an tỉnh Vĩnh Long Công an tỉnh Hà Tĩnh Công an tỉnh Hải Dương Công an tỉnh Hải Phòng Công an tỉnh Bắc Ninh Công an tỉnh Bình Dương Công an tỉnh Bình Thuận Công an tỉnh Trà Vinh Công an tỉnh Vĩnh Phúc Công an tỉnh Cà Mau Công an tỉnh Sóc Trăng Công an tỉnh Kiên Giang Công an tỉnh An Giang Công an tỉnh Bắc Giang Công an tỉnh Cao Bằng Công an tỉnh Đắk Lắk Công an tỉnh Đắk Nông Công an tỉnh Điện Biên Công an tỉnh Bạc Liêu Công an tỉnh Đồng Nai Công an tỉnh Đà Nẵng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Công an tỉnh Kon Tum Công an tỉnh Quảng Bình Công an tỉnh Quảng Trị Công an tỉnh Quảng Ninh Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sở Thông tin và Truyền thông Công an tỉnh Bình Phước Sở Giao thông vận tải Sở Giáo dục và đào tạo Sở Tài chính Sở Xây dựng Sở Nội vụ Sở Công thương Sở Tư pháp Sở Kế hoạch và đầu tư Sở Y tế Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Ngoại vụ Thanh tra tỉnh Tiền Giang Viện Kiểm sát nhân dân Huyện Cai Lậy Thị xã Cai Lậy Huyện Cái Bè Huyện Châu Thành Thị xã Gò Công Huyện Gò Công Đông Huyện Gò Công Tây Huyện Tân Phước Huyện Tân Phú Đông
Đang truy cập: -
Hôm nay: -
Tuần hiện tại: -
Tuần trước: -
Tháng hiện tại: -
Tháng trước: -
Tổng lượt truy cập: -
Chung nhan Tin Nhiem MangTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG AN TỈNH TIỀN GIANG Địa chỉ: 152 Đinh Bộ Lĩnh, phường 9, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 0693599209 - 0693599210, Fax: 0693599992, Email: catg@tiengiang.gov.vn Bản quyền thuộc Công an tỉnh Tiền Giang. Khi sử dụng lại thông tin từ website này, xin vui lòng ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Tiền Giang"

Từ khóa » đặc điểm Cccd