Thẻ Căn Cước Gắn Chip Có Tác Dụng Gì? - Luật Sư X

Bộ Công an đã ban hành Thông tư 06, quy định về mẫu thẻ CCCD mới. Theo đó, mẫu thẻ CCCD mới có gắn chip điện tử; vùng máy đọc ở mặt sau, mang lại khả năng ứng dụng công nghệ cao; và tiềm năng lợi ích to lớn. Thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp 20 trường thông tin do ngành công an quản lý; (họ tên, năm sinh, quê quán…). Bên cạnh đó còn tích hợp các dữ liệu của ngành hải quan, thuế, bảo hiểm, bằng lái….. từ đó giúp người dân đi làm thủ tục bớt phải mang cùng lúc nhiều giấy tờ. Vậy ” thẻ căn cước gắn chip có tác dụng gì”; hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Thẻ căn cước gắn chip có tác dụng gì?

Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử; là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính; và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử; để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp 20 trường thông tin do ngành công an quản lý; (họ tên, năm sinh, quê quán…). Bên cạnh đó còn tích hợp các dữ liệu của ngành hải quan, thuế, bảo hiểm, bằng lái….. từ đó giúp người dân đi làm thủ tục bớt phải mang cùng lúc nhiều giấy tờ

Thẻ căn cước gắn chip có tác dụng gì?

Làm thẻ căn cước gắn chip có tác dụng gì?

So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm; như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn; liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân thay vì nhiều loại giấy tờ khác; khi làm các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Trong đó, chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay); cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người; thực hiện ký số. Vì vậy thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ; đảm bảo an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.

Ngoài việc cho phép chính quyền truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác; thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập; và sử dụng hệ thống dịch vụ công.

Thẻ CCCD gắn chip điện tử có dung lượng lưu trữ lớn; cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như chữ ký số, sinh trắc học, mật khẩu một lần,… Thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ; đảm bảo an toàn bảo mật, nhất là trong các giao dịch tài chính.

Dữ liệu trên chip có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng; thông qua các thiết bị đọc. Ngoài ra, việc tích hợp chip trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung; hoặc sửa đổi thông tin sau khi thẻ được phát hành bởi cơ quan công an.

Thời gian tới khi thẻ CCCD gắn chip tích hợp đầy đủ thông tin; người dân đi giao dịch và làm thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ khác; (như bằng lái xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội).

Thêm nữa trong tương lai; thẻ CCCD gắn chip có thể thay hộ chiếu cho công dân nhập những nước có ký kết với Việt Nam. Để như vậy, thẻ CCCD gắn chip bắt buộc phải được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; liên thông được với cơ sở dữ liệu dùng chung của các bộ, ngành liên quan.

Đáng chú ý, Theo Bộ Công an; chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD; với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính; đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; Chip trên thẻ không có chức năng định vị, theo dõi vị trí. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Trong trường hợp người dân mất thẻ CCCD gắn chip, cũng không có nguy cơ lộ lọt thông tin. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, lo lắng khi làm loại thẻ này.

Nhìn chung lợi ích và hiệu quả của việc làm thẻ CCCD là rất rõ ràng; công dân được phục vụ nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại. Cùng với đó, các cơ quan nhà nước được kết nối; khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý của mình nhanh chóng, chính xác, độ tin cậy cao; minh bạch hóa các thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian trả kết quả của các dịch vụ hành chính công.

Làm thẻ căn cước công dân gắn chip cần mang theo giấy tờ gì?

Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp

Người dân cần mang theo:

+ CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu; hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp

Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:

+ CCCD mã vạch đã được cấp.

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương; người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã; sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.

Sau khi hoàn thành thẻ căn cước sẽ được gửi về tận nhà; công dân không phải đến nhận tại trụ sở công an để nhận.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Thẻ căn cước gắn chip có tác dụng gì”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tra cứu quy hoạch xây dựng ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

  • CMND còn hạn sử dụng có cần đổi CCCD không?
  • Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp
  • Vì sao nhà nước phải thu thuế

Câu hỏi thường gặp

CMND còn hạn sử dụng có cần đổi CCCD không?

CMND còn thời hạn không bắt buộc phải đổi sang CCCD

Thẻ CCCD gắn chip có bao nhiêu chữ số?

CCCD gắn chip có 12 chữ số, trong đó:– 03 chữ số đầu tiên: Là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,– 01 chữ số tiếp theo: Là mã giới tính của công dân – 02 chữ số tiếp theo: Là mã năm sinh của công dân;– 06 chữ số cuối: Là khoảng số ngẫu nhiên.

Lệ phí cấp CCCD là bao nhiêu?

Bắt đầu từ 01/07/2021, mức thu lệ phí cấp CCCD thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.Theo đó là 30.000 đồng/thẻ CCCD

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chip Gắn Trong Cccd