Thế Giới 5000 Năm Những điều Bí ẩn Tập 1 - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 421 trang )
Lời nói đầuLịch sử phát triển của xã hội loài người từ mông muội tới văn minh, đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm tới vô vàn biến cố cùng những huyền thoại bí ẩn trôi theo dòng chảy của thời gian năm tháng. Từ vương quốc cổ đại đầu tiên bên bờ sông Nin tới nay, lịch sử thế giới đã có 5000 năm tồn tại, phát triển và mang trong nó biết bao điều bí ẩn thuộc các lĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, chính trị, xã hội, tôn giáo, chiến tranh, quyền lực, dân tộc, danh nhân v.v Con người ở mọi thời đại luôn quan tâm tìm hiểu, lý giải những bí ẩn của tự nhiên, xã hội và đời sống của con người trong quá khứ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.Đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong cả nước, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin cho ấn hành cuốn “Thế giới 5000 năm những điều bí ẩn” do tập thể tác giả biên dịch, soạn thảo từ nhiều nguồn tư liệu Đông Tây kim cổ và đặc biệt là các tài liệu của Trung Quốc đương đại.Đây là cuốn sách được soạn thảo công phu, trình bày hệ thống, giàu tính thông tin, khoa học, mang giá trị thực tiễn, hấp dẫn và lý thú.Hy vọng tập sách sẽ làm vui lòng bạn đọc gần xa.Phần I : Những bí ẩn của lịch sửChương I : Bí mật cung đình Pharaông Tutan Khamôn tại sao lại bị chết sớm? Pharaông Tutan Khamôn là con rể của Pharaông Akhenatôn và Hoàng hậu Nigurtiti nổi tiếng ở Ai Cập. Akhenatôn chấp chính được 20 năm thì qua đời, Tutan Khamôn kế thừa ngôi báu. Khi lên ngôi, Khamôn mới lên 9 tuổi, đã lấy một người vợ tên là Ankasun Batđôn hơn Khamôn ba, bốn tuổi, sau đó tiếp tục lấy con gái thứ ba của Akhenatôn. Tutan Khamôn chấp chính được khoảng 10 năm thì mất, khi ấy Khamôn mới 18, 19 tuổi. Ông chết đúng độ tuổi trưởng thành, khiến cả nước Ai Cập bàn tán xôn xao, song trong sách sử lại ghi chép rất ít về Khamôn, lăng tẩm của Khamôn vẫn chìm trong lớp đất dầy, không ai hay biết ở đâu.Năm 1922, nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của các nhà khảo cổ học, lăng tẩm của Khamôn mới được khai quật. Ngôi mộ được kiến trúc rất hoàn chỉnh và xa hoa lộng lẫy đã làm chấn động giới khảo cổ, một Pharaông Tutan Khamôn tĩnh lặng trong lòng đất bỗng chốc được giới học giả chú ý đến, đặc biệt là cái chết của Khamôn đã được rất nhiều học giả nghiên cứu phỏng đoán nguyên do.Việc phát hiện ra lăng mộ Khamôn là cực kỳ vất vả và tốn kém. Nguyên do là vì, bắt đầu từ vương triều thứ 18 ở Ai Cập, để tránh bị “bọn trộm” hậu thế đào bới, các đời Pharaông bắt đầu tách riêng thành hai khu: khu cung điện và khu lăng mộ. Tại thủ đô Cairô, đối diện với bờ sông Nin, tức là trong thành Vong Linh, họ xây dựng cung điện cho riêng mình để ăn chơi hưởng lạc. Còn khu lăng mộ được xây dựng ở một hẻm núi hoang vu nằm ở phía bắc thành Vong Linh (Wangling), được giữ bí mật không ai biết. Lúc bấy giờ vào khoảng năm 1500 trước công nguyên, đến khoảng 500 năm sau có 30 Pharaông được chôn cất tại đây. Song nơi đây cũng không tránh khỏi bọn trộm đào bới, có không ít di hài của các Pharaông bị lật tung. Đến vương triều thứ 21, đại bộ phận số lăng mộ ở đây đều bị đào bới. Lúc bấy giờ, trong cơn tức giận, có một Pharaông đã qui tập 13 di hài Pharaông đã bị lột áo quan, hợp táng vào trong khu lăng mộ của Amen Hôtơpu đệ nhị; sau đó lại chuyển tiếp các bộ di hài khác chuyển táng tại khu mộ hoàng hậu AstenHaipu. Toàn bộ số lăng mộ này nằm im dưới lòng đất ba ngàn năm. Mãi về sau, một nông dân nghèo người ả Rập Xêut ngẫu nhiên phát hiện ra khu lăng mộ chôn cất hoàng hậu Asten Haipu, thế là khắp nơi dấy lên phong trào khai quật lăng mộ cổ, tiếp theo phát hiện ra 13 bộ di hài Pharaông được chôn cạnh khu lăng mộ Amen Hôtơpu đệ nhị. Đến năm 1902, một tỷ phú người Mỹ tên là Đauýt tài trợ kinh phí cho các nhà khảo cổ tiến hành khai quật khu lăng mộ này. Đến năm 1905 lại phát hiện ra khu lăng mộ Pharaông Aken Nateng và Halimu Hatbo. Tại một hang động gần đó, phát hiện thấy một số đồ vật có khắc tên Tutan Khamôn và tên hoàng hậu. Đến nay, các nhà khảo cổ nhận định, toàn bộ lăng mộ ở đây đã được phát hiện, trong đó có cả lăng mộ của Tutan Khamôn.Song nhà khảo cổ học người Anh là H. Katơ lại không cho là như vậy, ông cho rằng lăng mộ của Tutan Khamôn vẫn chưa bị phát hiện, bởi vì các mảnh vỡ có khắc tên Tutan Khamôn và hoàng hậu tìm thấy trong hang động còn quá nhỏ nhặt tầm thường, không tương xứng với lăng mộ của Pharaông, hơn nữa vẫn chưa tìm thấy quan quách lưu giữ thi hài Pharaông Tutan Khamôn. Thế là đến năm 1917, được bá tước Kânpen tài trợ, H. Katơ bắt tay vào tìm kiếm lăng mộ Tutan Khamôn. Ông khảo sát một cách rất hệ thống toàn bộ khu lăng mộ, duy chỉ có một khu bãi đá là không khai quật, bởi vì trên bãi đá này có dựng một số nhà ở tạm cho số công nhân do H. Katơ thuê tìm kiếm lăng mộ khu này chưa được đào bới, chỉ đào bới ở xung quanh, vất vả trong 6 năm liền mà không thu được kết quả gì. Đúng trong lúc tuyệt vọng, lan truyền tới một tin khiến ai nấy đều phấn chấn: qua giám định các đồ vật đã được khai quật từ năm 1907, các học giả đã xác định, các đồ vật đó chính là đồ vật sinh thời Tutan Khamôn đã dùng. Trước khi tổ chức lễ an táng trọng thể, các đồ vật này đã được ban tổ chức tang lễ đem ra dùng, điều đó chứng tỏ, lăng mộ của Tutan Khamôn cách khu vực phát hiện được đồ vật không xa. Thế là họ lại bắt tay vào khai quật khu vực dựng lều. Chính nơi đây họ đã tìm thấy lăng mộ của Tutan Khamôn. Tuy “bọn trộm” trước đây đã thò tay tới đây, đã phá hỏng một số cấu trúc ở khu mặt tiền lăng mộ, song toàn bộ quan quách bảo quản thi hài vẫn còn nguyên vẹn. Tới đây mới thực sự coi công việc khai quật đã hoàn tất, lăng mộ Tutan Khamôn thực sự đã gây một tiếng vang lớn trong giới khảo cổ học.Di hài Tutan Khamôn được bảo quản trong một quan tài có rất nhiều lớp gỗ, lớp gỗ ngoài cùng sơn son thếp vàng, lớp gỗ trong cùng được dát một lớp vàng ròng. Khi lớp vải phủ mặt Tutan Khamôn được vén lên, mọi người đều kinh ngạc khi nhìn thấy phía dưới vành tai trái của Khamôn có một vết thương chí mạng, chính vết thương này có liên quan đến cái chết trẻ của Khamôn, liệu có phải Khamôn bị mưu sát? Ai là hung thủ?Trong sách sử không có ghi chép gì, chúng ta chỉ biết rằng, Khamôn kế vị còn rất trẻ, đã được lão thần của Akhenatôn là Ayi giúp đỡ cùng chấp chính. Năm 1954, Canơkhơ phát hiện thấy trên một tấm bia đá có viết Ayi cùng tham gia chấp chính với Tutan Khamôn. Sau đó lại phát hiện trên một chiếc vòng trang sức có khắc tên của Ayi và tên của Ankasun Batđôn. Ankasun Batđôn là người vợ thứ hai của Khamôn ở vậy không đi bước nữa, các nhà lịch sử học dựa vào đây suy đoán Ayi đã lấy người vợ đầu của Khamôn, song thực tế thế nào, không ai rõ. Ngoài ra, theo thứ bậc dòng họ mà sách sử đã ghi chép, ta mới biết được có một hoàng hậu Ai Cập - khả năng đó là quả phụ của Khamôn, hoàng hậu từng gửi một bức thư cho quốc vương của dòng họ Hơthi, thỉnh cầu được kết hôn với một trong số con trai của quốc vương, đồng thời còn nói rằng bà ta sẽ cố gắng giúp con trai của quốc vương Hơthi trở thành một Pharaông Ai Cập. Quốc vương Hơthi thận trọng trả lời, hỏi rằng con trai của mình sẽ được làm Pharaông ở khu vực nào. Hoàng hậu Ai Cập viết tiếp một bức thư nữa, nói rằng quốc vương Ai Cập không có con trai, yêu cầu Hơthi cho con trai của mình tới, song con trai của quốc vương Hơthi bị quân đội của Ai Cập phục kích ở Syrie giết chết. Cuối cùng lão thần Ayi kế thừa vương vị, chứ không phải là một người trong vương thất kế ngôi. Vậy thì, cái chết của Khamôn liệu có phải có liên quan tới lão thần Ayi?Khốn nỗi chúng ta không có đủ tư liệu cần thiết để giải đáp cho sự suy đoán này, vì thế cái chết của Tutan Khamôn vẫn để treo lơ lửng đến tận bây giờ, có lẽ, đến một ngày nào đó, thế hệ các nhà khảo cổ mới sẽ khai quật được một cái gì đó có thể giải đáp bí ẩn này. Có phải nữ hoàng Ai Cập Clêopatre bị rắn độc cắn chết?Năm 31 trước công nguyên, Clêopatre - nữ hoàng cuối cùng thuộc vương triều Pơtôlênu Ai Cập, trong một trận chiến ven biển Alêcxanđria, nữ hoàng thua trận, bà đem theo 60 chiến thuyền giương buồm tháo chạy.Cuối cùng nữ hoàng bị chết ở đâu? Xung quanh cái chết của nữ hoàng, các nhà sử học trong và ngoài nước đã đưa ra rất nhiều dự đoán, đến nay vẫn là một bí ẩn. Có người đoán, trong lúc nữ hoàng vô vọng, có một người nông dân mang đến một làn hoa quả, trong làn giấu một con rắn nhỏ có tên là “Atpu”, rắn độc cắn vào cánh tay, nữ hoàng hôn mê rồi chết; có người nói, con rắn độc để trong lọ đựng hoa, nữ hoàng lấy cây trâm vàng cài đầu đâm rắn bị thương, rắn tức giận, vươn đầu lên cắn vào cánh tay nữ hoàng; có người lại bảo, nữ hoàng dùng một cái rìu sắt rỗng ruột tự đâm vào đầu mình. Cũng có người không đồng ý với những suy đoán trên, nói rằng trên di hài nữ hoàng không hề phát hiện thấy một vết thương tích nào, trong lăng mộ của nữ hoàng không tìm thấy rắn độc. Có người cho rằng, lăng mộ được xây dựng trên bãi cát gần biển, lăng mộ có trổ một cửa sổ mở hướng ra ngoài biển. Có người lại nói, trên cánh tay của nữ hoàng phát hiện thấy hai vết thương mờ.Sau khi nữ hoàng tháo chạy về tới một ngôi thành lớn trên núi Yaly, biết mình sắp chết, bà cho người thu thập các loại có độc để chọn cách tự sát. Bà muốn chọn cho mình một cái chết ít đau đớn nhất, liền lệnh cho bề tôi đem một tử tù vào thành làm thí nghiệm, sau khi tử tù uống độc dược, cái chết đến rất nhanh, song trước khi chết lại quằn quại tỏ ra rất đau đớn. Bà tiếp tục thử nghiệm người khác bằng một loại động vật có nọc độc. Qua nhiều lần thử nghiệm, nữ hoàng đã rút ra kết luận, không có loại độc nào lý tưởng bằng rắn độc, bởi trước khi chết không thấy quằn quại la hét, mà chỉ hôn mê rồi chết.Cùng trong thời gian này, nữ hoàng sai đại sứ đi gặp Ôctaviút. Nữ hoàng khẩn cầu Ôctaviut không sát hại Antonius. Song Ôctaviut không đồng ý tha chết cho Antonius, Ôctaviut trả lời nữ hoàng như sau: “Nếu như nữ hoàng muốn được tha thứ, thì một là tự tay nữ hoàng giết chết Antonius, hai là đuổi tôi ra khỏi đất nước Ai Cập”.Sau khi nhận được thư trả lời của Ôctaviut, nữ vương bắt đầu chuẩn bị cho chuyển toàn bộ vàng bạc châu báu vào tòa lăng mộ đã chuẩn bị cho mình. Ôctaviut lo rằng, trong cơn tuyệt vọng rất có thể nữ hoàng sẽ cho thiêu hủy toàn bộ số của cải này. Thế là Ôctaviut đem quân xông vào thành Yaly, ý đồ cứu vãn tình thế và tạo cho nữ hoàng một niềm tin mới, tiến tới tạo mối thiện cảm.Ôctaviut đóng quân ở Hơbo Cơlumu, Antonius liều chết dẫn quân tập kích Ôctaviut. Cánh quân trên bộ đã giành được thắng lợi nhỏ ban đầu, đến tối mới thu quân trở về doanh trại. Rạng sáng hôm sau, Antonius lệnh cho bộ binh ra khỏi thành, nhanh chóng chiếm lĩnh đỉnh cao trên núi, đứng ở trên cao quan sát, nhìn thấy hạm đội chiến thuyền của mình sắp sửa tiếp cận quân địch, tất cả thủy quân giơ mái chèo lên cao huơ tròn, reo hò chào Ôctaviut. Thấy vậy, Antonius vô cùng bực tức, lòng chán chường, than thở: “Mất hết rồi! Dân Ai Cập thật là vô liêm sỉ, toàn bộ hạm đội đã đầu hàng quân địch”. Chỉ ít lâu sau, quân kỵ binh cũng bỏ chạy, sang nhập vào đội quân của Ôctaviut. Quân bộ binh bị đánh bại, Antonius chạy vào thành, réo to tên nữ hoàng là đã bán đứng mình. Nữ hoàng chạy vào lăng mộ, lệnh cho quân lính đóng chặt cửa lại. Bà lệnh cho quan truyền tin Matiân ra báo cho Antonius biết, nói là nữ hoàng đã chết. Antonius tin là thực, kêu to: “Clêopatre chết rồi, ta nhục nhã ê chề như thế này chả lẽ lại ham sống sợ chết sao?” Antonius bước vào phòng, cởi bỏ mũ giáp áo giáp, rút kiếm tự vẫn.Ôctaviut sai thuộc hạ thân tín Pulu Xitlit vào trong tòa lăng mộ cố gắng an ủi nữ hoàng Clêopatre, để tránh cho nữ hoàng làm việc dại dột, bởi vì Ôctaviut lo cho số của cải lớn đó bị thiêu hủy. Pulu Xitlit bắc thang trèo lên cửa sổ tòa lăng mộ, nhìn vào trong thấy hai nữ tỳ đang khiêng thi thể Antonius vào trong. Pulu Xitlit xuống thang rồi đi thẳng vào cửa, gặp nữ hoàng. Một trong hai người đàn bà đi đến giữa lăng mộ, đứng nghiêm nói to: “Đáng thương cho nữ hoàng Clêopatre, nữ hoàng đã trở thành tù binh rồi!” Nữ hoàng đang chuẩn bị rút đoản kiếm trong người ra để tự kết liễu đời mình, thấy vậy Pulu Xitlit chạy tới, vung hai tay ra ôm chặt lấy nữ hoàng. “Thật là xấu hổ”! Xitlit nói, “Clêopatre, nữ hoàng sai rồi, Ôctaviut chỉ muốn tốt cho nữ hoàng thôi, việc làm này đã tỏ rõ sự hiền từ của ông ấy”. Giật đoản kiếm từ tay nữ hoàng ra, Xitlit tiếp tục lật vạt áo của nữ hoàng lên xem bên trong có giấu loại độc dược nào không. Sau sự kiện này, Ôctaviut lệnh áp dụng biện pháp canh chừng nghiêm ngặt nhằm bảo toàn tính mạng cho nữ hoàng.Cùng trong thời điểm này, Ôctaviut lệnh tấn công vào thành Yaly. Clêopatre tổ chức lễ an táng cho Antonius theo nghi thức tang lễ quốc vương cực kỳ long trọng. Trong tâm trạng vô cùng bi ai này, nữ hoàng bị sốt nặng, bà lợi dụng cớ đang ốm nặng để tuyệt thực, qua đó để tránh bị người khác quấy rầy, yên lặng chết đi cho xong. Thái y riêng của nữ hoàng tên là Olimpus được bà kể lại toàn bộ sự thật cho nghe và yêu cầu thái y giúp mình nhanh chóng kết thúc cuộc đời.Mấy ngày sau, Ôctaviut đích thân tới thăm và an ủi nữ hoàng. Nữ hoàng vội phủ phục dưới chân Ôctaviut, đưa đồ vật quí báu của mình cho Ôctaviut. Lúc bấy giờ quản gia của bà là Saisukhit chỉ vào một số hòm chứa của quí đã bị người khác lấy mất. Bà đột nhiên bực tức vùng lên túm chặt lấy Saisukhit, cào cấu mạnh vào mặt mũi tay quản gia. Ôctaviut mỉm cười song chỉ đứng im không can. Nữ hoàng nói: “Việc này cũng dễ hiểu thôi, khi thu dọn, có một số đồ trang sức nhỏ của phụ nữ đã bị mấy con hầu gái lấy đi mất rồi, tất nhiên việc này ta không biết. Ta vẫn còn một số lễ vật tặng ông, mong nhận lại lòng nhân từ của ông”. Nghe đến đây, Ôctaviut mỉm cười, nói: “Vốn dĩ tôi không nghĩ tới và cũng không có ý định thu tài sản của nữ hoàng, nếu như nữ hoàng tình nguyện, thì xin tùy ý nữ hoàng xử lý số tài sản của mình”. Ôctaviut vui vẻ đi ra ngoài, tin tưởng mình đã giành được thắng lợi.Một trong số thuộc tướng của Ôctaviut là Lapâyla, nói cho nữ hoàng biết, khi Ôctaviut đi qua Syrie trở về Rôma, đã có ý định bắt nữ hoàng và con cái của bà. Nghe xong tin này, nữ hoàng ra lệnh chuẩn bị nước cho bà tắm rửa. Tắm xong, bà một mình ăn bữa cơm thịnh soạn. Đúng lúc này, một người nông dân mang vào một làn hoa quả, bị vệ binh ngăn lại hỏi, người nông dân bảo làn đựng hoa quả. Vệ binh nhìn thấy một làn hoa quả chín mọng ngon lành, người nông dân lấy ra một ít biếu các vệ binh. Vệ binh cảm ơn và từ chối, không còn nghi ngờ gì nữa cho vào trong. Dùng bữa xong, bà sai người chuyển cho Ôctaviut một bức thư. Bà đuổi tất cả mọi người ra ngoài, chỉ giữ ở lại cạnh mình hai hầu gái.Ôctaviut mở thư ra xem, đó là một lời cầu xin đầy nước mắt, xin được an táng cùng con trai Antonius. Ôctaviut mường tượng ra ngay tính nghiêm trọng của sự việc, lập tức sai gọi quan truyền lệnh cùng chạy vào, mở cửa nhìn vào trong, nữ hoàng đã tắt thở, bình thản nằm trên chiếc giường vàng. Hầu gái Ylasư gục chết dưới chân bà, người hầu kia là Chamiân đang từ trên bước xuống “Một con rắn độc đã được mang vào trong, đặt ở trong làn đựng hoa quả, đó là do nữ hoàng Clêopatre tự chuẩn bị trước cho mình. Khi bà tiếp nhận làn hoa quả, biết trong làn đã có rắn, liền nói: “Có đây rồi!” Bà thò tay vào trong cho rắn độc cắn. Tuy có người còn nghi ngờ nữ hoàng bị rắn độc cắn chết, song dựa vào câu nói của thái y riêng của nữ hoàng: “Trên cánh tay của nữ hoàng còn lưu lại hai vết răng rắn cắn mờ mờ”. Về điểm này, đối với cái chết của nữ hoàng, Ôctaviut rất thất vọng, song không thể không khâm phục sự dũng cảm phi thường của Clêopatre, liền ra lệnh an táng nữ hoàng cạnh Antonius. Clêopatre mất năm 39 tuổi, làm quốc vương 22 năm. Khâm phục trước sự quả cảm vĩ đại của bà, Sathubia đã viết một vở kịch gồm 5 chương, để lại cho hậu thế nhiều ấn tượng sâu sắc.Nữ vương Sưba là nữ vương ở phương nào? Trong chương 10 thuộc quyển một “Liệt vương ký” của “Thánh kinh Cựu ước” có ghi chép nữ vương Sưba rất ngưỡng mộ danh vọng của quốc vương Ixraen - Sôlômông, từng đích thân đi gặp Sôlômông. Để tỏ rõ lòng kính trọng của mình đối với Sôlômông, nữ vương Sưba mang theo rất nhiều vàng bạc, đá quí, hương liệu biếu Sôlômông. Theo tục lệ, Sôlômông cũng đáp lễ rất hậu. Thời quốc vương Sôlômông lên ngôi vào khoảng từ năm 960 - 930 trước công nguyên, qua mốc này giúp ta biết được nữ vương Sưba lên ngôi vào thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, cách ngày nay 3.000 năm.Về sự kiện Sưba đi thăm Sôlômông được ghi chép khá rõ trong chương 9 quyển hai “Lịch đại chí” thuộc “Thánh kinh Cựu ước”. Trong chương 27 “Kinh Côran” cũng có ghi chép về sự kiện này. Trong cả hai tác phẩm tuy đều có ghi chép, song chỉ ghi chép được vài dòng, ngôn từ lại không tỉ mỉ rõ ràng, không nói rõ họ tên, quê quán ở đâu, trải qua 3.000 năm đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Rất may, ngoài những điều đã được ghi chép trong “Thánh kinh” và “Kinh Côran” ra, ta còn được biết một số truyền thuyết hay, rung động lòng người nói về nữ vương Sưba.Các nhà sử học dựa vào tư liệu hữu quan, suy đoán Sưba là nữ vương ở phía nam bán đảo ả Rập cổ đại, tức là quốc gia Sưba. Các nhà sử học cho rằng Sưba có lẽ chính là Sưba được đề cập trong “Cựu ước”, quốc gia này tồn tại từ năm 950 - 115 TCN. Nơi đây mưa gió thuận hòa, đất đai màu mỡ, sản vật dồi dào, có nhiều mỏ vàng, đá quí, hương liệu, giao thông thủy bộ phát triển, thương nghiệp hưng thịnh, tài nguyên phong phú. Chương 27 trong “Thánh kinh Cựu ước” có viết: Quốc vương Sưba nhờ vào việc buôn bán hương liệu, vàng, đá quí mà trở thành nổi tiếng. Bản đồ thời kỳ đầu thuộc vùng Yêmen hiện nay, thời kỳ hưng thịnh khống chế toàn bộ bán đảo ả Rập, có quan hệ buôn bán mậu dịch với các nước thuộc vùng biển đỏ như Ixraen, Ai Cập, Sudan, v.v Có học giả cho rằng, nếu như sự kiện nữ vương Sưba tặng báu vật cho Sôlômông là sự thực, thì đại bản doanh của nữ vương Sưba không đặt ở Yêmen, mà được xây dựng ở cạnh một đồn lính nằm trên trục đường buôn bán thuộc phía bắc Sưba. Có một số học giả khác lại cho rằng, thời cổ đại Yêmen là một quốc gia văn minh và phát triển nhất khu vực này, người Minai và người Sưba thay nhau thống trị toàn vùng. Kế sau người Minai và Sưba, một chi nhánh của dòng họ Ximu tiếp tục thống trị, xây dựng kinh đô ở Daphan (nay thuộc Sana). Quốc vương của người Ximu kéo dài vài trăm năm, có quan hệ mật thiết với Êthiôpia ở châu Phi. Hiện này ở gần Sana còn giữ lại một cung điện cổ, cung điện này là của ai, ở triều đại nào, đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Có người nói là của nữ vương Sưba. Có học giả lại cho rằng thủ đô của vương quốc Sưba nằm ở phía đông thành phố Malibu thuộc nước cộng hòa Yêmen. Tại vùng ngoại ô Malibu đã phát hiện ra một khu di chỉ kiến trúc có thiết kế cực kỳ tinh xảo, các nhà khảo cổ đã xác nhận đây là “nguyệt thần miếu” (miếu thờ thần mặt trăng) được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, dân địa phương gọi là “hậu cung Bichiec”. Theo truyền thuyết, nữ vương Sưba tên gọi là Makhơta, dung nhan xinh đẹp và rất thông minh. Cung điện của bà cực kỳ nguy nga tráng lệ, khí thế oai phong, trang trí toàn bằng ngọc ngà châu báu vàng bạc sáng long lanh. Makhơta là một nữ vương của một quốc gia giàu có, song vẫn chưa tìm được một lang quân vừa ý. Bà biết tin ở Ixraen có một quốc vương là Sôlômông thông minh mẫn tiệp, liền quyết định đi gặp Sôlômông, đồng thời tổ chức một đoàn du lịch sang Ixraen. Đoàn đi của bà rất đông, tất cả lạc đà, la, lừa đều chở đầy lễ vật. Sau khi đến kinh đô Ixraen, bà được Sôlômông thịnh tình tiếp đón. Mục đích chuyến đi lần này của nữ vương là thử tài thông minh của Sôlômông, cho nên khi gặp nhau, bà liền đưa ra nhiều câu hỏi hóc búa để hỏi Sôlômông, kết quả bà đã nhận được tất cả các câu trả lời vô cùng mĩ mãn. Nữ vương Sưba ca ngợi Sôlômông hết lời, đem toàn bộ lễ vật tặng cho Sôlômông. Sau 6 ngày ở thăm Ixraen, bà quyết định trở về nước. Sôlômông mở tiệc long trọng chiêu đãi, trong bữa tiệc, Sôlômông thề trước mặt nữ vương rằng: “Nữ vương xuất thân cao quí, nếu như nữ vương cho phép, khi nữ vương trở về nước không được mang bất cứ thứ gì của ta về nước, thì ta quyết sẽ không chiếm đoạt sự trinh trắng của nữ vương”. Trong bữa tiệc Sôlômông cố ý mời nữ vương ăn thật nhiều thực phẩm có hương liệu. Tan tiệc, Sôlômông ngủ trong một trướng, nữ vương Sưba ngủ ở trướng bên cạnh. Vừa ngủ được một lát, nữ vương cảm thấy rất khát nước liền tỉnh ngủ. Trong trướng, Sôlômông đã chuẩn bị trước một bình nước, nữ vương lén uống trộm nước trong bình. Dựa vào điểm này, Sôlômông bảo nữ vương không giữ lời hứa, tự ý hủy bỏ lời thề trước đó, chiếm đoạt luôn thể xác nữ vương. Rạng sáng hôm sau, lúc ngủ dậy Sôlômông đưa cho nữ vương Sưba một chiếc nhẫn vàng rồi nói: “Nếu như nàng sinh con trai, thì tặng chiếc nhẫn này cho con, để con cầm chiếc nhẫn này đến gặp ta”. Nữ vương trở về nước, 10 tháng sau sinh được một bé trai, đặt tên con là Aibuna Hachimu (nghĩa là đứa con thông minh), về sau được kế thừa ngôi báu, đổi tên là Mâni Likhơ. Đến tuổi trưởng thành, chàng có nguyện vọng đi gặp cha. Nữ vương đưa nhẫn cho con, cử một đoàn người khá đông tháp tùng. Bà dặn đoàn tháp tùng, cầu xin Sôlômông phong con trai lên làm vua, bà còn nói: “Từ nay về sau chỉ có con cháu của chúng ta mới được kế thừa ngôi báu”. Hachimu đi một mạch đến kinh đô Ixraen, đoàn tháp tùng truyền lại khẩu dụ của nữ vương Sưba cho quốc vương Ixraen nghe. Sôlômông lại có tính toán khác, vì Hachimu là con trưởng, nên muốn giữ Hachimu ở lại làm quốc vương Ixraen. Thế là từ đó trở đi hậu duệ của Hachimu được kế thừa ngôi báu.Một số sách sử cổ xác định truyền thuyết này là có thực, điều đó chứng tỏ nữ vương Sưba và nữ vương Makhơta chỉ là một.Có người nói rằng, truyền thuyết nữ vương Sưba đã được dịch sang tiếng Latinh, trước năm 325 đã tìm thấy ở trong nhà thờ ở Xôphia, đến thế kỷ 14 thì được viết thành câu chuyện trên.Có phải Cyruơ bị chết trận? Cyruơ là người sáng lập ra vương quốc Ba Tư (Iran) cổ đại. Ông từng lãnh đạo nhân dân Ba Tư chống lại ách thống trị của bọn quí tộc Mêđia, lật đổ vương quốc Mêđia, chinh phục các vùng đất bao la ở Tây á và Trung á, trở thành một đại đế quốc chiếm giữ ba châu á, Phi, Âu, đầu tiên trên thế giới, làm nền móng sáng lập nên đế quốc Ba Tư sau này.Cyruơ giữ ngôi 29 năm (vào khoảng từ năm 558 đến năm 529 trước công nguyên), cái chết của ông đến nay vẫn còn chưa rõ. Theo ghi chép của nhà sử học Hy Lạp Xilúttuati, sau khi Cyruơ chiếm được Babylone, liền chuyển quân sang hướng tây bắc, ý đồ bắt các bộ tộc du mục ở Trung á hàng phục. Ông dẫn quân vượt qua sông Ơphơrat, giao chiến với bộ lạc Masaghetai. Quân Ba Tư giành đại thắng. Con trai của nữ vương Masaghetai bị bắt làm tù binh tự sát.Bộ lạc Masaghetai là một bộ lạc dũng cảm thiện chiến, nữ vương Tusmilit tập hợp toàn bộ quân đội của mình lại, nhử quân Ba Tư vào sâu lãnh địa, đánh cho quân Ba Tư đại bại. Theo Xilúttuati, “đây là cuộc chiến tranh dữ dội nhất do quân “man di” (không phải quân Hy Lạp) tiến hành”, phần lớn quân Ba Tư bị chết trận, trong đó có Cyruơ. Trận chiến kết thúc, để trả thù cho con trai, Tusmilit dùng túi da chứa đầy máu người, sau đó tìm thấy thi thể của Cyruơ trong đám thi thể quân Ba Tư, cắt lấy thủ cấp bỏ vào túi đựng đầy máu, phẫn nộ nói: “Ném thủ cấp của mi vào túi máu, để cho mi uống thỏa thích máu người!” Nhà sử học Hy Lạp cho rằng, cái chết của Cyruơ có rất nhiều nguồn tin khác nhau, có lẽ nguồn tin trên là “tin cậy hơn cả”. Về sau có khá nhiều học giả cổ điển đều cho là như vậy.Có một nguồn tin khác, cũng đồng ý là Cyruơ bị chết trận, song đối tượng tác chiến không phải là bộ lạc Schiphen (nghĩa là kẻ cướp). Trong “Tạp chí Ba Tư” của tác giả người Hy Lạp Kh. Chiaxi thì lại cho rằng, trận chiến đấu cuối cùng của Cyruơ chống lại người của bộ lạc Tơbike và ấn Độ khi xâm nhập biên giới. Kh. Chiaxi nói rằng, quốc vương của người Tơbike liên kết với người ấn Độ, đem theo cả voi ra trận. Trong trận chiến đấu này, một người ấn Độ đã dùng trường mâu đâm trúng vào bụng Cyruơ. Ba ngày sau, vết thương quá nặng, Cyruơ đã chết trong đại bản doanh của quân Ba Tư. Lúc bấy giờ bộ lạc Amuechi đứng về phía quân Ba Tư. Quốc vương của bộ lạc này là A.Moocge nghe tin dẫn hai vạn quân kị binh tới cứu viện. Sau cuộc chiến đấu ngoan cường, cuối cùng quân Ba Tư đã chiến thắng bộ lạc Tơbike.Lại có một truyền thuyết nữa nói rằng, Cyruơ không bị chết trận. Trong tác phẩm “Giáo dục tinh thần Cyruơ”, Xưnuaphen có viết: “Trong những ngày cuối đời, ông thanh thản ra đi ở thủ đô của nước mình”.Ngoài ra, theo ghi chép của một số học giả cổ điển cho biết, thủ đô sớm nhất của vương triều A. Haymânit Ba Tư cổ đại là Baxơrat. Nơi đây có lăng mộ của Cyruơ. Kh. Chiaxi cũng đã nói, thi hài của Cyruơ được con trai của ông là Canbixit cử đại thần Bakapat chuyển về mai táng ở Ba Tư.Các học giả thời cận đại có miêu tả lại cuộc xuất chinh cuối cùng của Cyruơ và cái chết của ông, trong chừng mực nào đó vẫn còn tỏ ra nghi ngờ, bởi “tính chân thật của nó còn một số nghi ngờ”.Trong tác phẩm “Thời kỳ đầu của vương quốc Ba Tư cổ đại”, một học giả của Liên Xô trước đây thì ngả theo giả thuyết của Xilúttuati. Còn các học giả của Trung Quốc thì đồng ý với nhận định của Xilúttuati và Kh. Chiaxi, cho rằng trong một trận Cyruơ kịch chiến với Masaghetai, “người bị thương nặng, ba ngày sau thì chết ở trong doanh trại”.Rốt cuộc Cyruơ bị chết trận ở biên giới, hay là chết thanh thản ở quê hương? Nếu như nói là chết trận, thì chết trận khi chiến đấu với ai? Xem ra, vấn đề này lịch sử vẫn để ngỏ.Có phải Canbixit "tự sát"? Năm 522 TCN, quốc vương Ba Tư Canbixit trên đường từ Ai Cập trở về Ba Tư đột nhiên “tự chết”. Liệu có phải Canbixit “tự sát” ? Tại sao lại “đột tử”? Chết ở đâu? Đến nay vẫn chưa sáng tỏ.Người Ai Cập cổ nói rằng, vì Canbixit đã đâm chết thần ngưu “Apit” của Ai Cập, nên bị thần “báo thù” mới bị chết.Người Ai Cập cổ đại rất sùng bái các vị thần, họ cho rằng tẫn ngưu (bò cái) là thần ngưu “Apit”. Trong tâm khảm của nông dân Ai Cập, Apit là một nữ thần vĩ đại nhất. Mỗi khi tổ chức tế lễ, thường được tổ chức rất long trọng, họ dùng một cặp bò (bò mẹ và bò con) đã được tắm rửa sạch sẽ làm vật hy sinh tế thần Apit. Khi Canbixit từ Tibit trở về Mânbây, đúng lúc gặp dân Ai Cập đang tổ chức tế lễ.Tương truyền cứ cách một thời gian rất lâu, thần Apit lại xuất hiện một lần, hôm nay đúng là ngày Người “hiển hiện” trước mặt dân chúng. Canbixit đang trên đường thất bại ê chề, lòng buồn đau, qua Ai Cập thấy dân chúng đang vui mừng chào đón sự hiện diện của thần Apit, Canbixit cho rằng đó là một sự sỉ nhục kẻ bất hạnh, thế là trong cơn tức giận đã giết chết mấy nhà quí tộc đứng đầu Ai Cập, đồng thời hách dịch ra lệnh những người Ai Cập đang tế lễ cho gọi thần Apit hiện ngay ra. Vốn dĩ “Apit” là một con bò cái không bao giờ sinh được bê con. Theo truyền thuyết của người Ai Cập, bò cái được ánh sáng mặt trời chiếu rọi sau đó mới có chửa, rồi sinh ra Apit, thân màu đen, dưới cổ có bốn chấm trắng hình vuông, trên sống lưng gồ lên như hình một con chim ưng, lông đuôi mọc song song. Khi chủ tế dắt “Apit” đến, Canbixit lập tức rút đoản kiếm ra đâm vào bụng bò, nhưng lại đâm trúng vào đùi. Tiếp theo hạ lệnh phá tan đài tế, giết chết một số người đang tế lễ. “Apit” nằm ở trong miếu thần, đùi bị vết thương quá nặng nên đã chết.Người Ai Cập nói rằng, việc làm của Canbixit là sai lầm, nên đã bị điên khùng, phạm phải tội ác tày trời, ví như đã giết chết anh em ruột, sát hại chị em gái ruột, chôn sống các nhà quí tộc nổi tiếng của Ai Cập, v.v… Sau đó, Canbixit từ Ai Cập đi tới Xuyê, ý đồ cướp đoạt buổi tế lễ kế thừa vương vị Ba Tư của người Mêđia (tức Caomota), song dọc đường đi, sau mấy lần lên xuống ngựa, cúc ở bao kiếm bị bật tung, đoản đao bật ra đâm trúng đùi, giống như Canbixit đâm trúng đùi bò thần. Kết quả vết đâm chạm xương, đùi bị hoại thư, rồi chết.Sự kiện này được ghi chép trong bộ sách “Lịch sử” của nhà sử học Hy Lạp cổ Xilúttuati, ngoài ra cũng có một số học giả cổ cũng nói như vậy. Từ thời cận đại trở lại đây, có rất nhiều nhà sử học cũng miêu tả lại cái chết của Canbixit, họ đều dựa vào bộ sách “lịch sử” của Xilúttuati, song có lược bớt yếu tố báo ứng không phù hợp với lý luận khoa học.Thời cổ đại, ngoài cách nói của người Ai Cập ra, tại vương quốc Ba Tư, trên vách núi ở Bâyxiscua có khắc dòng chữ nói về cái chết của Canbixit, nét chữ rất giản lược, trong đó có một đoạn viết chữ Ba Tư cổ: “U và ma rssi yus amiariyatà”. Câu này có nghĩa gì? Giới học thuật có ba cách lý giải và được dịch như sau:Cách dịch thứ nhất: là “tự sát”. Cách dịch này xuất hiện ở cuối thế kỷ trước. Các học giả cho rằng, sau khi Canbixit biết tin đã có người khác kế vị ngai vàng (tức là Caomota), trong lúc tuyệt vọng đã tự sát kết liễu đời mình.Cách dịch thứ hai: là “chết đột tử”. Cách dịch này là của một học giả người Đức Suecxi dịch năm 1912. Trong một tác phẩm chuyên đề “Bàn về cái chết của Canbixit”, ông dựa vào 20 loại thành ngữ ấn - Âu để dịch, sau đó đưa ra kết luận Canbixit “chết đột tử”.Cách dịch thứ ba: là “tự chết”. Là khảo dị tổng hợp hai loại trên, kết hợp tham khảo các loại văn tự Ba Tư cổ khác, để đưa ra cách dịch “chết do tự chết”, chứ không thể dịch là “tự sát”. Câu nói trên cũng không thể dịch là “tự nhiên chết”. Các học giả cho rằng, dịch là “tự chết” thì sẽ phù hợp với cách nói của Xilúttuati hơn. Điều này đã phản ảnh một quan niệm truyền thống của người Ba Tư cổ đại, ca ngợi Cyruơ, chê bai và đánh giá thấp Canbixit. Cái chết của Canbixit là không tránh khỏi sự trừng phạt của các vị thần đối với kẻ cơ hội.Về địa điểm Canbixit chết cũng có nhiều cách nói khác nhau. Theo ghi chép của Xilúttuati, trước khi chết Canbixit có hỏi mọi người xung quanh mình đang ở thành phố nào, mọi người bảo là đang ở Acưaba Tanna. Canbixit than rằng: “Canbixit - con trai của Cyruơ dự định sẽ chết ở đây!” Xilúttuati chỉ rõ: “Đây là sự thật, đây là nơi mà Canbixit sẽ bị chết, điều này đã được thần dự báo trước”. Song đến thời cận đại, có người cho rằng, thời Syrie cổ không có tên thành phố này, từ đó có thể suy đoán, Canbixit bị chết ở một làng mạc nào đó ở Syrie, mà Xilúttuati không biết tên địa danh này.Các học giả cổ đại còn cho rằng, Canbixit ngẫu nhiên bị đoản kiếm đâm vào đùi bị chết ở Babylone. Theo “Tự nhiên sử” của Pulini, Canbixit bị chết ở Mêđia.Minus là ai? Trong thần thoại Hy Lạp, tên Minus rất ít khi xuất hiện. Từ khi nhà khảo cổ học A. Uânsư dùng tên gọi này để đánh dấu thời kỳ văn minh đồ đồng trên đảo Créte, thì danh từ Minus mới được dùng nhiều hơn.Minus ra đời từ trong phần cuối của ca khúc lãng mạn. Thiên thần của vũ trụ này đã đem lòng yêu công chúa Ơrôba. Minus biến thành một con bò mộng, đi lẫn vào một đàn bò. Bò cõng công chúa trên lưng chậm rãi bước trên đồng cỏ, dần dần tách khỏi đàn bò, bò bỗng nhiên bay lên trời, vượt qua biển Agian đưa công chúa đến đảo Créte. Minus cùng với một người anh em trai của mình là Yussi kết duyên với công chúa Ơrôba. Từ đó về sau, Ơrôba trở thành con dâu mới của một vị quốc vương Crète. Con cái của bà sau này nhờ vậy mà được kế thừa ngôi báu. Từ câu chuyện này đẻ ra rất nhiều truyền thuyết:Minus muốn đoạt lại ngôi vua, cầu thần biển Bosaitung cho một con bò để làm lễ hiến tế. Pôxêiđôn vô tư giúp đỡ, cho một con bò đến. Con bò được mang đến rất đẹp, Minus không nỡ giết. Pôxêiđôn rất tức giận trước sự kiện này, liền tỏ rõ thần uy của mình, buộc ái phi của Minus phải lấy con bò đó làm chồng. Đáng thương thay cho ái phi, nàng như điên như dại, nàng liền nhờ đến sự giúp đỡ của một người thợ mộc tài ba là Taitalút, chế tạo ra một con bò bằng gỗ, ngoài bọc da bò như thật. ái phi chui vào bụng bò, sau đó lệnh cho người hầu đưa ra đồng cỏ. ái phi ở chung với bò, sinh được một quái vật thân người đầu bò tên là Asthơlui, còn được gọi là bò của Minus. Buộc phải tuân theo lệnh thần biển, Minus lại nhờ thợ mộc Taitalút xây dựng một tòa mê cung, đưa Asthơlui vào nuôi dưỡng ở trong đó. Trong cơn phẫn nộ, Minus bắt thợ mộc Taitalút vào mê cung ở chung với Asthơlui.Taitalút cùng với Asthơlui dùng sáp nặn thành đôi cánh bay ra khỏi mê cung. Asthơlui mải vui quên tất cả, bay đến gần mặt trời, sức nóng của mặt trời làm tan chảy sáp, hai cánh tan rữa, rơi xuống biển. Taitalút bay tới Xixin, được quốc vương Xixin che chở. Các con gái của quốc vương rất yêu quí người thợ mộc tài ba này. Lần theo dấu vết, Minus cũng bay đến Xixin. Các con gái của quốc vương Xixin giả bộ nhiệt tình khoản đãi Minus. Lợi dụng cơ hội lúc Minus tắm, họ đổ nước đang sôi vào người Minus, Minus chết bỏng. Sau khi Minus chết biến thành một pháp quan của Âm phủ.Các tình tiết được nói trong truyền thuyết thần thoại này, độ tin cậy của nó thật đáng nghi ngờ, song đa số học giả lại không hoàn toàn phủ nhận. Câu chuyện của công chúa Ơrôba là một nhân tố có khả năng phản ánh trong nền văn minh Minus cổ châu á, người Hy Lạp lúc bấy giờ thống trị toàn bộ châu lục này. Vì thế, Minus liệu có phải là chỉ người Hy Lạp? Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu.Phutikhơ chỉ rõ, trong sử thi Homère, Minus là tổ phụ của Y.Tung Maniut. Nếu như tự xưng là Minus, vậy thì sẽ là người được kế thừa danh hiệu và vinh dự của vương triều Crète trước đó, cho nên Minus chỉ là tên gọi của một vương triều. Trong truyền thuyết Hy Lạp có rất nhiều chỗ tự mâu thuẫn với nhau, ngay đến trong các tư liệu cổ và văn hiến cổ cũng có nhiều điểm mâu thuẫn. Ví dụ, chương 171 trong quyển 1 “Lịch sử” của Xilúttuati viết: “Thời cổ xưa, người Kalia xưng thần đối với Minus. Họ sống trên các đảo, khi nào Minus cần thì họ ghi tên làm thủy thủ trên thuyền. Còn trong chương 4 quyển 1 “Lịch sử chiến tranh” Bolút Bâniche lại ghi rằng: “Minus là người đầu tiên sáng lập ra hải quân, trở thành bá chủ trên biển đầu tiên của Hy Lạp, khống chế toàn bộ quần đảo Dikelati. Tại đây xây dựng một khu thuộc địa mới, đánh đuổi người Kalia, bổ nhiệm con cái của họ thống trị ở đây. Họ ra sức tiêu diệt hải tặc nhằm bảo vệ cho quyền lợi của mình. Qua hai sự kiện khác nhau trên, nhà biên soạn biên niên sử Parôtxi cho rằng: như vậy sẽ có hai vị vua tên là Minus. Còn Phutikhơ lại cho rằng, bá chủ toàn vùng Créte từ năm 1600 TCN kéo dài đến năm 1400 TCN, trong một thời gian dài như vậy (200 năm) không thể chỉ có một đời quốc vương. Tổ phụ của Y.Tung Maniut, hưng thịnh vào khoảng 1250 TCN, đã đánh đuổi người Kalia.Khi A. Yuânsư phát hiện ra nền văn minh Crète, sau gọi là nền văn minh Minus, cho rằng Minus là tên của vương triều, cũng là tên gọi của người thống trị, có khả năng tương đương như cách gọi Pharaông của Ai Cập. A. Yuânsư chỉ rõ, chức trách của Minus có thể chỉ ngang bằng chức “chủ tế” của một trung tâm tôn giáo. Minus đại biểu cho thần có quyền uy phi phàm. Nisơn cũng đồng ý với ý kiến của A. Yuânsư. Có không ít người cho rằng tấm bích họa “tế tư vương” (quan chủ tế) nổi tiếng vẽ cảnh vương tại ngôi ở thế kỷ 15 trước công nguyên.Ngoài ra, có một số học giả không tán đồng quan chủ tế là nam giới, cho rằng về vấn đề quan chủ tế là nam hay là nữ cần nghiên cứu kỹ. H. Ruit cho rằng, thần linh hiển thị trên ngai vàng ở trong vương cung Kh. Nusut là nữ thần, nên quan chủ tế là nữ. S.Huti kiên quyết cho rằng, ngai vàng là biểu tượng của quyền uy, người ngồi vào đây là nữ thần.Các tác giả bàn về danh từ Minus trong tác phẩm “Ngưu tân cổ điển từ thư” cho rằng, vợ của Minus là con gái của mặt trời, ý tên chữ của nàng “Mãn Nguyệt” (trăng tròn đầy). Điều này có nghĩa là, trong vương quốc của Minus, vua và hậu đều được kính trọng tôn là thần của ánh sáng, thần của biến hóa.N.Ebola cũng cho rằng, tên mẫu thân của Minus có nghĩa là “Trăng non mờ ảo”; tên vợ có nghĩa là “Trăng tròn đầy”; tên con gái có nghĩa là “Băng tuyết trong, ngọc tinh khiết”, tất cả ngầm chỉ rằng nữ vương và công chúa chiếm địa vị rất cao trong hoạt động tôn giáo. Những tên gọi này được dịch thành ngôn ngữ Hy Lạp. Song, vẫn chưa có cơ sở nào để nói rằng nữ vương hơn nam vương, hoặc là ngang bằng nhau. Đương nhiên, người kế thừa ngôi báu còn quá nhỏ, thì nữ vương có thể điều hành thay nam vương (mẹ nhiếp chính thay con).Năm 1947, H. Oáthao qui nạp các luận điểm trên lại đồng thời bổ sung thêm, cho rằng hậu kỳ thời văn minh Minus, ở trước giai đoạn thứ hai có nói tới một chức vương (“có thể” được gọi là “tế tư vương”), thật là chưa đủ chứng cứ. Truyền thuyết Minus và truyền thuyết bá chiếm trên biển được nói trong chuyện thần thoại Hy Lạp là miêu tả lại tình hình vương cung Kh. Nusut bị hủy diệt trước đó không lâu. Kết cấu xã hội thuộc nền văn minh Minus là tự hình thành một thể, tức là không phân ra thành các khu vực khác nhau, chỉ tồn tại một đại lục Hy Lạp.Mãi đến gần đây, R.F. Uâylai Cren cho rằng, khái niệm “tế tư vương” của A. Yuân-sư chưa chắc đã phù hợp với toàn bộ quá trình phát triển của nền văn minh Minus.Thơdơt có phải là nhân vật lịch sử? Trong tác phẩm văn học Athikha Hy Lạp cổ đại, Thơdơt là nhân vật chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Mọi người vẫn còn nhớ ông được sinh ra một cách ngẫu nhiên như thế nào; năm 16 tuổi lại được phụ thân trao lại tín vật một cách dễ dàng ra sao, trải qua bao hiểm nguy trở ngại, san bằng “lục hại” (6 hại) để đến được Aten. Dân chúng Aten vui mừng đón tiếp ông, bởi họ đang phải chịu sự đè nén của người Crète, ông thật dũng cảm biết bao, ông tự nguyện gia nhập vào đội ngũ “cống phẩm”. Điều khiến mọi người tự hào là đại trí đại dũng của ông khi ở vương quốc Créte. Được sự giúp đỡ của công chúa Créte là Aliactơnia, ông tấn công mê cung, giết chết quái vật thân người đầu bò, cứu được đồng bào của mình, thắng lợi trở về nước. Mọi người vì quá vui mừng và cũng quá vội vàng nên quên mất việc thay cánh buồm trắng biểu thị khải hoàn, thật là bất hạnh, người cha hiểu lầm tưởng thua trận, quá đau buồn ngã lăn xuống biển. Truyền thuyết nói về Thơdơt rất nhiều, những ai thích đọc chuyện thần thoại Hy Lạp không ai là không biết câu chuyện này.Điều các nhà sử học quan tâm, là thành tích về mặt chính trị của Thơdơt. Căn cứ vào ghi chép của các nhà sử học cổ điển, Thơdơt là người thuộc thời đại Maixini, ông kế thừa ngôi báu của vua cha làm vua Aten. Trong thời gian ông trị vì, đất nước đã thống nhất được Atika, lấy Aten làm tên nước, thực hiện nền chính trị quốc tộc. Rốt cuộc, Thơdơt là anh hùng trong thần thoại Hy Lạp hay là nhà chính trị của thế giới hiện thực? Vấn đề này không chỉ có các nhà sử học từ cổ chí kim say mê tìm tòi, mà khi đương thời cả Mác và Ăng ghen đều đặc biệt chú ý.Đọc truyền thuyết thần thoại, xem các lý giải của các nhà sử học cổ điển, nghiên cứu các tư liệu khảo cổ khai quật được, tĩnh tâm suy nghĩ, liệu có phải Thơdơt là nhân vật lịch sử?Trong thời đại văn minh Maixini, cơ bản là nói về thân thế, sự nghiệp, công tích của các bậc đế vương. Đây có thể là phẩm chất ưu tú của một cá nhân hay của một dòng họ, hoặc là các bậc đế vương đem lại hạnh phúc cho nền kinh tế quốc dân, hoặc là cả hai, hơn thế nữa họ đều là những người có tài năng siêu quần. Trước khi tới Aten, hành động anh hùng của Thơdơt đã nổi tiếng khắp nơi rồi. Công tích ở Crète, là chiến tích mới khi ông đã ở Aten, làm thay đổi địa vị của Aten, không phải quì gối làm nô lệ cho vương quốc Minus, hai bên sống bình đẳng với nhau. Thơdơt một mặt cứu dân thoát khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng, mặt khác nhờ có công danh trác việt đã được nhân dân trong nước tin cậy, thêm vào đó, ông lại là con trai trưởng của tiên vương, về tình và lý ông xứng đáng ngồi ở ngôi vua. Câu truyện trên cũng được khảo chứng trong các tư liệu khảo cổ, trước đó dân chúng Aten đã phải chịu sự sai khiến của người Crète, sau đó có truyền thuyết Thơdơt lần lượt trước sau lấy hai người con gái của Minus làm vợ, điều này chứng tỏ, về mặt chính trị hai bên đã tạo nên mối quan hệ hôn nhân, người Créte không thể coi thường người Aten như trước nữa.Dưới ngòi bút đáng tin cậy của nhà sử học Xiuxitidit, Thơdơt thông minh mẫn tiệp, oai vũ hiên ngang, là một người chỉ huy thông minh quả cảm. Ông dẹp tan cuộc tranh giành ở Atika, phế bỏ các khu hành chính nhỏ tồn tại trước đó, thống nhất đất nước, xây dựng thị chính công cộng và xây dựng dinh nghị sự mới, đặt tên nước là Aten. Ông qui định, hàng năm tổ chức mừng quốc khánh, gọi là “Tết thống nhất”. Ngày tết này, trong thời đại cổ xưa, hàng năm đều có hoạt động chào mừng. Xiuxitidit ca ngợi công đức của Thơdơt đã xây dựng được một quốc gia vĩ đại cho hậu thế. Thơdơt phân chia dân chúng Aten thành ba giai cấp: quí tộc, nông phu (nông dân) và thủ công nghiệp. Thành lập các chức sắc của tôn giáo, lựa chọn quan lại, giáo dục pháp luật và truyền bá các vấn đề về thần thánh. Mọi việc ông đều ủy thác cho các nhà quí tộc làm, quí tộc có được vinh dự, nông dân có được lợi ích, thủ công nghiệp chiếm ưu thế trong xã hội, quyền lực của vua đã bị giảm thiểu. Vì vậy trong sử thi Homère gọi người Aten là “nhân dân”. Trong “chế độ chính trị ở Aten” Aritxtốt chỉ rõ, Thơdơt là người đầu tiên đi theo hướng “nhân dân đại chúng”, ông phế bỏ thể chế một người thống trị. Bất hạnh thay, có thể vì sự cải cách này, nên ông đã bị chết ở xứ người.Trong thời đại Maixini cũng có viết danh từ “Thơdơt”. Mặc dù danh từ này xuất hiện ở thời đại Maixini, Thơdơt cũng không phải là nhà chính trị của Aten, không còn nghi ngờ gì nữa đây chỉ là danh từ thuộc thời đại Maixini. Qua kết quả nghiên cứu của D.L. Pâychi chứng tỏ, Thơdơt (Theseuv) danh từ này phần cuối là eus, mà eus lại là chữ chỉ riêng thời đại Maixini mới có. Qua đây chứng tỏ Thơdơt là người thuộc thời đại Maixini.Năm 476 TCN, dân Aten làm theo chỉ bảo của thần, đã chuyển hài cốt của Thơdơt về an táng tại Aten. Tổ tông không thể nhận bừa bãi. An táng lại hài cốt của Thơdơt ở vào thế kỷ thứ V TCN, đã được ghi chép rất rõ trên đồ đồng ở Aten. Họ không nghi ngờ ở sự tồn tại của Thơdơt, họ càng tin hơn khi khai quật tìm thấy các tư liệu lịch sử có nói về Thơdơt.Về góc độ tư liệu khảo cổ xem xét, Thơdơt thuộc thời đại Maixini, thành phố Aten là một thị trấn cũ của Atika, là một điểm dân cư đông đúc, là một trung tâm kinh tế. Đây là một thời kỳ hòa bình, tiến bộ và phồn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho Thơdơt cải cách thống nhất đất nước. C.G. Thômat thậm chí khẳng định rằng: “Tôi không nghi ngờ gì về mốc thời gian và địa điểm sự kiện thống nhất của Atika và truyền thuyết về Thơdơt”. C.G. Thômát cho rằng, sự kiện này xảy ra từ cuối thế kỷ XIII TCN đến đầu thế kỷ XII TCN.Ăngghen ca ngợi cuộc cải cách của Thơdơt như sau: “Đây là bước đi đầu tiên lật đổ chế độ thị tộc” (“Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và quốc gia”), Mác cũng đã từng cho rằng: “Dường như Thơdơt ở vào cuối thế kỷ XIII TCN. Cụm danh từ này nên coi đó là tên gọi của một thời đại, hoặc là tên gọi của một loạt sự kiện lịch sử”. (Trích trong “xã hội cổ đại” của Moocgan).Rốt cuộc Thơdơt có phải là nhân vật lịch sử?Có người chỉ ra rằng, nếu như nói Thơdơt thống nhất Atika, thì sẽ giải thích như thế nào về việc Alaiphuxit mãi đến thế kỷ thứ VII TCN mới thuộc về Aten? Có một số người Boli đã đặt ra câu hỏi như vậy.Cũng có không ít người nói rằng, về văn tự của Aten trong sử thi Homère là do hậu thế biên soạn ra, thật không thể tin, một điểm nữa là, thần thoại, truyền thuyết cũng không phải là lịch sử.Sẽ càng có nhiều người đặt câu hỏi, trong thời đại văn minh Maixini, Thơdơt thống nhất Aten, lấy Aten làm thủ đô, thì làm sao lại không giống như các thành phố khác trong thời đại Maixini đã khai quật được rất nhiều di tích văn tự ghi trên đất nung?Cũng có người sẽ nghĩ rằng, trong thời đại Maixini, Thơdơt đã lập nên nước Aten, đến thời đại đen tối nước Aten như thế nào? Đến thời kỳ nào mới thực sự trở thành liên bang? Cho dù Thơdơt là nhân vật lịch sử, thì cũng không thể sớm như vậy. Vậy thì ông ta sẽ là người thuộc thế kỷ thứ VIII TCN.Về vấn đề này, đến nay vẫn chưa có câu trả lời mỹ mãn nhất.Quốc gia Sbata cổ đã có lập pháp? Từ thế kỷ thứ VIII TCN đến thế kỷ thứ VI TCN, Hy Lạp cổ đại lần lượt hình thành hơn 200 quốc gia thuộc chế độ nô lệ, Sbata là một quốc gia tương đối mạnh và đóng vai trò quan trọng trong số đó.Sbata nằm ở phía đông nam bán đảo Pêlôpônêxê, vào cuối năm 200 TCN, một bộ phận của người Đôlia từ phía bắc di cư xuống phía nam, đến thế kỷ thứ VIII TCN, đầu tiên chiếm Laghenia ở bán đảo Pêlôpônêxê, sau đó chiếm Mâysainia, thành lập nên nhà nước Sbata.Quốc gia Sbata thực hiện chế độ chính trị, xã hội và giáo dục có khác chút ít so với các quốc gia nô lệ khác ở Hy Lạp lúc bấy giờ. Rất nhiều nhà sử học cổ đại như Xilúttuati, Xiuxitidit, đều xác định các chế độ mới của Sbata là do Laikugu lập pháp. Người ghi chép tỷ mỉ nhất về đời tư và hoạt động lập pháp của Laikugu là Pulútakhơ. Trong tác phẩm “Hy Lạp danh nhân truyện” của Laikugu. Pulútakhơ miêu tả như sau:Laikugu là vương tử của Sbata, cha ông bị bọn quấy rối sát hại, anh trai của ông kế thừa ngôi báu, được ít lâu sau anh trai cũng chết nốt. Laikugu dìu dắt cháu (con anh trai) làm quốc vương, bản thân ông nhiếp chính. Song có một số nhà quí tộc lại rất ghen ghét ông, buộc ông phải dời khỏi Sbata, sống lưu vong ở nước ngoài. Đầu tiên ông tá túc ở đảo Khơlit, chế độ chính trị và cuộc sống ở đây rất tốt, đã ảnh hưởng rất lớn cho sự nghiệp cải cách chính trị của ông sau này khi về nước. ít lâu sau ông lại chuyển sang bờ biển phía tây Axia, du lịch các thành phố ở khu thuộc địa Aiunia, ông cho rằng dân cư ở đây ăn chơi xa xỉ hơn ở Khơlit. Điều ông thu hoạch được ở Axia lớn nhất là lần đầu tiên được nhìn thấy bản chép tay bộ sử thi Homère. Ông phát hiện thấy trong tác phẩm này tràn đầy giáo huấn chính trị và quy tắc đạo đức nghiêm khắc, thế là ông bắt tay vào việc chỉnh lý và biên soạn, cho rằng bộ sử thi này rất hữu ích cho sự nghiệp trị vì quốc gia. Tiếp sau đó ông viễn du sang Ai Cập. Ông rất có cảm tình với chế độ phân biệt rõ ràng quân nhân với các tầng lớp nhân dân khác ở Ai Cập, không cho thợ thuyền tham gia các hoạt động chính trị. Điểm đến tiếp theo là Lybia, Tây Ban Nha và cuối cùng là ấn Độ, ở ấn Độ ông gặp và tiếp xúc với rất nhiều nhà sư khổ hạnh.Trong thời kỳ Laikugu xuất ngoại, nhân dân Sbata luôn nhớ tới ông, cho rằng ông là bậc thiên tài khiến mọi người phải khâm phục, vì thế ai nấy đều mong ông sớm về nước. Quốc vương cho rằng, Laikugu về nước sẽ xóa đi được sự khinh thường của nhân dân đối với mình. Đứng trước tình hình cả nước mong ông trở về như vậy, ông quyết chí trở lại Sbata để thực hiện công cuộc cải cách thể chế chính trị, lập nên hiến pháp mới. Đầu tiên ông tới miếu thần Tecbây cầu xin chỉ dụ của thần. Thần phán rằng: “Ta chấp nhận lời thỉnh cầu của con, cho phép con thực thi chế độ pháp luật tốt đẹp, mong con làm được một bộ luật pháp tốt nhất trên thế giới này”. Thế là ông dẫn 30 võ sĩ tiến thẳng vào trung tâm buôn bán thương nghiệp ở Sbata, sau đó thực hiện công cuộc cải cách, lập ra chế độ chính trị mới.Trước tiên và quan trọng nhất là thành lập Viện Nguyên lão. Viện này gồm có hai quốc vương và 28 trưởng lão, thành một tổ chức gồm 30 người, đại hội công xã nhân dân có quyền biểu quyết.Công việc lập pháp thứ hai là xóa bỏ ranh giới giàu nghèo, phân chia lại ruộng đất. Chia Sbata thành 100 ô đất, mỗi ô tương đương một phần chia, để chia cho 900 công dân Sbata. Đất được chia do nô lệ cấy trồng, chia đất vùng Lagheria thành 30.000 phần, chia cho người Piliaxi (dân vùng biên, hộ sản xuất nhỏ có nhân thân tự do). Để tránh mắc phải hiện tượng phân chia không đều, không công bằng, Laikugu còn hủy bỏ chế độ lưu thông bằng bạc và vàng, quy định chỉ được dùng tiền sắt trọng lượng nhẹ. Ông còn cấm dân chúng Sbata kinh doanh hàng thủ công nghiệp và thương nghiệp.Biện pháp lập pháp thứ ba là đánh vào ảo vọng của bọn muốn làm giàu ăn chơi xa xỉ, thực hiện chế độ ăn uống công cộng. Chiểu theo qui định này, nam giới đến tuổi trưởng thành, cứ 15 người lập thành một tổ, mỗi người mỗi tháng được một thùng bột mì, một số lượng nhất định như rượu, hoa quả và một ít tiền để mua cá thịt, tổ chức ăn uống tập thể, do vậy việc ăn uống chưa thể nói là tốt.Ngoài ba điều lập pháp trên, Laikugu còn xây dựng một chế độ giáo dục tinh thần thượng võ cho toàn dân, thực hiện chế độ quân sự “toàn dân vi binh”.Lập pháp ban bố và thực hiện quy củ đâu đấy xong, Laikugu lại đi du lịch sang các nước khác, cuộc đi lần này ông không trở về nữa. Tương truyền ông tuyệt thực đến chết. Tuy ông đã chết, song những gì ông để lại tồn tại trong hơn 500 năm không hề thay đổi. Ngoài ra, dựa vào ghi chép của Pulútakhơ trong “Truyện Achit”, đến thế kỷ thứ III TCN, trong nội bộ dân chúng Sbata đã xảy ra sự kiện phân hóa tài sản rất lớn, quốc vương Sbata lúc bấy giờ là Achit đệ tứ có ý đồ một lần nữa phân chia lại ruộng đất, nhằm khôi phục lại chế độ cũ trước đây của Laikugu, song không thành công.Pulútakhơ tuy đã ghi chép lại cuộc đời và sự nghiệp của Laikugu, song ông vẫn cho rằng các ghi chép của ông chưa hoàn toàn đáng tin cậy. Trong “Truyện Laikugu”, mở đầu tác phẩm này, ông đã nhấn mạnh: “Về sự kiện Laikugu tác giả của lập pháp, có thể nói rằng không có chi tiết nào là không đem ra tranh luận, bởi vì, ghi chép về lai lịch, xuất ngoại và cái chết của ông, đặc biệt là sự nghiệp chính trị của ông còn có nhiều điểm khác nhau”. Sự thực đã minh chứng những gì mà Pulútakhơ đã nói, các học giả cổ đại mỗi người có một cách nói riêng về Laikugu.Ví dụ như Alisutuati cho rằng Laikugu lập pháp vào thời điểm đại hội Ôlimpic lần thứ nhất (tức năm 776 TCN), còn Xilúttuati và một số người khác cho rằng lập pháp diễn ra vào trước thời kỳ diễn ra đại hội Ôlimpic lần thứ nhất. Về địa điểm Laikugu qua đời, cũng có nhiều cách nói khác nhau, có người bảo ông chết ở Ilis, có người lại bảo ông chết ở Créte. Nói về sự kiện Laikugu thực hiện cải cách thể chế cũng có nhiều điểm khác nhau. Có học giả cổ đại cho rằng, đã có hai Laikugu, trong đó chỉ có một Laikugu là nổi tiếng, như vậy thành tích của hai người qui cho một người.Đối với thân thế và sự nghiệp của Laikugu, các học giả cổ đại mỗi người có cách giải thích khác nhau, rất khó xác định đâu là chuẩn, đến thời cận đại không thể nói là đã hoàn toàn nhất trí. Có nhà nghiên cứu cho rằng, Laikugu chỉ là một nhân vật hư cấu, là tượng trưng cho lý tưởng chính nghĩa của quốc gia Sbata thời thượng cổ, Laikugu chỉ là tên gọi của một vị thần đã được nhân dân sùng kính. Nhà sử học nước Anh chỉ rõ: Hiện tượng phân chia tài sản ruộng đất ở Sbata vẫn còn tồn tại phân chia không đều, cái gọi là “Laikugu phân chia đều ruộng đất là chuyện hư cấu lịch sử thuộc thời đại Achit ở vào thế kỷ thứ III TCN. Một số học giả gần đây như Siung cho rằng, chuyện phân chia đều ruộng đất cho công dân Sbata đều là giả thuyết được đề xuất sau thế kỷ thứ 4 TCN. Nhà sử học Liên Xô trước đây Dakhônôp hoàn toàn phủ nhận các quan điểm không thừa nhận sự kiện Laikugu lập pháp. Sakhônôp cho rằng, sự kiện Laikugu mặc dù được ẩn mình trong màn sương phủ mông lung trong truyền thuyết, song ta vẫn dễ dàng nhìn thấy sự kiện lập pháp là có tính hiện thực của nó. Chế độ nô lệ bị giải thể, bắt đầu hình thành các quốc gia, nhân vật lịch sử như Laikugu xuất hiện là rất có khả năng.Sự thật về sự kiện Philip đệ nhị bị đâm chết ra sao? Những ai đã đọc “Lịch sử Thế giới”, chắc đều nhớ tới Alêcxanđơ vĩ đại, bởi vì cả cuộc đời của ông, ông đã lập nên rất nhiều chiến công kỳ vĩ, thu hút rất nhiều học giả từ cổ chí kim nghiên cứu, viết nên nhiều tác phẩm chuyên đề nổi tiếng.Cha đẻ của ông là Philip đệ nhị, tuy cũng lập nên nhiều công tích phi phàm, song lại không được mọi người chú ý tới, mà chỉ quan tâm tới sự thật về cái chết của ông, cho đến nay tấm màn bí mật này vẫn chưa được vén lên.Philip đệ nhị (từ năm 382 TCN - năm 336 TCN), là quốc vương của vương quốc Maxtơn, gia nhập vào Tibit từ rất sớm, nên đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục và tư tưởng dân chủ tươi đẹp của Hy Lạp. Sau khi lên ngôi, ông thực hiện hàng loạt cuộc cải cách, đã biến vương quốc Maxtơn từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một quốc gia cường thịnh, gây chấn động toàn Hy Lạp. Từ năm 352 TCN, ông bắt đầu mở rộng lãnh thổ sang phía Hy Lạp, đến năm 338 TCN, sau trận chiến Kelútnia, đánh bại liên quân của Hy Lạp và các nước lân bang. Năm sau, Philip đệ nhị đứng ra tổ chức hội nghị toàn Hy Lạp ở Kh.Lins (Sbtata không tham dự). Hội nghị đã thành công và đưa ra một số hiệp ước chung. Trong bầu không khí “tấn công Ba Tư để rửa nhục”, hội nghị quyết định cử Philip làm tổng chỉ huy quân đồng minh Hy Lạp, thống lĩnh liên quân Hy Lạp khai chiến với Ba Tư.Năm 336 TCN, Philip đệ nhị đã lên xong kế hoạch viễn chinh sang Ba - Tư. Song vào đúng mùa hè năm đó, Philip đột ngột bị đâm chết trong buổi tiệc mừng ngày hôn lễ của con gái. Nguyên nhân nào dẫn tới việc Philip đệ nhị bị đâm chết, trên diễn đàn sử học còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, mỗi người mỗi phách, không biết ai đúng ai sai. ý kiến loại một cho rằng, lên kế hoạch đâm chết Philip đệ nhị là âm mưu của bọn quí tộc thị tộc ở Maxtơn, bởi vì, cuộc cải cách của ông đã làm tổn hại tới lợi ích của họ; loại ý kiến khác lại cho rằng, đâm chết Philip đệ nhị là hành động trả thù của người vợ đã ly dị của ông, bởi vì cuộc ly hôn này đã uy hiếp tới việc kế thừa ngôi báu của Alêcxanđơ.Sự thật về cái chết của ông là gì?Diễn biến câu chuyện như sau:Lễ cưới của con gái Philip (nàng Clêopatre) được tổ chức cực kỳ long trọng, địa điểm tại thủ đô cũ của vương quốc (ở Bô-la), nàng lấy người cậu của mình là quốc vương của Êpirut. Lễ cưới cực kỳ xa hoa và náo nhiệt. Philip đệ nhị mặc bộ áo bào trắng, không mang vũ khí bên mình, vây quanh ông là rất nhiều khách quý được mời đến dự, ông mặt mày rạng rỡ bước vào lễ đường. Khi Philip đến cửa, một người đóng giả làm lính gác, đột ngột lao vào phía ông, hắn rút dao găm đâm thẳng vào ngực ông từ phía trước, quốc vương không kịp tránh, đổ vật xuống vũng máu. Sự kiện ám sát đột ngột này bỗng chốc làm cho cả lễ đường hỗn loạn, còn hung thủ nhảy lên ngựa đã được chuẩn bị trước chạy trốn, khi chạy chân sau ngựa vấp vào dây mây dại ven đường, hung thủ bị ngã từ trên lưng ngựa xuống, thế là bị những người đuổi theo giết chết y ngay tại chỗ.Hung thủ tên là Baxaniat, là một thanh niên quí tộc. Tương truyền y đã từng bị tên quí tộc Atalat làm nhục, y đã tố cáo lên Philip, song vì Atalat là quốc cữu lúc bấy giờ, nên Philip không để ý đến vụ kiện này, Baxaniat tức giận quyết tâm tìm cơ hội sát hại Philip. Đương nhiên rằng, đây chỉ là bề ngoài của truyền thuyết, bối cảnh của nó ra sao? Sự thật thế nào? Về vấn đề này, đã được một số nhà sử học hé mở?Học giả người Mỹ Phulơ trong cuốn sách “Truyện mới về Alêcxanđơ” viết rằng:“Người vợ cả của Philip tên là Ôlimpiat có tính rất đa nghi và đố kỵ. Bà ta có một đứa cháu là cháu của Atalat xinh đẹp mê hồn. Philip quyết định phế Ôlimpiat lập hoàng hậu mới, việc này sẽ ảnh hưởng tới quyền kế thừa ngôi báu của Alêcxanđơ. Chính vì việc này đã xảy ra cãi nhau to trong nội bộ gia đình. Theo tình cảnh trên phán đoán, trong lòng Ôlimpiat tất nảy sinh tính đố kỵ ghen ghét, song liệu có phải bà là chủ mưu hay không, thật khó đoán định”.Tulan Uâylơ trong tác phẩm của mình cũng cho rằng:“Vận mệnh của Philip đệ nhị không phải là bị quyết định ở chiến trường, mà quyết định ở mối quan hệ vợ chồng”. Trong cuốn sách này Uâylơ còn nói lên chi tiết “có người hoài nghi Ôlimpiat mua chuộc Baxaniat ám sát Philip”. Ngoài ra còn có rất nhiều học giả có khuynh hướng lí giải theo giả thiết này.Nhà sử học cổ đại Pulútakhơ trong “Truyện danh nhân Rôm - Hy Lạp” thì nghi ngờ âm mưu ám sát này có liên quan trực tiếp đến Alêcxanđơ. Tác giả đã liệt kê ra nhiều câu chuyện khá lí thú. Một lần, trong một buổi hôn lễ, có mặt Philip và cháu gái của Atalat, Atalat đến chúc rượu cầu mong cho người vợ mới của Philip (tức là cháu gái của Atalat) sinh được cậu ấm - người kế thừa dòng máu chính thống của Maxtơn. Alêcxanđơ nghe xong phẫn nộ: “Chẳng lẽ ta không phải là người kế thừa hợp pháp?” Nói xong ném chén rượu vào người Atalat. Philip thấy vậy đứng lên, rút kiếm đi đến trước mặt Alêcxanđơ, sơ ý trượt chân ngã xuống đất. Alêcxanđơ cười to, hạ nhục cha đẻ của mình, “Nhìn kìa!” Alêcxanđơ nói: “đây là một vị tướng quân chuẩn bị xuất ngoại sang châu Âu rồi đến châu á! Ông ta đi từ chỗ ngồi này đến chỗ ngồi khác, bốn vó đều chổng lên trời!” Nói xong Alêcxanđơ cùng với mẹ đẻ của mình bỏ ra ngoài. Ôlimpiat quay trở về nhà mẹ đẻ của mình ở Êpirut, còn Alêcxanđơ thì đi Italia. Một lần khác, tổng đốc Ba Tư đến cầu hôn với Alitiut con của Philip, tức là người anh em với Alêcxanđơ. Alêcxanđơ chịu ảnh hưởng ở mẹ đẻ mình, cho rằng cuộc hôn nhân thuộc dòng dõi quí tộc cao quý này, là có ý truyền ngôi cho người anh em Alitiut, liền cho người lập tức đến ngay Kalia (nơi ở của tổng đốc Ba Tư), khuyên tổng đốc hủy bỏ hôn ước với Alitiut, nói Alitiut là con thứ của vua cha, trí lực đều bất tài, đồng thời còn thỉnh cầu tổng đốc liên kết với Alêcxanđơ. Sự kiện này khiến cho Philip vô cùng tức giận, mắng nhiếc Alêcxanđơ thậm tệ trước đông người. Sau đó ít lâu, Philip đệ nhị trong buổi lễ cưới con gái mình thì bị nạn. Pulútakhơ chỉ rõ: Hành vi gây ra tội ác này là do Ôlimpiat chủ mưu, người nghi ngờ đầu tiên gây ra án mạng phải là Alêcxanđơ. Tương truyền, khi Baxaniat bị làm nhục có đến nhờ Alêcxanđơ rửa nhục giúp, Alêcxanđơ có ngâm bài thơ “Miti-a” có ý ngầm ra hiệu, cổ vũ Baxaniat. Trong cuốn “Alêcxanđơ” của một học giả Nhật Bản có đoạn viết: “Baxaniat sát hại Philip, đây chỉ là lý do thứ yếu”. Còn trên thực tế, chủ mưu là ai, mọi người không tiện nói ra, nói là đúng ngay. Xin mượn câu nói của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Bulatát: “Người chỉ huy đứng sau rèm, chắc ai cũng đã rõ. Người có tính đố kỵ ghen ghét ghê gớm chính là Ôlimpiat, bà ta đã bị phế ngôi hoàng hậu, đồng thời còn lo cho đứa con trai của mình gặp phải trở ngại trên con đường kế tục ngai vàng. Còn nữa, sau khi Alêcxanđơ kế vị, Ôlimpiat đã đặt đồ hàng mã mũ áo, kim tiền lên mộ của Baxaniat, tỏ ý hậu táng”.Ôlimpiat muốn chuyển hướng nghi ngờ từ phía Alêcxanđơ sang mình, khiến cho mọi ánh mắt nghi ngờ của mọi người đều đổ dồn vào bà. Chẳng lẽ Alêcxanđơ không có liên quan gì đến vụ án mưu sát này? Chắc mọi người ai cũng rõ”.Bulatat còn chỉ rõ: “Sau khi Alêcxanđơ kế vị liền lập tức tuyên bố vụ mưu sát này là âm mưu quốc tế xuất phát từ Ba Tư, nguyên do là vì họ muốn ngăn cản việc Philip mở cuộc viễn chinh sang phía đông, buộc họ phải dùng thủ đoạn này. Song, sự giải thích nguyên nhân này của một người “mũ cao áo dài” khó lòng được mọi người tiếp nhận. Còn có một khả năng nữa, tin tức do Atalat tung ra, hoàn toàn là do Alêcxanđơ nhào nặn, mục đích là che đậy động cơ chính của mình”. Học giả người Mỹ H.Uây cũng có cách nhìn như vậy.Cho dù mọi người có mọi cách giải thích khác nhau, song chưa ai tìm ra được chứng cứ xác đáng nhất. Mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ học Hy Lạp đã tìm thấy lăng mộ của Philip đệ nhị, nhưng không tìm thấy bất kỳ một tài liệu nào có liên quan tới cái chết của ông.Theo đà phát triển của ngành khảo cổ học và sử học, các nhà khảo cổ học và sử học tiến lên một bước nữa nghiên cứu sâu thêm về Philip đệ nhị, cái chết của ông cuối cùng nhất định sẽ được phơi bày.Alêcxanđơ đại đế tại sao lại chết? Đại đế Alêcxanđơ thét gió gọi mưa, hiển hách một thời trong thế giới cổ đại, từng dẫn liên quân Hy Lạp phát động cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm ròng chinh phạt đế quốc Ba Tư, chinh phục một khu vực rộng lớn ở phía đông, xây dựng nên đại đế quốc gồm ba châu: á, Phi, Âu.Mùa hè năm 323 TCN, Alêcxanđơ đột nhiên mắc bệnh qua đời tại Babylone. Rốt cuộc bị mắc bệnh gì, đến nay vẫn chưa có lời giải.Alêcxanđơ đại đế (từ năm 356 TCN - 323TCN) sinh ở Piraôt-thủ đô của vương quốc Maxtơn, xuất thân trong một gia đình hoàng tộc, là con trai của Philip đệ nhị. Thuở nhỏ, được nhà triết học nổi tiếng Aritxtốt dạy học, được tiếp thu một nền giáo dục văn hóa tốt đẹp của Hy Lạp. Năm 16 tuổi theo cha xuất chinh, ông đã học được rất nhiều tri thức quân sự. Năm 336 TCN, sau khi kế vị, ông lần lượt dẹp tan cuộc phản loạn trong cung đình, chinh phục được các bộ tộc ở phía bắc, trấn áp được phong trào chống người Maxtơn của các bang ở Hy Lạp. Đến mùa xuân năm 334 TCN, thống lĩnh liên quân Hy Lạp vượt qua vịnh Pécxích, thực hiện cuộc viễn chinh đánh Ba Tư. Năm 333 TCN, ông cầm quân đánh trận đầu tiên với quân Ba Tư ở gần thành phố Xiat Yatisu, đánh bại Talưusu đệ tam, bắt mẹ, vợ và hai người con của Talưusu. Năm 332 TCN, ông đánh xuống phía nam, chiếm một số thành phố quan trọng của Syrie, tiếp theo tiến đánh Ai Cập. Khi ở trong một miếu thần ông được phong là “con của A-mông” trở thành người kế thừa Pharaông Ai Cập. Năm 331 TCN, Alêcxanđơ tiến đến lưu vực Lưỡng Hà, tiếp tục đánh bại quân Ba Tư ở gần làng Niniuây, Talưusu đệ tam chạy trốn đến Mêđia. Sau đó Alêcxanđơ đánh mạnh xuống phía đông, chiếm Babylone, Su-sa, đoạt được rất nhiều vàng bạc châu báu, thiêu hủy hoàng cung. Năm 329 TCN, Alêcxanđơ tiến quân vào Trung á, bị nhân dân các nước Trung á ngoan cường chống cự. Mùa hè năm 327 TCN, lợi dụng mâu thuẫn trong các bang của ấn Độ, ông chiếm một vùng đất rộng lớn ở phía tây bắc ấn Độ. Vì bị dân bản xứ chống lại kịch liệt, kết hợp với binh sĩ chán ghét cảnh chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, bệnh ôn dịch hoành hành, nên ông buộc phải lui quân. Năm 324 TCN, đại quân của Alêcxanđơ chia theo hai đường thủy bộ trở về Babylone. Thế là chấm dứt cuộc viễn chinh gần 10 năm.Mùa hè năm 323, trong lúc đang lên kế hoạch cho cuộc viễn chinh mới, Alêcxanđơ đột ngột mắc bệnh qua đời. Rốt cuộc Alêcxanđơ chết vì bệnh gì, các nhà sử học cổ kim vẫn chưa tìm ra lời giải.Loại lý giải thứ nhất, trong tác phẩm “Lịch sử Hy Lạp cổ đại” của một học giả Liên Xô cho rằng: “Alêcxanđơ chết vì bệnh sốt rét ác tính”. Các học giả Mỹ trong cuốn “Lịch sử văn minh Thế giới” viết: “Năm 323 TCN, Alêcxanđơ bị nhiễm bệnh sốt rét ở Babylone, thọ 32 tuổi”. Ngoài ra học giả Fulit mang quân hàm tướng trong cuốn “Truyện mới về Alêcxanđơ nhấn mạnh thêm rằng: “Rất có khả năng, Alêcxanđơ sống lâu năm ở các đầm lầy và rừng rậm, nên đã mắc bệnh sốt rét, hoàng hôn ngày 13 tháng 6, ông đã vĩnh biệt cõi trần. Ông không có di chúc, cũng không chọn người kế vị ”. Nhà sử học Trung Quốc, giáo sư Ngô Vu Cẩn cũng ủng hộ giả thiết này.Loại lý giải khác, nhà sử học nổi tiếng nước Anh H.Uây trong “Thế giới sử cương” cho rằng: “Alêcxanđơ khi uống rượu say ở Babylone, đột nhiên bị sốt cao, ngã bệnh rồi chết”. Trong “Bách khoa toàn thư của vương quốc Anh” cũng có ý kiến tương tự. “Trong một bữa tiệc kéo dài, Alêcxanđơ đột nhiên ngã bệnh, 10 ngày sau, tức ngày 13 tháng 6 năm 323 TCN thì qua đời”. Trong “Lịch sử văn minh Thế giới” của học giả Mỹ có viết: “Sau khi về đến Babylone, Alêcxanđơ ngày ngày đắm chìm trong tiệc rượu. Trong một buổi tiệc chiêu đãi, ông đã uống hết một bình rượu to. Tối hôm sau lại uống rất nhiều. Ngay đêm hôm đó, thời tiết đột nhiên trở lạnh, ông bị cảm, đổ bệnh nằm liệt trên giường, mười một ngày sau thì chết”. Học giả Nhật Bản căn cứ vào các ghi chép của các nhà sử học Hy Lạp trong “Alêcxanđơ”, đã tìm thấy mục “Nhật ký cung đình” ghi chép khá tỉ mỉ tình hình sau khi Alêcxanđơ đại đế lâm bệnh: “Đêm đã tàn canh, rượu say vẫn đượm, Alêcxanđơ lúc chuẩn bị đi vào phòng ngủ còn yêu cầu Mitiat tiếp tục uống nữa. Ông uống thâu đêm, uống đến sáng hôm sau, thế là tròn cả một ngày uống rượu. Đến ngày 1 tháng 6, ông cảm thấy người mình nóng ran Alêcxanđơ được đưa đến một cung đình ở bờ sông đối diện, sốt vẫn chưa thuyên giảm, kéo dài đến ngày thứ 8, bệnh càng trầm trọng hơn, lúc này Alêcxanđơ không thể nói năng được nữa, binh lính ra vào tấp nập, đi lại bên giường bệnh, ông chỉ biết đưa ánh mắt nhìn biểu lộ sự cảm kích, ông im lặng cho tới lúc lìa trần!”.Ngoài ra, còn loại lí giải khác nữa, nhà sử học cổ đại Hy Lạp Alian trong tác phẩm “Nhật ký viễn chinh của Alêcxanđơ”, Alian có viết: “Ông suốt ngày uống rượu với Mitiat, lấy việc uống rượu làm thú vui”. Ngoài việc miêu tả lại bị sốt cao rồi chết ra, ông còn miêu tả một số tình tiết, thuộc tướng của Alêcxanđơ có đưa cho ông một toa thuốc, uống xong toa thuốc thì bị chết. Còn nói rằng toa thuốc này là do Alisutuati điều chế xong rồi đưa cho thuộc tướng Anthipat. Em trai của Kasantơ là Aiâulat là người hầu hạ bên cạnh Alêcxanđơ, trước đó không lâu ông đã mắng oan anh ta, khiến cho Aiâulat tức giận. Có người còn nói, trong sự việc này có bàn tay của Mitiat, cuộc uống rượu thâu đêm là do y đề xướng. Alêcxanđơ uống xong cốc rượu to, liền cảm thấy đau bụng ghê gớm, đây chính là nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Pulútakhơ đại loại cũng cho là như vậy: “Alêcxanđơ cũng có nghi ngờ chiến hữu của mình. Ông lo nhất là Anthipat và con cái của y (Aiâulat và Kasantơ). Trước đây, khi Kasantơ nhìn thấy một số bộ lạc man di triều cống, do không nhìn được đã bật cười thành tiếng rất to, khiến cho ông vô cùng tức giận, ông liền túm chặt lấy đầu Kasantơ đập mạnh vào tường. Một lần khác, để bênh vực cho Anthipat, Kasantơ đã chỉ trích những người tố cáo Anthipat, đã bị Alêcxanđơ quát mắng một trận tơi bời. Hai ấn tượng không hay này luôn ở trong đầu Kasantơ. Mãi đến sau này, mỗi khi Kasantơ đến vương quốc Maxtơn, nhìn thấy tượng thờ Alêcxanđơ ở trong miếu, đều cảm thấy vô cùng kinh hãi, toàn thân run rẩy, đầu óc quay cuồng, phải một thời gian lâu sau mới hoàn hồn trở lại. Pulútakhơ còn nói, lúc bấy giờ không có ai nghi ngờ Alêcxanđơ bị hạ độc, song qua các tình tiết của 6 năm sau, có người cho rằng ông bị chết bởi bàn tay của Anthipat. Thuốc độc đã được chúng cất ở trong vùng núi đá Nuana Khơlit. Đa số người lại cho rằng đây là câu chuyện đã được hư cấu.Về nguyên nhân cái chết của Alêcxanđơ đại đế, các học giả từ xa xưa đến nay đã dày công truy tìm dấu vết, có nhiều cách lí giải khác nhau, song rốt cuộc là do nguyên nhân nào, xin chờ hậu thế.Thời Rôma cổ đại có người có tên là Sai-rơuây? Theo ghi chép của các nhà văn học cổ đại, trong lịch sử Rôma cổ, có Secviút Tuliút là quốc vương thứ 6 trong “thời đại vương chính”. Secviút là con trai của người phụ nữ quí tộc có tên là Âuxithixia sống ở thành phố Latin. Trong cuộc chiến tranh giữa Rôma và Latin, Âuxithixia bị bắt làm nô lệ, bà được đưa vào cung để hầu hạ quốc vương Rôma Laota. Vào cung được ít lâu, bà sinh ra Secviút. Một hôm, trong lúc Secviút đang ngủ ngon, rất nhiều người nhìn thấy trán của Secviút đột nhiên bốc cháy. Hiện tượng này khiến cho quốc vương và hoàng hậu càng yêu quí Secviút gấp bội, hết lòng nuôi dưỡng. Đến tuổi trưởng thành, quốc vương đã gả con gái mình cho Secviút, đưa Secviút vào hàng ngũ các vị nguyên lão quí tộc. Việc làm này đã khiến cho con cái của quốc vương Ankhut tức giận. Thế là, họ đã bí mật lập kế hoạch âm mưu lật đổ quốc vương Laota. Họ sai hai người thân tín cầm rìu đến trước hoàng cung giả vờ đánh cãi nhau, nhờ quốc vương giải quyết giúp. Khi hai tên này được đưa đến trước mặt quốc vương, một tên thao thao bất tuyệt kể lể, nhằm thu hút mọi sự chú ý của quốc vương vào y, tên còn lại thừa cơ vung rìu chém chết quốc vương. Sau khi sự việc xảy ra, hoàng hậu lặng lẽ cho lính canh đóng chặt cửa lại, sai người mau chóng đi tìm thuốc quí cứu chữa, làm ra vẻ như đang cứu chữa quốc vương, để cho mọi người lầm tưởng quốc vương vẫn còn sống. Cùng trong lúc này, bà cho người gọi Secviút đến bàn bạc, quyết định tạm để Secviút lên kế ngôi, chờ các con trai của quốc vương khi nào lớn lên sẽ trao lại quyền hành. Sau đó bà cho mời văn võ bá quan đại thần lại, bà nói rằng: “Vết thương của quốc vương không nặng lắm, để vết thương của quốc vương mau chóng bình phục, nên để người tĩnh dưỡng, quốc sự tạm thời để cho Secviút lo liệu gánh vác". Secviút được mặc bộ phục trang của quốc vương, được các quan tháp tùng an tọa trên ngai vàng điều hành đất nước. Secviút còn cố tìm cách để khiến cho mọi người tin rằng, những điều mình nói ra đều là ý chỉ của quốc vương Laota. Với danh nghĩa là người thay thế quốc vương cai trị đất nước, chỉ vài ngày sau, thực lực của Secviút dần dần mạnh lên, địa vị đã được củng cố. Đến lúc này ông mới cho công bố trước bàn dân thiên hạ biết quốc vương đã chết. Ván đã đóng thuyền, các vị nguyên lão đồng loạt nhất trí trao vương quyền cho Secviút. Thế là, con trai của người phụ nữ quí tộc Latin lên ngôi, được ngồi vào ngai vàng của vương quốc Rôma.Secviút là một quốc vương tài giỏi. Trong thời kỳ tại ngôi báu, ông đã tiến hành cải cách rất mạnh xã hội Rôma. Đầu tiên, ông phân cư dân trong thành Rôma thành 5 loại đẳng cấp theo thực lực tài sản của họ. Loại 1, tài sản thấp nhất là 10 vạn lia; loại 2 là 7,5 vạn lia; loại 3, loại 4, loại 5 lần lượt là 5 vạn, 2,5 vạn và 1,1 vạn lia. Thấp hơn loại thứ 5 thì gọi là “người vô sản” (người không có tài sản), chứ không xếp thành loại thứ 6. Mỗi một loại theo qui định phải cung cấp một đội quân có số lượng người khác nhau, dùng chế độ đội quân trăm người thay thế cho đại hội nhân dân trước đây. Bước tiếp theo, ông chia ba bộ lạc thị tộc trước kia thành bốn bộ lạc khu vực, qua đó phá bỏ chế độ xã hội cũ lấy quan hệ huyết thống làm nền tảng, cơ bản hoàn thành thời kỳ quá độ từ chế độ thị tộc Rôma lên chế độ quốc gia. Ngoài ra, Secviút còn khuyến khích quyền công dân của tầng lớp công thương nghiệp đến cư trú và buôn bán ở Rôma. Xây dựng thành trì kiên cố, dùng Rôma để gây ảnh hưởng tới quê mẹ ở Latin, đồng thời ông lên tiếng cùng nhau chung sống hòa bình, v.v qua đây ta thấy được công lao của ông to lớn và hiển hách nhường nào!Đây là những ghi chép của Lý Duy, Tanalat và của một số người khác, được khá nhiều người tán đồng. Các nhà sử học hiện đại cũng cho rằng, Secviút là người Latin. Song cũng có không ít các nhà sử học lại đưa ra ý kiến ngược lại. Họ cho rằng, Secviút không phải là người Latin, mà là người Italia, tên gọi là Mastarra. Ông ta bị đuổi khỏi Italia, phải di cư đến ở Rôma. Tại đây, ông ta đoạt được ngôi báu, đổi tên thành Secviút. Căn cứ đưa ra luận điểm này của họ là: vào năm 48 sau công nguyên, hoàng đế đế quốc Rôma trong một buổi diễn thuyết, có nhắc tới câu chuyện này được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Italia vào giữa thế kỷ 19, Phulăngsoa sau khi khai quật được bức bích họa trong ngôi mộ cổ từ thế kỷ thứ 3 TCN ở Vuecxi đã minh chứng được tính chân thực của luận điểm này. Bức bích họa đã phản ánh: vào thế kỷ thứ 6 TCN, Mastarra được hai người bạn đồng niên giúp đỡ, đã liên kết được khối liên minh giữa Italia với Latin, sát cánh bên nhau chiến đấu. Các nhà sử học hiện đại đã dựa vào các lí giải trong văn hiến Latin Hy Lạp cũng thiên về nhận định này.Sự kiện liệu có thực Secviút tồn tại trong “thời đại vương chính” Rôma cổ đại hay không, đã trở thành một đề tài lớn để các học giả tranh luận kịch liệt. Về góc độ của dân chúng Rôma cổ, người Rôma đều cho rằng Secviút là người Latin, họ rất sùng bái Secviút, thậm chí có người hàng tháng đều thờ cúng Secviút để tưởng nhớ ông. Còn người ở Italia thì cho rằng Secviút là người Italia. Thật là, ai ai cũng yêu quí anh hùng, người người chuộng nhân tài.Có một số nhà sử học rất tin ở sự tồn tại của Secviút trong lịch sử Rôma cổ đại, đồng thời cũng có không ít nhà sử học vẫn còn chưa nhất trí. Họ cho rằng Secviút là nhân vật được các tác giả soạn biên niên sử hư cấu, họ chỉ có lòng yêu nước hạn hẹp, chứ không muốn mọi thành tựu trong công cuộc cải cách ở thời đại vua chúa của nước mình chia đều cho các vua chúa của các nước đương thời.Vì thế, trong lịch sử liệu có tồn tại Secviút thực hay không, nếu như là có thực, thì ông thuộc người Latin hay là người Rôma, cho đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp mĩ mãn. Nếu như giải quyết được nghi ngờ mang tính lịch sử này, thì sẽ giúp cho chúng ta hiểu được vấn đề lớn về nguồn gốc của Rôma.Thời Rôma cổ đại, tại sao hoàng đế Tiberiút lại tự nguyện trục xuất mìnhlâu dài ra khỏi đất nước?“Trục xuất” còn gọi là “lưu vong”, là áp giải tội phạm tới một vùng hẻo lánh hoang vu, là một loại trừng phạt của cơ quan quyền lực quốc gia cưỡng chế phạm nhân ra khỏi lãnh thổ quốc gia vô thời hạn. Loại hình phạt này có thể được bắt nguồn từ thời cổ đại. Thời Hy Lạp cổ áp dụng biện pháp trục xuất tội phạm giết người và tội phạm chính trị ra khỏi nước, Rôma cổ cũng áp dụng hình phạt này. Đương thời, nhìn chung biện pháp trục xuất chỉ áp dụng với giai cấp thượng tầng, còn cưỡng chế lao động chỉ áp dụng với tầng lớp dưới. Về sau, luật pháp nước Anh cũng thực hiện biện pháp trục xuất thay cho tra tấn cực hình, thời cận đại các nước châu Âu đều trục xuất tội phạm tới một số vùng ở châu Mĩ và châu úc. Tóm lại, đối tượng bị trục xuất đều là phạm nhân, song một vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây lại là một vị hoàng đế tự nguyện trục xuất mình, khiến cho không ít người không sao hiểu nổi nguyên do.Vào một ngày hè năm 26 sau công nguyên, hoàng đế Tiberiut bước ra khỏi thủ đô Rôma, tự nguyện đi đày ở một vùng vô cùng xa xôi và hoang vu rồi chết ở đó, thời gian ở đó khoảng 11 năm, thế là cả nước ai nấy đều đoán nọ đoán kia.Trên thực tế, bắt đầu từ năm 21, hoàng đế Tiberiút thường xuyên ra khỏi thủ đô sống cuộc sống ẩn dật. Trong thời gian ở ẩn hoàng đế sống ở trong một ngôi nhà vách đất bỏ hoang ở gần bờ biển Ađriatich, rồi ở Ami Khơlai (nay là Xan Marinô của Italia) thời gian sống lâu nhất trên đảo Kapuliai ở vùng biển Tiphe Nam. Nơi đây lưu đầy rất đông tội phạm. Đảo Kapuliai có mấy đặc trưng sau:Vị trí địa lý ưu việt, giao thông thuận lợi.Phong cảnh đẹp tuyệt trần, khí hậu tốt.Người bên ngoài rất khó tiếp cận đảo, yên tĩnh và an toàn.Trong thời kỳ ở ẩn, hoàng đế thông qua thư tín từ Rôma gửi đến để điều hành quốc gia đại sự. Theo Tôniuýt, hoàng đế trong thời gian tự đày, chỉ có hai lần định trở về Rôma. Một lần có một chiếc thuyền cập mạn cạnh hoa viên bên hồ nhân tạo ở gần bờ sông Tibơ, nơi đây là vọng gác đầu tiên của cảnh binh được thiết lập để phòng người từ bên ngoài vào gặp phạm nhân (thời gian vào năm 32 sau công nguyên). Một lần khác là trên đại lộ từ Rôma đi Naplơ, cách Rôma chưa đầy 4 dặm Anh (thời gian năm 33 sau công nguyên), song hoàng đế chỉ đứng từ xa đưa mắt nhìn về phía thành Rôma, chứ không quay về gần Rôma. Lần đầu dự định về không rõ vì nguyên nhân gì, còn lần thứ hai là sự hoảng sợ do một quẻ bói gây ra. Năm 34 SCN, Tiberiút đã về tới gần Rôma, song quyết không vào thành Rôma. Ngoài ra, hoàng đế đứng bên bờ sông TiBơ đưa mắt nhìn về phía thành Rôma. Có lần đến sát dưới chân thành Rôma, song quyết không vào thành. Trong thời gian dài sống cô độc trên đảo, ông chết trong nỗi cô đơn.Hoàng đế ở ẩn, cách biệt với thế giới bên ngoài, nên hoạt động sống của Tiberiút như ăn, ở, đi lại và các mặt khác đã được khoác lên một tấm màn thần bí. Các nhà sử học Rôma cổ cho rằng, hoàng đế tự nguyện lưu đày ở ẩn có hai nguyên nhân chính:Nguyên nhân thứ nhất, là âm mưu của Xiêanut (tên một viên tướng là thuộc hạ của Tiberiút). Nguyên nhân này chưa phải là sự thật, bởi vì sau khi Xiêanut bị xử tội chết, hoàng đế vẫn sống ẩn hơn 6 năm nữa.Nguyên nhân thứ hai, có lẽ xuất phát từ chủ ý của hoàng đế. Tiberiút muốn mượn việc ở ẩn này để che đậy hành động dã man và hoang dâm vô độ của mình trước đó. Sự tính toán đã được cân nhắc kỹ càng trước khi thực hiện.Tôniuýt thì cho rằng, hoàng đế tự nguyện lưu đày là vì phải chịu sự bất hạnh do các con mình bị chết ở Syrie và Rôma, hoàng đế muốn được an tĩnh một mình.Tiớt thì không nói gì nhiều, cách nhìn nhận của Tiớt là: Khi hoàng đế ở tuổi đã về già, ông ta rất mẫn cảm về diện mạo của mình. Dáng người cao gầy, hai vai luôn rũ xuống trông thật thảm hại. Tóc trên đầu đã rụng hết, mặt nổi đầy mụn nhọt, luôn dán đầy cao, ông ta không muốn gặp mặt ai.Còn một cách lý giải khác nữa không giống các cách lý giải trên. Tiberiút phải bỏ đi là do tính cách ngang tàng của mẹ ông gây ra. Bởi ông không chịu mẹ ông cùng với ông nắm mọi quyền hành trong triều, ông lại không nỡ trừ khử mẹ mình, nên ông đành phải để mọi quyền hành lọt vào tay mẹ. Cách lí giải này còn tồn tại một hiện tượng rất khó lý giải. Mẫu thân của hoàng đế chết năm 29 SCN. Đây là thời điểm ông đã ẩn cư được ba năm, thế còn 8 năm nữa thì là nguyên do tại sao?Tóm lại, người cổ đại đều tập trung ở quan điểm: hoàng đế tự nguyện lưu đầy là nằm ở phạm trù đạo đức luân lý và sai lầm, còn các nhà sử học cận, hiện đại thì lại thiên về suy xét tới lĩnh vực chính trị và xã hội.Nhà sử học Liên Xô Khơvanôp cho rằng: “Trước năm 26 SCN, mọi người căm ghét hoàng đế bệnh hoạn kết hợp với lời khuyên của viên tướng Xiêanut, Tiberiút đành phải rời khỏi Rôma”. Tiya Khơphu cũng có đồng quan điểm này, ông cho rằng: “Hoàng đế luôn trong trạng thái hoảng loạn, nên không thể lưu lại trong thành Rôm thêm ngày nào được nữa”. Aitơhoat đưa ra quan điểm mới: “Mục đích tự đi ở ẩn của Tiberiút có khả năng là: một là làm bài học kinh nghiệm cho người kế vị, hai là thoát khỏi âm mưu của phái Nguyên lão cộng hòa và công kích của nhân thân. Hoàng đế tự nguyện đi đầy là ông ta đã suy nghĩ tới sự an toàn của mình, đây là một nhân tố không thể không xét tới. Bản thân hoàng đế lại rất thích phong cảnh tuyệt đẹp trên đảo Kapuliai. Tương truyền, chỉ có một đường đi duy nhất lên đảo, xung quanh núi đá vách cao dựng đứng. Cho dù đã ẩn cư trên đảo, song trong lòng ông ta luôn thấp thỏm lo lắng. Sự kiện này đã được ông viết trong bức thư gửi cho Viện Nguyên lão vào năm 30 SCN.Các cách lí giải trên chẳng qua chỉ là suy đoán mà thôi. Vậy thì, tại sao hoàng đế lại tự nguyên lưu đầy dài ngày như vậy? Tại sao trong lòng luôn ở trong trạng thái hoảng
Tài liệu liên quan
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu là chỡa khúa để toàn thể cỏc dõn tộc trờn thế giới vào năm 2010 đạt được một trỡnh độ cho phộp họ sống một cuộc sống phong phỳ về mặt xó hội và kinh tế
- 53
- 1
- 0
- Xu thế FDI thế giới 3 năm gần đây
- 38
- 446
- 2
- Hệ thống thương mại thế giới WTO và những thách thức của nó đối với Việt Nam
- 76
- 604
- 1
- 426 Sự phát triển của thương mại Việt Nam & những điều chỉnh trong chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế...
- 40
- 526
- 0
- Khủng hoảng kinh tế thế giới một năm nhìn lại
- 17
- 405
- 0
- CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI VIỆT NAM
- 33
- 353
- 0
- Chinh phục đường đua thế giới bằng đôi chân từng bị tê liệt
- 6
- 264
- 0
- 10 điều bí ẩn nhất trong hệ mặt trời
- 5
- 390
- 0
- Những điều bí mật về Anhxtanh
- 1
- 448
- 2
- Bài soạn Tốp 15 Hoa hậu thế giới VIỆT NAM bikini
- 15
- 392
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(588.03 KB - 421 trang) - Thế giới 5000 năm những điều bí ẩn tập 1 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thế Giới 5000 Bí ẩn
-
Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn - Thư Viện PDF
-
Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn | Tiki
-
Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn (bản đầy đủ)
-
Sách Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn - FAHASA.COM
-
Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn | Tải Sách Miễn Phí
-
Sách - Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn | Shopee Việt Nam
-
Thế Giới 5000 Năm Những điều Bí ẩn, ANHOABOOK
-
EBook Thế Giới 5000 Năm Những điều Bí ẩn Pdf - Sachvui Mới
-
Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn
-
Review Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn (Tái Bản)
-
Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn (Tái Bản) - Đánh Giá Tận Tâm
-
Thế Giới 5000 Năm Những điều Bí ẩn (Tập 1) - Nhiều Tác Giả Trê...
-
Review Sách Thế Giới 5000 Năm Những điều Bí ẩn
-
Thế Giới 5000 Năm Những Điều Bí Ẩn - Giải Bài Tập SGK