Thế Giới Di động (MWG): Chuỗi Bách Hóa Xanh Vừa Hòa Vốn đã ...

Đối với chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX), công ty dự kiến vẫn là trụ cột mang lại dòng tiền chính, đóng góp từ 75% đến 80% doanh thu cho MWG. Trong đó, công ty dự kiến mở mới Trung tâm Điện máy, ĐMX Supermini, Topzone và phát triển mạng lưới cộng tác viên đại lý; nâng size cửa hàng/chuyển đổi từ TGDĐ sang ĐMX đối với những cửa hàng đang có doanh thu cao và ở khu vực còn nhiều tiềm năng; kinh doanh thêm sản phẩm/dịch vụ mới để tăng doanh số cho cửa hàng hiện hữu; đẩy mạnh doanh thu để đưa Bluetronics đạt điểm hòa vốn và lấn sân sang thị trường Indonesia.

Đối với Bách Hóa Xanh (BHX), công ty dự kiến tạm ngưng mở mới để củng cố nền tảng vận hành, chuẩn bị cho mở rộng từ năm 2023. Trong năm 2022, chuỗi này sẽ tập trung vào thu hút lôi kéo khách hàng và tích cực cải thiện doanh thu, nâng cao chất lượng và triển khai nhiều chương trình khuyến mãi với giá bán cạnh tranh để biến hàng tươi sống trở thành điểm đến của BHX. Kỳ vọng BHX đóng góp 20-25% doanh số cho tập đoàn.

Đối với chuỗi dược, sau khi An Khang được hợp nhất vào công ty, MWG sẽ đầu tư cho chuỗi nhà thuốc cả về tài chính và đội ngủ lãnh đạo trong thời gian tới, dự kiến sẽ tăng tốc độ nhân rộng chuỗi sau khi hoàn thiện.

MWG đặt kế hoạch năm 2022 (Nguồn: MWG)
MWG đặt kế hoạch năm 2022 (Nguồn: MWG)

Một nội dung đáng chú ý, công ty dự kiến phát hành tối đa 2,7% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 19,19 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên và lãnh đạo công ty với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 93,1% so với giá thị trường. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong 4 năm, mỗi năm được chuyển nhượng 25% tổng số cổ phần.

Bước sang năm 2022, công ty tiếp tục kế hoạch phát hành ESOP đều hàng năm. Trong đó, nếu lợi nhuận tăng dưới 10%, công ty sẽ không phát hành ESOP và nếu lợi nhuận tăng lớn hơn hoặc bằng 10%, công ty sẽ phát hành tối đa 2,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho ban lãnh đạo và nhân viên.

Về kế hoạch cổ tức, năm 2021, công ty dự kiến cổ tức tiền mặt 10% và cổ phiếu tỷ lệ 1:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Chào bán vốn tại CTCP Thương mại Bách Hóa Xanh

Xét về định hướng kinh doanh, năm 2022, công ty dự kiến chào bán cổ phần riêng lẻ cho đối tác, nhà đầu tư trong khu vực hoặc trên thế giới. Số tiền huy động, công ty dự kiến dùng để đầu tư cho trung tâm phân phối, tài sản cố định, công nghệ, đầu tư phát triển mạnh mẽ kênh bán hàng online và mở rộng chuỗi BHX ra toàn cầu.

Được biết, tỷ lệ chào bán tối đa là 20% vốn điều lệ tại BHX, thời gian dự kiến trong giai đoạn 2022-2023.

Chuỗi BHX mới hòa vốn toàn công ty năm 2021 (Nguồn: MWG)
Chuỗi BHX mới hòa vốn toàn công ty năm 2021 (Nguồn: MWG)

Điểm đáng lưu ý, kể từ năm khi thành lập tới năm 2020, chuỗi BHX liên tục lỗ EBITDA toàn công ty. Trong năm 2021, khi việc phong tỏa kéo dài, người dân thiếu lựa chọn và các chuỗi cung cấp hàng hóa thiết yếu là nhóm ngành hưởng lợi đã có kết quả kinh doanh tích cực nhờ vậy chuỗi BHX bắt đầu ghi nhận lãi EBITDA toàn công ty.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, BHX ghi nhận doanh thu lũy kế đạt 3.900 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ. Trong đó, công ty đang tích cực thu hút khách hàng bằng chiến lược khuyến mãi để thu hút khách hàng. Công ty kỳ vọng doanh thu tháng 3 sẽ tăng ít hơn mức tăng sản lượng nhưng dự kiến vẫn tăng trưởng dương so với cùng kỳ và quay lại mức trước đợt bùng phát dịch năm 2021.

Năm 2022, BHX sẽ tập trung mọi nguồn lực để thu hút khách hàng và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ sẽ tác động đến biên lợi nhuận của BHX và MWG. Như vậy, với việc không có kế hoạch mở rộng, đẩy mạnh thực hiện khuyến mãi để thu hút khách hàng, điều này cho thấy công ty tiếp tục đặt trọng tâm thị phần hơn là lợi nhuận.

Tính tới 31/12/2021, MWG đang sở hữu 99,95% vốn điều lệ tại BHX. Như vậy, nếu việc phát hành riêng lẻ thành công, tỷ lệ sở hữu của MWG tại BHX sẽ giảm xuống đáng kể.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/3, cổ phiếu MWG tăng 1.400 đồng lên 145.800 đồng/cổ phiếu.

Từ khóa » Chuối Bhx