Thế Giới Phương Tây – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Thế giới phương Tây (Tiếng Anh: Western world), cũng gọi là Tây dương hoặc tên gọi cũ thái tây, chủ yếu đề cập đến các quốc gia và tiểu bang khác nhau ở các khu vực Australasia[a], Tây Âu [b] và Bắc Mỹ; với một số tranh luận về việc liệu những quốc gia ở Đông Âu và Mỹ Latinh[c] có cấu thành phương Tây hay không.[5][6][7]
Thế giới phương Tây cũng được gọi là (từ Latinh occidens 'hạ xuống, hoàng hôn, phía tây') trái ngược với thế giới phương Đông là (từ Latinh oriens 'nguồn gốc, mặt trời mọc, phía đông'). Phương Tây được coi là một khái niệm đang tiến hóa; được tạo thành từ sức mạnh tổng hợp về văn hóa, chính trị và kinh tế giữa các nhóm người khác nhau chứ không phải là một khu vực cứng nhắc với các biên giới và thành viên cố định.[8] Định nghĩa về "thế giới phương Tây" thay đổi tùy theo bối cảnh và quan điểm.[9]
Khái niệm thế giới phương Tây bắt nguồn ở văn minh Hi Lạp, Đế quốc La Mã và về sau là Cơ Đốc giáo, trải qua thời kỳ Phục Hưng, Cải cách tôn giáo, Thời đại Khai sáng và thông qua sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mà hình thành thế giới phương Tây như ngày nay. Thời kì Chiến tranh Lạnh, quan điểm của thế giới phương Tây xác lập do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Cơ Đốc giáo và tư tưởng chủ nghĩa tự do, quốc gia chủ nghĩa tư bản phản đối chủ nghĩa cộng sản hình thành mặt trận theo chủ nghĩa chống cộng, có khác biệt ở quốc gia chủ nghĩa cộng sản mà chính trị và kinh tế không giống nhau.
Đây cũng là một khái niệm địa lý, từ thế kỉ XV tới nay, người Tây Âu nhìn tương đối hướng về Tây Á, Nam Á và Đông Á coi là phương Đông. Trong hàm nghĩa văn hoá đương đại, thế giới phương Tây ngoài bao gồm châu Âu ra cũng bao gồm thời kì thực dân châu Âu có nguồn gốc từ số lượng nhiều người nhà tổ tiên của châu Âu di dân đến quốc gia của châu Mỹ và châu Đại Dương.
Thuật ngữ này trước đây nhằm để chỉ sự khác biệt thuần địa lý, nhằm chỉ sự đối lập giữa châu Âu với các quốc gia nằm ở phía đông (phương Đông và châu Á), nhưng ngày nay nó không còn có ý nghĩa về địa lý nữa. Những quốc gia được chấp nhận là một phần của thế giới phương Tây ngày nay nằm ở cả hai bán cầu, được phân chia bởi kinh tuyến gốc của Trái Đất nằm ở Greenwich.
Người Trung Quốc cổ đại lấy Trung Quốc làm trung tâm, làm pháp quy để xác định "thế giới phương Tây". Triều Nhà Minh lấy khoảng giữa đảo Kalimantan và Brunei làm mốc giới, về phía đông gọi là Đông dương, về phía Tây gọi là Tây dương, cho nên cái mà quá khứ gọi là xứ Nam Hải (tức Biển Đông) và xứ Tây Nam Hải thì Nhà Minh gọi là Đông dương và Tây dương, hơn nữa, biển của vịnh Xiêm La, thì gọi là Trướng Hải.
Văn hóa phương Tây
[sửa | sửa mã nguồn]Văn hóa phương Tây bắt nguồn ở bồn địa Địa Trung Hải và vùng phụ cận của nó, Hy Lạp thường hay được dẫn dụng làm là đất khởi nguyên của nó. Văn hoá phương Tây chịu ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á vĩ đại và cổ xưa[10], giống như là Phoenicia, Israel cổ đại,[11][12] Sumer và Babylon. Làn sóng bành trướng thứ nhất là sự chinh phục và truyền bá cùng với sự bành trướng lãnh thổ của Đế quốc La Mã đến tất cả vùng đất dọc bờ biển Địa Trung Hải và vùng đất dọc bờ biển phía nam Biển Đen, làn sóng bành trướng thứ hai là truyền bá Cơ Đốc giáo, Cơ Đốc giáo hoá Anh Quốc (thế kỉ V Công Nguyên), Cơ Đốc giáo hoá Bulgaria (thế kỉ IX Công Nguyên), Cơ Đốc giáo hoá Rus' Kiev (Ukraina và Nga, thế kỉ X Công Nguyên), Cơ Đốc giáo hoá Bắc Âu (thế kỉ XII Công Nguyên), Cơ Đốc giáo hoá Litva (thế kỉ XIV Công Nguyên), thúc đẩy toàn bộ châu Âu gia nhập văn hoá Kitô giáo phương Tây.
Tác phẩm "Diễn tiến văn minh" của nhà sử học Carroll Quigley[13] cho rằng văn hoá Cơ Đốc giáo phương Tây ra đời khoảng chừng vào năm 500 sau Công Nguyên, sau khi Đế quốc Tây La Mã diệt vong. Nó mang đến tư tưởng mới lạ rồi phát triển mạnh mẽ. Giữa thời gian Đế quốc Tây La Mã diệt vong và thời kỳ Phục Hưng, Tây Âu trải qua cuộc suy thoái biên độ lớn lần thứ nhất[14] nhưng sau đó thích ứng, điều chỉnh và lần thứ hai phát triển sản xuất, khoa học kỹ thuật và chính trị. Thời kì này kéo dài khoảng 1000 năm được gọi là thời Trung Cổ, thời kì mới mở đầu trong giai đoạn này được gọi là thời đại đen tối, sau đó phương Tây trải qua thời kỳ Phục Hưng nhằm phản tỉnh và phát triển các ngành nghệ thuật, khoa học và triết học.
Do Đế quốc Đông La Mã và các cơ cấu của giáo đường Cơ Đốc giáo còn tồn tại, tri thức của thời kì Đế quốc La Mã được bảo lưu một phần ở thời kì Trung Cổ. Kỹ thuật Tây Âu truyền bá qua bán đảo Ả Rập rồi vào Trung Quốc và Ấn Độ.[15][16] Từ thời Phục Hưng tới nay, Tây Âu phát triển tạo ra ảnh hưởng vượt qua sự ảnh hưởng của văn minh Hi Lạp, Đế quốc La Mã và Thế giới Hồi giáo, do Cách mạng công nghiệp,[17] Cách mạng khoa học[18] và Cách mạng thương nghiệp, khiến cho Đế quốc thực dân Tây Âu thống trị một vùng đất rộng lớn trên thế giới cho đến giữa thế kỉ XX.[19] Sự bành trướng này khiến cho sự truyền bá của Cơ Đốc giáo mở rộng ra toàn thế giới.
Dân chúng tín phụng ba lưu phái Cơ Đốc giáo lớn (Giáo hội Công giáo La Mã, Tân giáo Cơ Đốc và Chính thống giáo Đông phương), lấy giáo đường làm kiến trúc tinh thần chủ yếu, có hưởng tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, chữ viết ngôn ngữ phần nhiều sử dụng chữ cái Latinh, về mặt văn hoá phần nhiều kế thừa văn hoá Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại của lịch sử xa xưa.
Các quốc gia phương Tây
[sửa | sửa mã nguồn]- Bắc Âu:
- Vương quốc Na Uy
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hoà Phần Lan
- Cộng hoà Iceland
- Vương quốc Thụy Điển
- Tây Âu:
- Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
- Cộng hòa Ireland
- Vương quốc Hà Lan
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Nam Âu:
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Cộng hoà Bồ Đào Nha
- Cộng hoà Ý
- Trung Âu:
- Cộng hoà Liên bang Đức
- Cộng hoà Áo
- Liên bang Thuỵ Sĩ
- Bắc Mỹ
- Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
- Canada
- Tây Nam Thái Bình Dương
- Thịnh vượng chung Úc
- New Zealand
Một số học giả định nghĩa rộng hơn về thế giới phương Tây, do đó những nước sau đây cũng được coi là các quốc gia phương Tây:
- Estonia
- Latvia
- Lithuania
- Armenia
- Georgia
- Belarus
- Moldova
- Nga
- Ukraine
- Áo
- Cộng hòa Séc
- Croatia
- Hungary
- Ba Lan
- Romania
- Serbia
- Slovakia
- Slovenia
- Albania
- Bosnia và Herzegovina
- Bulgaria
- Hy Lạp
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Montenegro
- Bắc Macedonia
- Kosovo
- Argentina
- Brazil
- Bolivia
- Chile
- Colombia
- Costa Rica
- Cuba
- Dominican Republic
- Ecuador
- El Salvador
- Guatemala
- Haiti
- Honduras
- Mexico
- Nicaragua
- Panama
- Peru
- Uruguay
- Venezuela
Bởi vì đại bộ phận quốc gia mà liệt kê ở phần trên tập trung ở đại lục Âu – Mĩ, cho nên có lúc cũng gọi là "quốc gia Âu – Mĩ". Thế giới phương Tây chỉ kinh tế thị trường tư bản về phương diện kinh tế và vùng đất Cơ Đốc giáo về phương diện văn hoá. Khái niệm thế giới phương Tây xưa nhất chỉ là khái niệm địa lý, trước mắt khái niệm văn hoá của nó càng ngày càng chính xác.
Ngoài việc phân chia quốc gia phương Đông và phương Tây truyền thống ra, nước Nhật Bản là quốc gia tương đối đặc thù, nước Nhật Bản mặc dù thuộc về phương Đông về phương diện địa lí, nhưng mà bởi vì thực hành chế độ chính trị dân chủ và có nền kinh tế theo chủ nghĩa tư bản của phương Tây cho nên nước Nhật Bản được gọi là quốc gia đã phương Tây hóa.
Phân chia phương Tây và phương Đông
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện Phần bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã xuất hiện 2 khối đối lập ở châu Âu. Khối chủ nghĩa xã hội lấy Liên bang nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết làm nước đứng đầu và khối chủ nghĩa tư bản lấy Hợp chúng quốc Hoa Kỳ làm nước cầm đầu và cuộc đối đầu giữa hai khối này được gọi là Chiến tranh lạnh, các học giả đem "quan hệ" của hai khối này ra làm tượng trưng cho "quan hệ" phương Đông và phương Tây (gọi ngắn là quan hệ Đông – Tây). Tuy nhiên cách phân loại này không còn tồn tại khi mà khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, và nhiều quốc gia trong số này đã gia nhập EU và NATO.
Trừ việc tính toán và phân chia quốc gia Đông – Tây truyền thống ra, Liên bang Nga và nước Nhật Bản là hai nước lớn tương đối đặc thù. Cả hai quốc gia này đều có những điểm tương đồng cũng như khác biệt so với các nước Tây Âu và Bắc Mỹ khiến cho nhiều học giả chia rẽ về việc có nên xếp hai nước này vào nhóm các nước phương Tây hay không. Trên thực tế thì Liên bang Nga thuộc về thế giới phương Tây theo các phương diện chủng tộc, văn hoá và địa lý, nhưng mà bởi vì các nguyên nhân như chế độ chính trị và sức mạnh tổng hợp quốc gia của nó, cho nên vào trước năm 1991 Nga không được công nhận là một quốc gia phương Tây. Nước Nhật Bản có sự tương đồng với phương Tây về thể chế chính trị, cho nên một số học giả đã xếp Nhật vào nhóm các nước phương Tây. Tuy nhiên, về phương diện chủng tộc, văn hoá và địa lý thì Nhật lại thuộc về phương Đông (Đông Á).
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bao gồm Úc và New Zealand, không bao gồm các quốc đảo Thái Bình Dương.
- ^ Bao gồm các nước Trung Âu, vùng Baltic và các vùng lãnh thổ của các quốc gia Tây Âu nằm ở bờ biển Bắc Phi, chẳng hạn như Madeira và Quần đảo Canaria.
- ^ Vị thế của Mỹ Latinh là một phần của phương Tây là điều không thể bàn cãi đối với hầu hết các nhà nghiên cứu, nhưng cũng có những người phản đối.[4]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ THE WORLD OF CIVILIZATIONS: POST-1990 scanned image Lưu trữ 12 tháng 3 năm 2007 tại Wayback Machine
- ^ Huntington, Samuel P. (1991). Clash of Civilizations (ấn bản thứ 6). Washington, DC. tr. 38–39. ISBN 978-0-684-84441-1. Nguồn gốc của nền văn minh phương Tây thường được xác định là từ năm 700 hoặc 800 sau Công nguyên. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn minh này có ba thành phần chính, ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh. [...] Tuy nhiên, Châu Mỹ Latinh đã đi theo một con đường phát triển khá khác so với Châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù là hậu duệ của nền văn minh Châu Âu, nhưng nền văn minh này cũng kết hợp nhiều yếu tố của nền văn minh bản địa Châu Mỹ hơn so với nền văn minh của Bắc Mỹ và Châu Âu. Hiện tại nó cũng có một nền văn hóa tập đoàn và độc đoán hơn. Cả Châu Âu và Bắc Mỹ đều cảm nhận được những tác động của Cải cách và sự kết hợp giữa các nền văn hóa Công giáo và Tin lành. Về mặt lịch sử, châu Mỹ Latinh chỉ có người Công giáo, mặc dù điều này có thể đang thay đổi. [...] Châu Mỹ Latinh có thể được coi là, hoặc là một tập hợp con, trong nền văn minh phương Tây, hoặc cũng có thể được coi là một nền văn minh riêng biệt, có liên quan mật thiết đến phương Tây, nhưng bị chia rẽ về việc liệu nó có thuộc về phương Tây hay không.
- ^ Huntington, Samuel P. (2 tháng 8 năm 2011). The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order. Simon & Schuster. tr. 151–154. ISBN 978-1451628975.
- ^ Espinosa, Emilio Lamo de (4 tháng 12 năm 2017). “Is Latin America part of the West?” (PDF). Elcano Royal Institute. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2019.
- ^ Stearns, Peter N. (2008). Western Civilization in World History (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 88–95. ISBN 9781134374755.
- ^ “Is Eastern Europe part of the Western world?”. www.studycountry.com. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2023.
- ^ Espinosa, Emilio Lamo de. “Is Latin America part of the West?”. Elcano Royal Institute (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2023.
- ^ Hunt, Lynn; Martin, Thomas R.; Rosenwein, Barbara H.; Smith, Bonnie G. (2015). The Making of the West: People and Cultures. Bedford/St. Martin's. tr. 4. ISBN 978-1457681523. The making of the West depended on cultural, political, and economic interaction among diverse groups. The West remains an evolving concept, not a fixed region with unchanging borders and members.
- ^ Shvili, Jason (26 tháng 4 năm 2021). “The Western World”. worldatlas.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022.
- ^ Jackson J. Spielvogel (ngày 14 tháng 9 năm 2016). Western Civilization: Volume A: To 1500. Cengage Learning. tr. 32–. ISBN 978-1-337-51759-1.
- ^ Religions in Global Society – Page 146, Peter Beyer – 2006
- ^ Cambridge University Historical Series, An Essay on Western Civilization in Its Economic Aspects, p.40: Hebraism, like Hellenism, has been an all-important factor in the development of Western Civilization; Judaism, as the precursor of Christianity, has indirectly had had much to do with shaping the ideals and morality of western nations since the christian era.
- ^ “The Evolution of Civilizations – An Introduction to Historical Analysis (1979)”. Archive.org. ngày 10 tháng 3 năm 2001. tr. 84. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
- ^ Middle Ages "Of the three great civilizations of Western Eurasia and North Africa, that of Christian Europe began as the least developed in virtually all aspects of material and intellectual culture, well behind the Islamic states and Byzantium."
- ^ “Science, civilization and society”. Es.flinders.edu.au. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2011.
- ^ Richard J. Mayne, Jr. “Middle Ages”. Britannica.com. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2011.
- ^ Eric Bond; Sheena Gingerich; Oliver Archer-Antonsen; Liam Purcell; Elizabeth Macklem (ngày 17 tháng 2 năm 2003). “Innovations”. The Industrial Revolution. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2011.
- ^ “The Scientific Revolution”. Wsu.edu. ngày 6 tháng 6 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2011.
- ^ “How Islam Created Europe; In late antiquity, the religion split the Mediterranean world in two. Now it is remaking the Continent”. TheAtlantic.com. tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
Từ khóa » Chữ Cổ đại Phương Tây
-
Lịch Và Chữ Viết Phương Tây Cổ đại
-
Chữ Viết Của Người Phương Tây By Hồng Ân - Prezi
-
Lịch Và Chữ Viết Phương Tây Cổ đại
-
Lịch Và Chữ Viết Phương Tây Cổ đại - Daihoangde
-
Cư Dân Cổ đại Phương đông Và Phương Tây Viết Chữ Như Thế Nào?
-
Cư Dân Phương Đông Và Phương Tây Cổ đại Viết Chữ ... - Tech12h
-
Cư Dân Cổ đại Phương đông Và Phương Tây Viết Chữ Như Thế Nào ...
-
Cư Dân Phương Đông Và Phương Tây Cổ đại Viết Chữ ...
-
Cư Dân Phương Đông Và Phương Tây Cổ đại Viết Chữ Như Thế Nào ...
-
Văn Học Phương Tây – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 4: Các Quốc Gia Cổ đại Phương Tây - Hi Lạp Và Rô - Ma
-
Chữ Viết Của Nền Văn Hóa Cổ đại Phương đông
-
So Sánh Các Quốc Gia Cổ đại Phương Đông Và Phương Tây