Thẻ: Hiệu ứng áp điện - Kỹ Thuật Y Sinh-Nguyễn Công Trình
Có thể bạn quan tâm
Câu 1: Siêu âm là gì? Nêu nguyên lý hoạt động, cấu tạo của máy siêu âm
- Siêu âm:
Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, áp dụng phổ biến trong y tế, phương pháp tạo ảnh là sử dụng sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể.
Sóng siêu âm là sóng âm thanh có tần số cao trên 20KHz, ngoài khả năng nghe của con người (tai người nghe được sóng âm ở tần số 16-20KHz). Sóng siêu âm ứng dụng trong y học có tần số từ 700KHz-50MHz, trong đó siêu âm chẩn đoán sử dụng tần số từ 2-50MHz. Sóng siêu âm có bước sóng ngắn hơn bước sóng của âm nghe được rất nhiều và có thể truyền theo những chùm rất hẹp. Sóng siêu âm lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
Máy siêu âm gồm:
- Bộ đồng bộ chủ dùng để điều khiển hoạt động của tất cả các hệ thống con.
- Bộ phát chứa các xung kích thích
- Bộ thu để thu nhận các xung phản hồi
- Đầu dò: phát ra sóng siêu âm và thu lại sóng phản hồi. chuyển đổi âm – điện được kết nối với bộ phát – thu của máy quét
- Bộ xử lý điện tử: Sau khi thu nhận tín hiệu từ đầu dò khối này sẽ tiến hành các bước xử lý ảnh như khuếch đại, tăng độ tương phản, làm rõ đường biên, tăng độ rộng xung, làm mịn biên, khuếch đại bù thời gian, bù chiều sâu … kết hợp với các phần mềm xử lý số liệu, tiến hành tính toán để cho ảnh kết quả cũng như những thông tin cơ bản về tình trạng bệnh và thông tin về bệnh nhân.
- Màn hình hiển thị: hiển thị hình ảnh, thông tin, số liệu cho cả quá trình siêu âm.
- Ngoài ra còn có các khối:
+ Hệ thống nhập liệu và tương tác: bao gồm bàn phím chức năng và màn hình cảm ứng sử dụng để nhập dữ liệu bệnh nhân, lựa chọn thông số, chuyển đổi đầu dò,..
+ Máy in: in kết quả siêu âm (sử dụng máy in nhiệt hc máy in thông thường qua máy tính)
+ Lưu trữ: nơi lưu lại các thông tin cần thiết trong quá trình thu thập và xử lý của máy siêu âm.
-
Hoạt động của máy siêu âm :
+Một tín hiệu điện từ bộ phát đồng bộ chủ được đưa tới máy phát để khởi tạo quá trình.
+Sau đó một chùm siêu âm được truyền vào trong cơ thể: khi gặp mặt phân cách -> một phần năng lượng chùm tia được phản xạ trở về đầu dò. Đầu dò, lúc này hoạt động như là một máy thu hơn là một máy phát, chuyển tín hiệu dội thành một tín hiệu điện để xử lý và hiển thị.
+Sau quá trình xử lý tại bộ xử lý, hình ảnh siêu âm sẽ được hiển thị trên màn hình
Câu 3: Liên hệ giữa Công thức Doppler với nguyên lý hoạt động máy siêu âm? Kể tên một số ứng dụng của của nguyên lý này. Phân biệt sự khác biệt giữa siêu âm chẩn đoán và siêu âm điều trị?
- Hiệu ứng Doppler: khi khoảng cách giữa nguồn phát và nguồn thu siêu âm cố định thì tần số siêu âm nhận được tại nơi thu sẽ bằng đúng với tần số của nguồn phát, nhưng nếu trong quá trình thu phát khoảng cách đó thay đổi thì tần số siêu âm nhận được tại nơi thu khác với tần số của nguồn phát.
- Doppler là hiện tượng thay đổi tần số của sóng khi có sự dịch chuyển tương quan giữa nguồn phát sóng và người quan sát, tần số sóng phản hồi tăng lên khi nguồn phát sóng hoặc người quan sát tiến lại gần nhau, tần số này sẽ giảm xuống trong trường hợp ngược lại
-
Công thức tính Doppler: Hiệu số của hai tần số sóng phản hồi và tần số sóng phát đi chính là tần số Dopple:
Trong đó:
– ∆F: tần số Doppler.
– Fo: tần số phát đi
– Fr: tần số của sóng phản hồi
– v: vận tốc của dòng máu
– c :tốc độ của song siêu âm trong cơ thể (1540m/s).
– α: góc giữa chùm tia siêu âm và mạch máu
- Từ công thức trên ta rút ra:
Tần số Doppler ∆ F tỷ lệ thuận với dòng chảy
∆F có giá trị lớn nhất khi chum tia song song với dòng (cos α =1).
Chuyển động của các tế bào máu làm thay đổi tần số của sóng phản hồi trở về đầu dò
Do vậy tần số của sóng truyền đi và trở về khác nhau, chúng sẽ lệch pha với nhau
Khác với siêu âm Mode A, B, M trong siêu âm Doppler máy không xử lí tín hiệu sóng phản hồi thành hình ảnh, mà chỉ ghi nhận sự thay đổi tần số do hiệu ứng Doppler xảy ra khi chùm sóng siêu âm phát ra gặp các hồng cầu chuyển động trong mạch máu đang tiến lại gần đầu dò hoặc đi xa đầu dò
-
Một số ứng dụng của của nguyên lý Doppler này.:
Trong y tế: Siêu âm doppler và các ứng dụng siêu âm mạch.
Trong quân sự: Rarda thăm dò mục tiêu chuyển động trên không và trên mặt đất, trong tàu ngầm phát hiện vật cản, san hô, phát hiện mục tiêu di động
Trong thiên văn: Kính thiên văn có lắp thêm bộ phận thu phát doppler để thăm dò các vật chất chuyển động bằng hình ảnh (Hướng ra xa màu xanh, lại gần màu đỏ) so với trái đất
Trong đời sống xã hội: Súng bắn tốc độ, máy đo đạc trong giao thông ( khoảng cách, cao độ, bắn điểm,… )
- Phân biệt sự khác biệt giữa siêu âm chẩn đoán và siêu âm điều trị?
Loại siêu âm Tiêu chí | Trong chẩn đoán | Trong điều trị |
Tần số | Tần số thường cao (tạo được sóng phản hồi tốt, cho ảnh rõ nét) | Tần số thấp hơn ( nếu f cao sẽ phát sinh nhiệt lớn) |
Bước sóng | Nhỏ | Lớn hơn |
Cấu tạo chính | Có bộ phận phát và thu | Chỉ có bộ phận phát |
Đặc điểm thiết kế | Nhỏ gọn, linh hoạt phù hợp với từng loại đầu dò thăm khám | Thiết kế cố định hoặc cơ hữu với điều kiện tập trung sóng siêu âm tốt nhất vào khu vực cần điều trị |
Câu 4: Phòng xét nghiệm tại các cơ sở y tế, bệnh viên… có nhiệm vụ để làm gì? Kể các thiết bị cần thiết cho 1 phòng xét nghiệm và công dụng của mỗi loại thiết bị này là gì ?
Đường đạo trình điện tâm đồ là gì? Trình bày cách mắc 12 đạo trình chính để đo tin hiệu ECG, nêu tác dụng của các đạo trình này ?
- Phòng Xét nghiệm tại các cơ sở y tế, bênh viên… có chức năng: Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, sinh hóa, vi sinh, ký sinh trùng, sinh học phân tử, miễn dịch….phục vụ cho việc chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh, theo dõi diễn tiến của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Các thiết bị xét nghiệm với mục tiêu cung cấp những kết quả xét nghiệm tin cậy nhất và kịp thời, hỗ trợ tối đa các bác sĩ lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Máy xét nghiệm sinh hóa
Xét nghiệm sinh hoá được thực hiện với nhiều loại mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, phân, dịch não tuỷ, các loại dịch khác. Người ta dùng các máy phân tích sinh hoá để có được định lượng các chất cần phân tích một cách chính xác và đơn giản. Dựa vào sự xuất hiện các chất dị thường, tăng giảm của các chất thông thường có người ta có thể chẩn đoán nhiều bệnh liên quan đến các cơ quan trong cơ thể con người.
- Máy tổng phân tích máu
Cung cấp thông tin về tình trạng bệnh nhân hoặc người được xét nghiệm, định hướng nguyên nhân gây bệnh, phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể.
+ Đếm số lượng của bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong mỗi ml máu.
+ Đo kích thước và kích thước trung bình của tế bào hồng cầu.
+ Xác định tỷ lệ phần trăm từng loại tế bào bạch cầu trong mỗi mẫu máu…
- Máy li tâm
Máy li tâm được sử dụng trong các phòng xét nghiệm để tách, phân tích các tế bào, bào quan, máu, nước tiểu, Protein, DNA,…
Ví dụ: Dùng phương pháp ly tâm phân tích các thành phần của nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, trụ cầu để chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm hay không viêm đường tiết niệu.
- Máy xét nghiệm nước tiểu
Nước tiểu là một sản phẩm của hệ bài tiết, được lọc từ máu bởi thận. Máu đi khắp cơ thể, đến từng tế bào, từng cơ quan, có quan hệ mật thiết với tất cả các cơ quan nên về mặt bệnh lý, máu chịu ảnh hưởng của tất cả các cơ quan. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu giúp cho chuẩn đoán một cách tương đối chính xác các bệnh về thận, gan, về tuyến nội tiết, về chuyển hoá các chất trong cơ thể, về thai nghén, về sự bài tiết các chất thuốc đưa vào cơ thể, về nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
- Máy xét nghiệm điện giải
Máy điện giải là thiết bị điện tử sử dụng để đo nồng độ của các chất điện giải như: Na+, K+, Ca++, Cl-, Li+… Những thay đổi về chỉ số hoá lý và các thành phần hoá học của các chất trong máu đều phản ánh những rối loạn chức năng của cơ quan hoặc bộ phận nào đó trong cơ thể. Các xét nghiệm hoá sinh về máu đóng vai trò quan trọng trong lâm sàng, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.
- Đường đạo trình điện tâm đồ là gì? Trình bày cách mắc 12 đạo trình chính để đo tin hiệu ECG, nêu tác dụng của các đạo trình này ?
Cách mắc điện cực để ghi dòng điện hoạt động của tim gọi là đạo trình hay đạo trình điện tâm đồ là điểm đặt để đo sự chênh lệch điện thế giữa 2 điểm trên cơ thể
Cách mắc 12 đạo trình:
Có 12 đạo trình chính (D1,D2, D3, aVR, aVL, aVF, V1, V2, V3, V4, V5, V6), ngoài ra còn có một số đạo trình ít sử dụng, chỉ được ghi khi có chỉ định cần thiết
- 3 chuyển đạo mẫu:
D1: – tay phải, + tay trái => nhìn thấy nhĩ trái và đỉnh của thất trái
D2:- tay phải, + chân trái =>mỏm tim
D3: – tay trái, + chân trái=>phần dưới nhĩ phải và 1 phần thất phải
- 3 chuyển đạo tăng cường: ghi lại hoạt động điện học với một điện cực so với mức zero
aVR: cổ tay phải vs cực trung tâm CT: thu điện thế ở mé bên phải và đáy tim
- 6 chuyển đạo trước tim:
V1: Khoang liên sườn 4 bên phải, sát bờ xương ức.
V2: Khoang liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức.
V3: Điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4.
V4: Đặt tại mỏm tim
V5: Đường nách trước với đường ngang qua v4
V6: Đường nách giữa với đường nối V4,V5.
Câu 5:Nguyên lý làm việc của đầu dò máy siêu âm ?
Đầu dò vừa đóng vai trò đầu phát vừa đóng vai trò đầu thu. Tinh thể gốm của đầu dò được nuôi bằng các chuỗi xung cao tần. Cứ sau mỗi xung phát đầu dò lại làm nhiệm vụ tiếp nhận sóng hồi âm. Độ lặp lại của các chuỗi xung phụ thuộc vào độ sâu tối đa cần chẩn đoán
Đầu dò siêu âm hoạt động theo nguyên lý của hiệu ứng áp điện
- Khái niệm: Hiệu ứng áp điện là khả năng biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học và ngược lại, biến đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện của một số chất trong tự nhiên (gọi là các vật liệu mang tính áp điện).
-
Hiệu ứng thuận:
Nếu ta tác động một lực cơ học hay khi nén hoặc kéo dãn một số tinh thể gốm theo những phương đặc biệt thì trên các mặt giới hạn của tinh thể đó xuất hiện những điện tích trái dấu và do đó có một hiệu điện thế giữa hai bề mặt.
Sóng âm có bản chất là sóng cơ học do đó khi sóng âm va đập vào tinh thể gốm sẽ làm xuất hiện trên tinh thể gốm 1 chuỗi xung điện có độ lớn tỉ lệ với cường độ của sóng âm.
Hiệu ứng thuận xảy ra ở đầu thu của đầu dò máy siêu âm.
- Hiệu ứng nghịch:
Nếu ta đặt lên tinh thể gốm áp điện 1 hiệu điên thế thì phụ thuộc vào chiều của hiệu điện thế đó tinh thể gốm sẽ dãn ra hay nén lại . Nếu ta đặt lên tinh thể gốm một điện thế xoay chiều => tạo ra áp lực nén giãn liên tục vào môi trường xung quanh tức là tạo ra sóng âm.
Phụ thuộc vào tần số dao động của xung điện, kích thước và công nghệ chế tạo tinh thể gốm, ta sẽ thu được các chùm tia siêu âm có tần số khác nhau.
Hiệu ứng nghịch xảy ra tại đầu phát của đầu dò máy siêu âm.
Người ta sử dụng một số chất trong tự nhiên như thạch anh, titanate bari,… để làm vật liệu áp điện; tuy nhiên chất lượng của các tinh thể loại này bị giảm trong môi trường độ ẩm, nhiệt độ cao, nên ngày nay chủ yếu các nhà sản xuất sử dụng các tinh thể nhân tạo mà điển hình là gốm áp điện. Loại này ít bị ẩm hơn, có khả năng chế tạo với nhiều hình dáng đa dạng hơn phù hợp với từng loại máy siêu âm và giá thành rẻ hơn.
Câu 6:Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động , chức năng từng phần của nguồn phát Rơn-ghen? Có mấy loại anode, trình bày tác dụng của từng loại?
Đây là một trong những bộ phận thiết yếu hợp thành thiết bị chụp cắt lớp X – quang. Nguyên lý phát xạ rơnghen dựa trên quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Cấu tạo
Nguồn Rơn- ghen ( Bóng X-Quang) có thể xem như dạng đặc biệt của điốt chỉnh lưu chân không, bóng X-quang gồm các bộ phận chủ yếu sau:
Nguồn bức xạ điện tử – catot (âm cực);
Catot bao gồm sợi đốt và giá đỡ bằng kim loại để đỡ sợi đốt đồng thời còn tạo khe hội tụ.
Sợi đốt được chế tạo bởi dây Vonfram có nhiệt độ nóng chảy rất cao (33600C). Sợi đốt có hình dạng xoắn ốc để tạo diện tích bức xạ điện tử rộng.
Để hội tụ chùm tia điện tử, người ta đặt sợi đốt trong lòng 1 khe của giá đỡ và chùm tia điện tử bức xạ từ sợi đốt qua khe này.
Có nhiệm vụ hứng chùm tia điện tử bắn vào, rồi phát xạ chùm tia X. Chùm tia này càng tập trung càng tốt để tạo được hình ảnh rõ.
- Anot gồm 1 miếng Vonfram dày khoảng 2 mm, hình chữ nhật hoặc tròn có diện tích lớn hơn diện tích điểm hội tụ 1 chút, miếng Vonfram này được gắn vào 1 giá đỡ bằng đồng giúp tán nhiệt nhanh. Bề mặt anot nằm dốc chéo so với trục dọc của bóng nên chùm tia X sẽ vuông góc với trục bóng
- Vỏ thủy tinh (vỏ trong) bao quanh anode và cathode, đã được hút chân không để loại trừ các phân tử khí cản trở trên đường đi chùm tia điện tử.
- Vỏ bóng (vỏ ngoài) thường làm bằng hợp kim nhôm phủ chì để ngăn ngừa tia X bức xạ theo những hướng không mong muốn ra môi trường xung quanh và còn có tác dụng tản nhiệt. Ngoài ra trên vỏ còn bố trí cửa sổ tia X nơi ghép nối với hộp chuẩn trực và vị trí các đầu nối.
- Cửa sổ lối ra tia X
- Nguyên lý hoạt động
Khi katôt được nung nóng đủ mức nó phát ra các nhiệt điện tử. Dưới tác động của điện trường mạnh giữa anốt và catốt (do hiệu điện thế cao gây ra), các nhiệt điện tử này chuyển động về phía anốt với vận tốc và gia tốc rất lớn tới đập vào anốt và dừng lại đột ngột. Từ anốt phát ra chùm tia rơnghen theo mọi hướng. Để định hướng chùm tia, người ta sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau (anốt đặt nghiêng, bóng bọc chì kín có cửa sổ xác định).
- Có mấy loại anode, trình bày tác dụng của từng loại?
+Anode cố định: chùm phát xạ điện tử có phương trùng với trục của bóng
Anốt có nhiệm vụ hứng chùm điện tử từ catốt bắn tới và phát xạ chùm tia Rơnghen
+Anode quay:
phương của chùm phát xạ điện tử song song và cách trục bóng một khoảng nhất định (do đặc trưng cấu tạo của anốt)
Hạn chễ dỗ mặt không bị nhiều
Hạ nhiệt
Tăng tuổi thọ cho bóng
Câu 7:Nêu cấu tạo và tác dụng ống chuẩn trực chùm tia. Ý nghĩa của ống chuẩn trực?
- Ống chuẩn trực đặt ở đầu ống côn nơi gắn với đầu đèn. Cấu tạo là một đĩa chì có 1 lỗ ở giữa. Kích thước của lỗ quyết định kích thước cuối cùng của chùm tia X, hình dạng lỗ quyết định hình dạng chùm tia
- Trong ống chuẩn trực có bộ lọc trong và bộ lọc ngoài: Bộ lọc tạo thành từ các vật liệu nặng nhằm hấp thụ những tia rơnghen không cần thiết như các tia tán xạ, các tia có bước sóng dài. Đèn báo và gương phản xạ quang cho phép quan sát được vùng cần chụp của bệnh nhân, từ đó điều chỉnh hình dạng chùm tia cho phù hợp. Bộ lọc ở phía dưới bệnh nhân: có tác dụng loại nhiễu ảnh, giúp ảnh rõ hơn.
Bộ chuẩn trực (Collimator)
- Bộ chuẩn trực được dùng với mục đích thu hẹp vùng bị chiếu xạ tia X (giảm nhiễm tia cho bệnh nhân) và giảm các tia tán xạ. Khi tia X từ đầu đèn tương tác với các mô vùng mặt, tia tán xạ được tạo ra.
- Nó là một đĩa chì có 1 lỗ ở giữa. Kích thước của lỗ quyết định kích thước cuối cùng của chùm tia X. Hình dạng của lỗ sẽ quyết định hình dạng của chùm tia X. hình dạng của lỗ trong ống chuẩn trực quyết định hình dạng của chùm tia X. Kích thước của lỗ quyết định kích thước của chùm tia ở đầu ống côn. Ống côn có độ dài khác nhau.
- Colimator không làm thay đổi năng lượng hay số lượng tia X trong chùm tia X đi đến phim, nó chỉ hạn chế kích thướng và hình dạng của chùm tia
Câu 8:Phương pháp AAS là gì? Trình bày cấu trúc thiết bị đo AAS?
- Phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (Atomic Absorbtion Spectrometric – AAS) là phương pháp dựa trên nguyên lý hấp thu của hơi nguyên tử. Người ta cho chiếu vào đám hơi nguyên tử một năng lượng bức xạ đặc trưng của riêng nguyên tử đó. Sau đó đo cường độ còn lại của bức xạ đặc trưng này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, sẽ tính ra được nồng độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích.
- Cấu trúc thiết bị đo ASS bao gồm
– Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc: tạo ra các tia phát xạ nhạy của nguồn cần phân tích, có cường độ ổn định, và có thể điều chình được. Cung cấp được chùm tia thuần khiết chỉ gồm vạch nhạy của nguyên tố phân tích phổ, chùm tia đơn sắc phải có cường độ cao bền vững theo thời gian không bị các yếu tố khác gây nhiễu
– Hệ thống nguyên tử hóa mẫu: người ta thường dùng hai kĩ thuât, nguyên tử hóa mẫu dùng ngọn lửa và nguyên tử hóa mẫu không dùng ngọn lửa.
– Bộ khuếch đại và hiển thị kết quả đo: khuếch đại tín hiệu được đưa tới sau đó hiển thị nó ra màn hình.
Câu 9: Vì sao phải nguyên tử hóa mẫu phân tích? Yêu cầu và nhiệm vụ của ngọn lửa trong việc nguyên tử hóamẫu là gì? vì sao ngọn lửa phải làm nóng đều mẫu phân tích?
- Yêu cầu – nhiệm vụ của ngọn lửa
– Theo kỹ thuật này, người ta dùng năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích. Vì thế mọi quá trình xảy ra trong khi nguyên tử hóa mẫu là phụ thuộc vào các đặc trưng và tính chất của ngọn lửa đèn khí. Nhưng chủ yếu là nhiệt độ của ngọn lửa. Nó là yếu tố quyết định hiệu suất nguyên tử hóa mẫu phân tích và mọi yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp phân tích.
– Năng lượng (Nhiệt độ) của ngọn lửa phải đủ lớn và có thể điều chỉnh tùy theo mục đích phân tích mỗi nguyên tố. Đồng thời lại phải ổn định theo thời gian và có độ lặp lại được trong các lần phân tích khác nhau đảm bảo cho phép phân tích đạt kết quả đúng đắn. Yêu cầu này có lúc không được thỏa mãn. Vì nhiệt độ cao nhất của ngọn lửa cũng chỉ là 33000C. Do đó với những nguyên tố tạo thành hợp chất bền nhiệt thì hiệu suất nguyên tử hóa mẫu là kém.
– Ngọn lửa phải thuần khiết, không sinh ra các vạch phổ phụ làm khó khăn cho phép đo hay phổ nền quá lớn gây nhiễu cho phép đo.Quá trình ion hóa và phát xạ phải không đáng kể và ổn định vì quá trình này làm mất các nguyên tử tự do tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử.
– Ngọn lửa phải có bề dày đủ lớn để có được lớp hấp thụ đủ dày làm tăng độ nhạy của phép đo. Đồng thời bề dày của lớp hấp thụ lại có thể thay đổi được khi cần thiết, để đo nồng độ lớn. Trong các máy hiện nay, bề dày này có thể thay đổi được từ 2cm đến 10cm.
– Tiêu tốn ít mẫu phân tích.
Câu 10:Tầm quan trọng của máy xét nghiệm sinh hóa là gì? Trình bày nguyên lý hoạt động chung của máy xét nghiệm sinh hóa là gì?
- Tầm quan trọng của máy xét nghiệm sinh hóa
- Máy xét nghiệm sinh hóa cho ra những kết quả xét nghiệm là dấu hiệu khách quan nhất được Bác sĩ kết hợp với những triệu chứng lâm sàng để có thể chẩn đoán, và đánh giá trình trạng bệnh hiện tại thậm chí còn có thể chẩn đoán sớm hơn, hay chẩn đoán phân biệt các trường hợp có triệu chứng lâm sàng tương tự nhau trong y học
- Nguyên lý hoạt động chung của máy xét nghiệm sinh hóa
- Chiếu bức xạ đơn sắc qua một ống trong suốt sẽ xảy ra hiện tượng hấp thụ, tuân theo định luật Lambơbeer.
- Log( I0/I). a = A = ε.l.C
- Trong đó:
- ε: Là 1 hằng số tỷ lệ có độ hấp thu phân tử biểu thị độ hấp thu của dung dịch.
- a: bước sóng
- I0: cường độ ánh sáng tương ứng với a
- I1: cường độ ánh sáng sau khi bị hấp thu
- C: nồng độ
- L: chiều dày ống cuvet
- Nguyên lý hoạt động của máy xét nghiệm sinh hóa là khi chiếu lần lượt chùm tia đơn sắc có bước sóng vào chất muốn khảo sát ta sẽ thu được thành phần của chất đó.
Câu 11: Hãy trình bày cấu tạo đầu dò ? Giải thích tại sao lớp chặn ở đầu dò lại có hình thang? Vì sao máy siêu âm điều trị không cần lớp chặn?
- Cấu tạo:
Đầu dò vừa đóng vai trò đầu phát vừa đóng vai trò đầu thu. Tinh thể gốm của đầu dò được nuôi bằng các chuỗi xung cao tần. Cứ sau mỗi xung phát đầu dò lại làm nhiệm vụ tiếp nhận sóng hồi âm. Độ lặp lại của các chuỗi xung phụ thuộc vào độ sâu tối đa cần chẩn đoán
Đầu dò siêu âm được xây dựng dựa trên hiệu ứng áp điện
Đầu dò của máy siêu âm có nhiều dải tần số (2-8 dải)
Hình vẽ: cấu tạo của đầu dò
- Thành phần chính là tinh thể áp điện
- Các điện cực áp vào 2 mặt của tinh thể áp điện nhằm tạo ra sự thay đổi. Để nâng cao khả năng truyền năng lượng đến và về sẽ có 1 lớp phối hợp được đặt ngay sau các điện cực, quá trình rung của tinh thể được loại bỏ nhờ vật liệu hỗ trợ nối tiếp trên bề mặt điện cực và 1 bộ cách âm tạo bởi cao su ngăn cản sự truyền âm
- Lớp giảm rung để tạo ra một dao động tắt dần nhanh sau khi ngừng tác dụng xung điện.
- Lớp đệm để tăng cường khả năng truyền năng lượng xung siêu âm truyền ra ngoài (giảm sự hao tổn).
- Lớp chặn ở đầu dò lại có hình thang. Bởi vì:
Lớp chặn hình thang, với hình dạng này đảm bảo hầu như sự phản xạ chỉ diễn ra trong không gian vật liệu chặn, làm tăng độ dài quãng đường đi của xung và độ suy hao. Mức độ phản xạ tia siêu âm phụ thuộc vào sai lệch trở kháng âm giữa 2 môi trường, có thể tạo ra môi trường tiếp xúc với mặt sau của cảm biến có trở kháng âm gần bằng trở kháng âm của vật liệu làm cảm biến, đảm bảo có khả năng hấp thụ tia siêu âm để nó ko thể quay trở lại cảm biến (môi trường phía sau chính là lớp chặn)
Câu 13:Trình bày chỉ định, chống chỉ định trong siêu âm điều trị
- Chỉ định
- Tổn thương xương khớp và phần mềm sau chấn thương
- Viêm khớp dạng thấp thời kỳ ổn định, thoái khớp viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm bao khớp, viêm cơ….
- Chống Chỉ Định.
- Không sử dụng sóng siêu âm điều trị mắt, tai, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn.
- Tử cung người đang có thai.
- Vùng da mất cảm giác nóng lạnh.
- Đang chảy máu nội tạng.
- Bệnh lao tiến triển (Lao phổi, lao da, lao xương khớp vv…)
- Bệnh ung thư.
- Nhiễm trùng lan rộng.
- Không siêu âm qua não, qua tim.
Câu 14:Trình bày định nghĩa quang phổ và nêu các ứng dụng của mỗi loại quang phổ.
- Định nghĩa quang phổ:
Quang phổ là dải có màu như cầu vồng từ đỏ đến tím , hứng được màn hình thì có hiện tượng tán sắc ánh sáng
+ quang phổ vạch
- Quang phổ hấp thụ
- Quang phổ học hay phân quang học là môn khoa học nghiên cứu về quang phổ, tìm ra các quy luật liên hệ giữa các tính chất vật lý và hóa học của hệ vật chất với các quang phổ phát xạ hay hấp thụ của chúng; và ứng dụng các quy luật này trong các phương pháp phân tích quang phổ, tìm lại tính chất của hệ vật chất từ quang phổ quan sát được.
-
Ứng dụng của từng loại quang phổ:
Quang phổ liên tục: Để xác nhiệt độ vật sáng(đặc biệt là các vật ở xa như mặt trời, các sao)
Quang phổ vạch phát xạ:Biết được sự có mặt của các nguyên tố trong hợp chất và cả định lượng của nó
Câu 15:Bản chất của sóng siêu âm là gì? Phân loại sóng âm? Tại sao trẻ em lại sử dụng sóng siêu âm có tần số cao hơn, người lớn lại dùng sóng siêu âm có tần số thấp hơn?
Về bản chất, sóng âm là sóng cơ học, do đó nó tuân theo mọi quy luật đối với sóng cơ, có thể tạo ra sóng âm bằng cách tác động một lực cơ học vào môi trường truyền âm. nhưng sóng này thường có tần số cực cao, tần số f > 20kHz
Sự suy giảm cường độ tia siêu âm trong quá trình nó truyền vào môi trường. nguyên nhân gây ra sự suy giảm: sự hấp thụ, sự tán xạ sự phân kỳ, sự phản xạ.
=> Sử dụng sóng siêu âm có tần số cao hơn đối với trẻ em ?
- Về bản chất và nguyên lý thì sử dụng các tia siêu âm có tần số cao sẽ cho hình ảnh rõ nét hơn tuy nhiên khả năng xuyên sâu lại thấp
– Cơ thể trẻ em chưa phát triển hoàn toàn nên các tổ chức cơ thể hay các tạng phủ còn nhỏ và nông, thành bụng cũng mỏng-> sử dụng các tia siêu âm có tần số cao hơn để thu được hình ảnh rõ nét mà vẫn đảm bảo được độ sâu của mô cần khảo sát
Từ khóa » Hiệu ứng áp điện Của Xương
-
Hiệu ứng áp điện Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Của Hiệu ứng áp điện
-
Áp điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệu ứng áp điện - Piezoelectric Effect - .vn
-
Hiệu ứng áp điện Và ứng Dụng Hiệu ứng áp điện Cuộc Sống? - VietAds
-
Tinh Thể áp điện, Vật Liệu Quan Trọng Trong Công Nghiệp Hiện đại.
-
Áp điện - Wiko
-
Hiệu ứng áp điện
-
áp điện (Khoa Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Hiệu ứng áp điện - Trang [1] - Thế Giới Kiến thức Bách Khoa
-
Hiệu ứng áp điện - Piezoelectric Effect
-
Hiệu ứng áp điện Và ứng Dụng Hiệu ứng áp điện Cuộc Sống?
-
Nguyên Lý Vật Lý Cơ Bản Của Siêu âm Dùng Trong Y Khoa (Phần 1)