Thể Loại Của Bài Thơ Mây Và Sóng Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu tác phẩm “MÂY VÀ SÓNG”
Nội dung chính Show- II. Tác phẩm
- Video liên quan
(R. Ta-go)
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
– Mây và sóng là một bài thơ văn xuôi (loại thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật), nhưng qua bố cục, qua cách cấu tạo các dòng thơ, người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ. Trình tự của hai phần trong bài thơ tương đối giống nhau (trước hết, em bé thuật lại lời rủ rê đi chơi cùng các bạn mây và sóng; tiếp đó, em bé từ chối và nêu rõ lí do mình từ chối; cuối cùng em bé tự nghĩ ra trò chơi của riêng mình) song về ý thơ và lời thơ không hề trùng lặp. Hai phần này có quan hệ mật thiết với nhau, đều cùng là một lời thoại với hai nhịp thoại nối tiếp. Đối tượng của lời thoại là mẹ và đối tượng biểu cảm mà em bé hướng đến cũng là mẹ.
– Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng. Mây và sóng ở đây được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng của trẻ thơ, càng trở nên hấp dẫn,, kì diệu, được nhân hoá thành hình ảnh nhưng người trên mây và trong sóng trò chuyện, mời gọi em bé vào những cuộc chơi thú vị, bất tận.
+ Lời mời gọi, rủ rê của những người ở trên mây thật hấp dẫn với em bé bởi những trò chơi của họ: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiểu tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
+ Lời mời gọi của những người trên sóng cũng không kém hấp dẫn, thậm chí còn thú vị hơn: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Lời rủ rê, mời gọi của những người ở trên mây và trong sóng thật vô cùng hấp dẫn với em bé, và em đã muốn theo họ để cùng vui chơi. Bởi thế, em đã hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mây và sóng nhiệt tình chỉ dẫn cho em cách để tới với họ và sẵn sàng đón em. Nhưng nếu đi chơi với họ, em phải xa người mẹ, mà mẹ thì đang đợi em ở nhà. Em không thể rời xa mẹ, và mẹ cũng không thể thiếu em. Tình yêu mẹ và nhu cầu được ở bên mẹ đã thắng sự hấp dẫn của những trò chơi với người trên mây, trong sóng. Vì thế, cuối cùng em bé đã từ chối họ.
– Tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô biên trong những trò chơi của hai mẹ con, do em bé nghĩ ra:
+ Khi từ chối lời rủ rê của những người ở trên mây, em bé không buồn. Với tình yêu mẹ và trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ, em đã nghĩ ra một trò chơi thật thú vị: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng – Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. Như vậy, em vừa được ở bên mẹ, chơi với mẹ, lại có cả mây, trăng quấn quýt. Khi đó, mái nhà biến thành bầu trời xanh và căn nhà của hai mẹ con tràn đầy hạnh phúc.
+ Trò chơi thứ hai mà em nghĩ ra sau khi từ chối lời mời của những người ở trong sóng còn hấp dẫn hơn nữa: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ – Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Trò chơi của hai mẹ con mới thú vị làm sao, và em bé được chơi thật say sưa, hết mình (lăn, lăn, lăn mãi, cười vang, vỡ tan). Trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ đã cho em được hoá thân thành những con sóng vô tận lãn vào lòng mẹ như đến với bến bờ kì lạ. Nhập vào cuộc chơi say mê ấy, hai mẹ con được sống trong niềm hạnh phúc vô biên: “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Tình mẫu tử, niềm hạnh phúc của mẹ và con đã trở nên vô cùng, vô tận, bất diệt.
Bằng trí tưởng tượng bay bổng, sự sáng tạo độc đáo, qua lời trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, khẳng định sự kì diệu, lớn lao, vĩnh hằng của tình cảm ấy.
– Nghệ thuật:
+ Kết cấu bài thơ có sự sáng tạo độc đáo: dùng hình thức lời trò chuyện của em bé với mẹ, kể về cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng (lời rủ rê của họ, lời từ chối và lí do từ chối của em), tiếp đó là lời đề nghị của em với mẹ về trò chơi thú vị mà em nghĩ ra. Kết cấu này khiến cho bài thơ sinh động, tự nhiên, có sự kết hợp các phương thức biểu cảm với miêu tả, tự sự. Cách dùng lời em bé để thể hiện tình mẫu tử làm cho nội dung ấy được biểu hiện một cách hồn nhiên, trong sáng, dễ thương.
+ Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên: Bài thơ tràn đầy những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, sống động và nhiều màu sắc: mây, sóng, biển cả, bình minh vàng, hoàng hôn, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm, bến bờ kì lạ. Những hình ảnh thiên nhiên ấy được cảm nhận qua cái nhìn và tâm hồn của em bé nên càng đẹp, sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo nhưng vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc của thiên nhiên được miêu tả đều rất sát hợp. Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: những trò chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc đời; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.
+ Thể thơ văn xuôi tạo khả năng tối đa cho việc biểu hiện tình cảm, tư tưởng và sáng tạo hình ảnh của tác giả; đồng thời có thể dung nạp những lời trò chuyện, những cuộc đối thoại, làm cho cách biểu đạt của bài thơ càng sinh động, đa dạng.
II – LUYỆN TẬP
1. Phân tích sự chặt chẽ, hợp lí trong bố cục của bài thơ và ở từng phần. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai phần và phân tích ý nghĩa của điều đó.
2. Phân tích giá trị biểu cảm và ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
3. Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ – Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
Gợi ý
1. Hai phần trong lời của em bé có cấu trúc tương đồng nhưng có sự phát triển. Chỉ ra sự thay đổi theo hướng tăng tiến trong lời rủ rê của mây và sóng, ở trò chơi với mẹ mà em bé nghĩ ra và ở tình cảm của em đối với mẹ. Nếu thiếu phần 2 thì tư tưởng, tình cảm của bài thơ có được biểu hiện sâu sắc, mạnh mẽ không?
2. Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đều được nhìn và tưởng tượng ra qua cái nhìn và tâm hồn trẻ thơ của em bé nên lung linh, kì ảo, sống động như những con người, đồng thời giàu ý nghĩa tượng trưng: mây, trăng, sóng,… là vẻ đẹp kì diệu, đầy hấp dẫn của thiên nhiên; lời mời gọi của những người “trên mây” ‘ và “trong sóng” tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn của cuộc đời; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và bao dung của người mẹ.
3. Hai câu thơ biểu hiện niềm hạnh phúc lớn lao của hai mẹ con và nâng tình mẫu tử lên kích thước rộng lớn, vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Đó là niềm hạnh phúc được hoà nhập tuyệt đối của hai mẹ con (Con lãn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ) – nhập vào sự rộng lớn, vô tận của cuộc đời và vũ trụ nhưng lại là niềm hạnh phúc riêng có của hai mẹ con (không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào).
Related
1. Tiểu sử
- Ta-go từng mở trường học, đi diễn thuyết phản đối sự xâm lược của thực dân Anh, tham gia thành lập Hội các nhà văn tiến bộ ấn Độ, tích cực kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc và tàn dư phong kiến
2. Sự nghiệp sáng tác
- Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, gồm:
- 52 tập thơ, trong số đó, đáng chú ý là các tập Thơ dâng (1910), Thiên nga (1914-1916), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Thơ ngắn (1922), Mơ-hua (1928).
- 42 vở kịch, trong đó xuất sắc nhất là Vua và Hoàng hậu (1889), Lễ máu (1890), Dòng tự do (1922).
Kịch Ta-go rất đa dạng, một số vở viết theo lối tượng trưng như: Ông vua (1913); một số vở kết hợp giữa kịch và thơ trữ tình như: Phòng bưu điện (1913), Thầy tu khổ hạnh (1916).
- 12 bộ tiểu thuyết, trong đó đáng chú ý có: Đắm thuyền (1906), Hạt bụi trong mắt (1913), Ngôi nhà và thế giới (1916), Gô-ra (1905-1908).
- Khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút ký, luận văn, diễn văn, thư tín,... và 1.500 bức hoạ.
Những tác phẩm của Ta-go mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.
Ông là nhà văn châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
2. Bố cục:
Gồm có 2 phần
- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
3. Giá trị nội dung
- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc
- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng
- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé
- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….
Từ khóa » Bài Mây Và Sóng Thuộc Thể Loại Gì
-
Soạn Bài: Mây Và Sóng - Ngữ Văn 9 Tập 2
-
Bài Thơ Mây Và Sóng được Viết Theo Thể Loại Nào
-
Mây Và Sóng - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp 6 Kết Nối ...
-
Mây Và Sóng - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Ngữ Văn 9
-
Bài Thơ Mây Và Sóng In Trong Tập Thơ Trăng Non, Ta-go
-
Bài Thơ Mây Và Sóng được Viết Theo Thể Thơ Nào?
-
Bài Thơ “Mây Và Sóng” được Viết Theo Thể Loại Nào? - Hoc24
-
Đọc: Mây Và Sóng (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go) - Hoc24
-
Tìm Hiểu Tác Phẩm "MÂY VÀ SÓNG" - Các Chuyên đề Ngữ Văn 9
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Mây Và Sóng - TopLoigiai
-
Tác Giả Tác Phẩm: Mây Và Sóng (Chân Trời Sáng Tạo) - TopLoigiai
-
Mây Và Sóng: Tác Giả , Bố Cục , Tóm Tắt Nội Dung Chính, Dàn ý Pdf