Thể Loại Truyện Cổ Tích Lớp 6
Có thể bạn quan tâm
Thể loại truyện cổ tích lớp 6 được VnDoc biên soạn để giúp HS nắm vững các kiến thức về thể loại truyện cổ tích lớp 6 , đồng thời hỗ trợ quý thầy cô, phụ huynh trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh.
Truyện cổ tích
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 2.
- Sọ dừa - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
- Em bé thông minh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
- Ông lão đánh cá và con cá vàng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Thể loại truyện cổ tích lớp 6 gồm có khái niệm, cách phân loại, các đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích ở môn Ngữ văn 6. Mời các bạn tham khảo.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Truyện cổ tích là gì?
- Khái niệm truyện cổ tích: truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…)
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)
2. Phân loại truyện cổ tích
- Truyện cổ tích được phân loại dựa trên đặc điểm của kiểu nhân vật chính của câu chuyện, vì thế cơ bản sẽ có 4 loại truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật bất hạnh.
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch.
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật là động vật.
3. Đặc điểm truyện cổ tích
- Đặc trưng truyện cổ tích:
- Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang đường, kì ảo.
- Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung (sinh ra - biến cố - hóa giải biến cố - kết cục), và thường luôn là kết thúc có hậu.
- Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
4. Truyện cổ tích lớp 6
- Trong Chương trình Ngữ văn 6 gồm có:
- 4 truyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
- 1 truyện cổ tích nước ngoài: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
---------------------------------------------------------------
Ngoài bài Thể loại truyện cổ tích lớp 6 trên đây, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
Tài liệu tham khảo:
- Thạch Sanh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
- Cây bút thần - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Từ khóa » Các Câu Chuyện Cổ Tích Lớp 6
-
Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em
-
Nêu Các Truyện Cổ Tích Trong Sách Giáo Khoa Lớp 6 - Ngô Đức Dũng
-
Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em
-
Bài Văn Kể Lại Một Truyện Truyền Thuyết Hoặc Cổ Tích (60 Mẫu)
-
3 Truyện Cổ Tích Lớp 6 - Học Tốt
-
Kể Tên Các Truyện Cổ Tích Em đã Học,được đọc Trong Sách Ngữ Văn 6 ...
-
Tải Thể Loại Truyện Cổ Tích Lớp 6 - Khái Niệm, đặc Trưng, Phân Loại ...
-
Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Siêu Hay
-
Viết: Kể Lại Một Câu Truyện Cổ Tích Ngữ Văn 6 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
-
Dang Bài: Văn Kể Chuyện Chuyện Cổ Tích, Truyền Thuyết Lớp 6
-
Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Ngắn Gọn - .vn
-
Truyện Cổ Tích Là Gì, đặc Trưng, Phân Loại
-
Soạn Văn 6 Bài: Kể Lại Một Truyện Cổ Tích Bằng Lời Một Nhân Vật Tập 2
-
Văn Mẫu Lớp 6: Kể Lại Một Truyện Cổ Tích (Dàn ý + 2 Mẫu) - Mobitool