Thể Lục Bát Trong Câu đố Dân Gian - Tho Luc Bat

Thứ sáu, 29/11/2024, Trang chủ Liên hệ với ban biên tập
  • Lục bát mỗi ngày
  • Thành viên Lục Bát
  • Sự kiện nhân vật
  • Lục Bát xưa và nay
  • Văn hóa tâm linh
  • Tác giả - Chùm thơ
  • Lục Bát quán
  • Mõ làng Lục Bát
  • Câu lạc bộ Lục Bát
  • Sưu tầm & Giới thiệu
  • Sách đẹp - Sách hay
  • Diễn đàn lục bát
  • Thư ngỏ
  • Trương Nam Chi: Lần đầu viết thơ cho thiếu nhi
  • Thi ca điểm hẹn : Nhà thơ Cúc Vàng gọi mặt trời thức giấc
  • Hẹn nhau Ngày Thơ Lục Bát - Một ca khúc ý nghĩa ra đời vào đúng Lễ hội Lục Bát Nhâm Thìn
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng nói về Nhật ký chiến trường nhân ngày 27 tháng 7
  • Chương trình thơ ca hòa điệu HTV 9 - Nhà thơ Lê Minh Dung
  • Chương trình thơ ca hòa điệu HTV 9 - Nhà thơ Nguyễn Đình Trọng
  • Ca khúc hát về Lục bát Việt Nam- Thơ Nguyễn Đình Trọng- Nhạc Nguyễn Thịnh
  • Bao giờ Việt Nam có điệu nhảy nổi tiếng như Gangnam Style ?
  • Lục bát tháng bảy- Thơ: Lưu Thế Quyền - Thể hiện: Nghệ sĩ Ngọc Cao.
  • Nhật ký An ninh TV ngày 30/4/2015
  • Chương trình VOH giới thiệu CLB Lục Bát SG
  • Truyền hình Quốc phòng giới thiệu sách Phi công Mỹ ở Việt Nam
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng và "Chuyện tem ngày Tết"
  • Ước Mơ Trẻ Mồ Côi (Thơ: Thanh Tỉnh - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ - Trình Bày: Đông Quân)
  • Ca khúc Thắm Nồng Tình Ta (Thơ: Lê Ngũ Nam Phong - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ - Trình Bày: Huỳnh Thật)
  • Giã bạn (thơ Nguyễn Đình Trọng- nhạc Nguyễn Thịnh- ca sĩ Đoàn minh)
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người là bài ca bất tử ( thơ Nguyễn Văn Tuấn, nhạc Trần Xuân Lâm)
  • Ca khúc "Chiến sĩ Gạc Ma"- Nhac và lời: Đoàn Đức yên Khang
  • Ca khúc Võ Nguyên Giáp Sáng vòng nguyệt quế (Thơ Trương Nam Chi- Nhạc Trịnh Thùy Mỹ- ca sĩ Ngọc Biển)
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng nói về Nhật ký Bùi Kim Đỉnh tại Phú Thọ
Xem tiếp những Video đã có
  • Hơn 37.000 người chết trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ, Syria
  • Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã dịch chuyển ba mét sau động đất
  • Chat GPT (Generative Pre-trained Transformer) có thể làm thơ?
  • Họa sĩ Đặng Ái Việt và hành trình 8 năm rong ruổi khắc họa chân dung gần 1700 bà mẹ Việt Nam anh hùng
  • Cận cảnh từ A - Z quy trình làm cốm thơm nức của làng cốm Mễ Trì
  • Cuộc sống cả đời không tách rời của những cặp sinh đôi dính liền
  • TÊN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
  • Gia Lai: Xuân về, những cô gái “phố núi” xúng xính áo dài dạo phố hoa
  • Năm Kỷ Hợi, tìm hiểu về những chính trị gia tuổi Hợi
  • Phong tục đẹp ngày xuân của người Việt
Thể lục bát trong câu đố dân gian (11/10/2009)

I. TẠI SAO CÓ MỤC CÂU ĐỐ?

1. Câu đố được tạo ra trong trường hợp nào? Cũng như ca dao, tục ngữ, câu đố là một sản phẩm bình dân, do óc đại chúng dân quê chất phác… bởi thế các trường sở 'thai nghén' ra nó không phải ở những nơi cung các, không phải ở những lúc nhàn rỗi, mà chính ở lao công, ở trong lúc vui làm việc. Về những vùng quê, trong vụ làm mùa lúa hay mùa cói, dân chúng trong lúc đập lúa, hay trong khi đánh bông chẻ cói, đố nhau một vài câu cho vui, hay nhiều khi bắt bí anh chàng xin miếng trầu hay điếu thuốc lào phải giảng một câu đố… Trong lúc vui chơi ấy, nhiều câu đố thần tình đã ra đời và nó được truyền đi hết nhà này qua nhà khác và sau đã thành một di sản văn hóa dồi dào. 2. Tại sao có mục câu đố? Cũng như ca dao và nhiều khi gọi lẫn với ca dao, câu đố có một giá trị nghệ thuật tinh tế, và một giá trị tâm lý kỳ thú. Nó chiếm một phần rất quan trọng của kho tàng văn chương bình dân. Ta tách biệt nó ra khỏi ca dao vì, ở cả hai phương diện kết cấu và nội dung, nó đều khác ca dao.

II. HÌNH THỨC CÂU ĐỐ

1. Thể cách câu đố Tuy là câu đố, hình thức của nó cao hẳn hơn nhiều câu tục ngữ. Không chỉ chú ý đến tư tưởng mà còn phải chú trọng đến lời nữa. Cấu tạo câu đố thường do hai cách: a. Âm thanh hưởng ứng. Cấu tạo theo cách này, câu đố cũng tương tự như tục ngữ, câu đặt cần chia ra hai đoạn, có hai chữ vần với nhau, ở đây cũng là vần yêu vận.

- Vừa bằng cái nong, cả làng đong chẳng hết (giếng)- Vừa bằng hột đỗ, ăn dỗ cả làng (con ruồi)- Vừa bằng cái vung Vùng xuống ao Đào không thấy Lấy chẳng được (trăng dưới ao)

b. Thể thơ bốn chữ Đặt nhiều câu đố bốn chữ vần với nhau. Thường chữ cuối câu trên vần với chữ thứ hai câu dưới.

- Không sơn mà đỏ (mặt trời)- Không gõ mà kêu (sấm)- Không khều mà rụng (mưa).

c. Thể lục bát Nhưng thông thường câu đố hay đặt theo thể lục bát là một thể thơ dân quê quen thuộc hơn cả, đọc lên nó êm đềm dễ nhớ hơn.

- Một cây mà có năm cành,Giúng nước thì héo để dành thì tươi. (Bàn tay)- Sột soạt như là chuối khô, Hai bên nước chảy như hồ Long Vân.Từ quan cho chí đến dân,Ai ai cũng phải uống nước Long Vân hai bồ (Bú mẹ)

- Của mình mình chẳng hay dùng Người ta cẩn trọng, nằm lòng nhớ kêu. (Cái tên)

- Chẳng học mà thật là hay Một trăm thứ chữ, viết ngay được liền.(Cái bút)

- Bốn bên kín cổng cao thànhSông không có nước, cá giành vào raVoi đi đến đó chẳng quaHai bên văn võ nghĩa mà làm sao (Chơi cờ tướng)

- Thân em vốn ở rừng xanh

Người ta xây cống xây thành bằng tôi

Đến khi mất sắc đi rồi

Thành cây cổ thụ ở nơi chùa chiền (Chữ Đá - Đa)

Trên đây là mấy thể chính thông thường hơn cả. Nhưng ngoài ra ta còn gặp cả những thể lục bát kiến thức, hay song thất kiến thức, hay nhiều khi không theo luật mẹo nào hết:

Để yên thì nằm thin thít,Hễ động liếm đít, là chạy tứ tung (bào).

2. Bố cục câu đố Câu đố Việt Nam thường đặt ra do phương pháp trừu tượng. Trừu tượng ở đây không có ý nghĩa là vô hình, hay siêu hình, hay khó hiểu – cái trừu tượng mà tính cách đối lập của nó là cụ thể. Trừu tượng ở đây là một động tác hơn là một tâm trạng. Trừu tượng, bởi thế, có nghĩa là tách lấy một vài yếu tố, một vài tính cách đặc biệt của sự vật, để bỏ đi những tính cách không sinh thú cho cảm giác. Người dân quê có một óc trừu tượng rất tinh tế. Nhìn một sự vật, cũng như nhà họa sĩ, họ tách biệt ra được ngay giữa những màu sắc hỗn hợp một màu sắc riêng biệt với một vài đặc tính cá thể của vật đó, khiến họ chỉ cần nhớ ngần ấy đủ nhận lại và làm cho người khác cũng nhận ra được sự vật. Nói nôm ra, trong câu đố, sự vật được tả một cách rất sơ sài, nhưng rất tài tình. Cái sơ sài đó phải biểu hiện tính cách đặc biệt của sự vật làm cho sự vật đó không thể lầm lẫn với sự vật khác. Đây, ta nghe họ tả một cây rau xam:

Cây xanh, lá đỏ, hoa vàng,Hạt đen, rễ trắng, đố chàng biết chi?

Hay là một quả dừa

Sông không đến, bến không vào,Lơ lửng giữa trời, làm sao có nước?

Nghĩa là đố một sự vật gì, tả vật ấy mà không nói ra.Thường câu đố Việt Nam được kết cấu do mấy kỹ thuật sau đây: a. Phương pháp ví von Lấy một đồ vật tương tự làm tỉ ngữ để tượng trưng một vật khác. Sự vật nhiều khi nhân hóa một cách ngộ nghĩnh lý thú: Cái mõ và dùi mõ với óc trừu tượng giàu tưởng tượng của dân quê đã biến thành hai bố con:

Con đánh bố, bố kêu làngLàng chạy ra, con chui bụng bố.

Cũng theo phương pháp đó, miếng cau đã thành ra người đàn ông trần trụi, và miếng trầu biến thành thiếu phụ đỏm dáng:

Chồng có phép giơ bụng ra ngoài,Vợ có tài thắt lưng cho gọn.

b. Phương pháp chơi chữ Câu đố nhiều khi còn tài tình, thú vị ở chỗ tìm được một chữ có hai ba nghĩa khiến người ta phải suy nghĩ để nhiều khi tìm ra được nghĩa ngay với những tiếng có trong câu đố.

Trùng trục như con chó thui, Chín mắt, chín mũi, chín tai, chín mồm.

Thực ra chỉ là con chó thui: mắt, mũi, tai, mồm bị thui chín hết cả.

Ngả lưng cho thế gian nhờ, Vừa êm vừa ấm lại ngờ bất trung (Cái phản).

Hay

Đêm đêm che gió cho người, Chẳng thương thời chớ lại cười rằng ngu (Cái dại).

Là câu tả cái phản và cái dại thần tình, ngộ nghĩnh biết bao! c. Đố tục giảng thanhDo tính cách tinh nghịch, nhiều khi ta gặp những câu đố tục nhưng ý nghĩa lại thanh… Như câu trích ở trên:

Ăn đàng miệng, ra đàng lưng, Động mó đến sừng thì vãi *** ra. (Cái bào gỗ)

3. Nội dung câu đố Như đã nói trên, câu đố Việt Nam là một sản phẩm của đại chúng bình dân, nghĩa là của dân quê mộc mạc làm ra trong lúc bận chân, bận tay, nên hầu hết là những cái họ gặp dưới mắt, hay những cái xẩy đến hàng ngày trong công việc của họ: là những đồ vật quen dùng, cái áo, cái nón, cái chổi, cái điếu, cái nhà, cái phản, cái bào, cái mõ, cái trống, cái dại… là những công việc vặt vãnh, những cử chỉ thường nhật… là những cảnh trí ở chung quanh, quen thân với họ như con trâu, cây chuối, cây rau xam, buồng cau, miếng trầu với cau tươi, mặt trăng, bóng trăng… Chỉ ngần ấy thứ quen quen thôi, chứ ít khi có những câu đố lạ. Thường thường những câu đố đó hoàn toàn có tính cách dân quê. Phải là những dân ở đồng ruộng mới nghĩ ra được. Những câu đố đó, người thị thành không hiểu được. a. Câu đố với tinh thần dân tộc. Câu đố Việt Nam biểu hiện tinh thần dân tộc Việt Nam không nguyên vì chỗ chỉ mình người Việt Nam hiểu biết được câu đố Việt Nam đang khi người ngoại quốc không tài nào hiểu được. Đọc câu đố ta còn rút ra được hai sự trạng sau đây tả đúng tâm tình hay tinh thần Việt Nam. b. Tinh thần trào lộng Không đâu cái trào lộng được biểu lộ một cách rõ ràng như ở câu đố. Nhìn một sự vật bao giờ người Việt Nam cũng tìm ra được một cái gì ngộ nghĩnh để gieo một nụ cười. Người phương Tây, ít sống đời đoàn thể, nên ít có dịp mà tán tỉnh, cười đùa với nhau, nhưng dân chúng Việt Nam suốt quanh năm hầu phải sống cái đời tập đoàn: hết mùa lúa đến mùa cói, mùa ngô, mùa dưa… Rồi, sau những năm chung sống với nhiều dân tộc, chúng tôi đã có dịp nhận thấy cái tính cười đùa, pha trò của người Việt Nam. Thực nhiều khi khí quá. Một tụi sinh viên Tàu hay Phi hội nhau ít khi họ tán tỉnh, nhưng một tụi Việt Nam họp nhau là y như tán xiêu cửa đổ nhà. c. Tinh thần quan sát và sáng kiến Người ta thường ỷ lại, lắp lại như sáo cái ý tưởng khinh miệt người Việt của mấy nhà khảo cứu Pháp, cho dân chúng Việt Nam thiếu óc sáng kiến. Thực ra, ta phải nói ngược lại. Nếu sáng kiến là con đẻ của quan sát thì người ta lấy lẽ gì mà bảo dân Việt thiếu sáng kiến? Nếu có thiếu sáng kiến thì chỉ ở phía mấy nhà văn cử nghiệp bị nho giáo đầu độc làm hại bản năng, chứ đối với cả một dân tộc mà sức chống đối nho giáo rất mãnh liệt thì óc sáng kiến rất nẩy nở. Họ luôn luôn mở mắt và trái tim để đón gió bốn phương, tìm ra trong cảnh thiên nhiên những định luật chi phối đời sống họ như ta sẽ thấy khi khảo về ca dao, tục ngữ. Ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh về điểm: người Việt Nam có tài quan sát rất tinh tế để miêu tả lại sự vật một cách giàu hình ảnh:

Người da nhẵn thín như bàoChín rồi vàng óng một màu như tơMột vùng ngan ngát hương đưaGợi thương cô Tấm chuyện xưa bồi hồi (Quả thị)

------------------------

Nguồn: Vietnam Review

Lucbat.com biên soạn

Chia sẻ: Twitter Google Yahoo Facebook Gửi cho bạn bè Mỗi độc giả cũng là một tác giả (Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên *
Địa chỉ *
Email *
Điện thoại *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
luong minh hoang - luongminhhoang123 - 35184878 - 42 TON DUC THANG (Ngày 24/10/2009 06:43:49 PM)

Toi thay trang web luc bat nay rat hay va co tinh cam sau dam.

No mang tinh chat dan gian truyen thong toc Viet Nam ta, toi nghi can co them nhung cau hat dan gian Viet Nam ta.

nguyen xuan tai - chom_sao_ky_di375@yahoo.com.vn - 3601764 - 9/b1 dtt .hue (Ngày 12/10/2009 02:53:35 PM) trang web mo ra mo mang duoc nhieu tri thuc ve luc bảt giúp chung ta hieu va thu nhan nhung kien thuc ve luc bat va giao luu von hieu biet ve luc bat cua minh nua !!!! tai o hue
Các bài khác:
  • Đến với bài thơ hay " Xin đừng gọi Mẹ là Bà" thơ Phạm Luyến lời bình : Nguyễn Thị Bình.
  • Đến với bài thơ hay
  • Đến với bài thơ hay
  • Bài thơ “Chiều Đồng Lộc”, tác giả Trịnh Toại, lời bình: “Đất thiêng của mười đóa hoa bất tử" của Vương Bảo.
  • Đến với bài thơ hay
  • Đến với bài thơ hay : 'CÕNG GÙI CON CHỮ LÊN NƯƠNG của tác giả: Nguyễn Quang Huỳnh
  • Đến với bài thơ hay “SỢI TÌNH YÊU” của tác giả Thu Anh – Lời bình: “CHỊ NGỒI ĐAN ÁO CHỜ ANH” của Vương Bảo.
  • Đến với bài thơ hay : ' Em là..." của nhà giáo Trần Thị Thu Hà.
  • Hình ảnh mẹ trong thơ Nguyễn Quang Huỳnh. Bài bình của Thạc sỹ Ngữ văn Nguyễn Thị Bình trong tập thơ "Lục Bát duyên quê"
  • Đến với bài thơ hay: "Chị tôi" của tác giả: Vũ Trọng Thái Bình thơ : Đỗ Trọng Kim.
Tài khoản
Mật khẩu
  • Báo mới
  • Tìm kiếm qua Google
  • Tin mới
  • Công an Nhân dân
  • Việt Nam Nét
  • Dân Trí
  • Vnexpress
  • VNTime
  • Kênh 14
  • Hội Nhà văn Hải Phòng
  • Đọc báo trực tuyến
  • Hội Nhà văn Việt Nam
  • Văn nghệ Quân đội
  • VN Sông Cửu Long
  • Hội Nhà văn TP. HCM
  • Truyền hình Việt Nam
  • Tiền Phong
  • Thể thao & Văn hóa
  • Thanh Niên
  • Tuổi Trẻ
  • Báo Lao Động
  • Công an TP. Hồ Chí Minh
  • Sài Gòn Giải Phóng
  • Báo Nhân dân
  • Hà Nội Mới
  • Quân đội Nhân dân
  • Facebook
  • Youtube
  • VTC News
  • EVA
  • VNPT
  • Mua và Bán
  • Tạp chí Tia Sáng
  • Kinh tế Việt Nam
  • Trang chủ
  • Lục bát mỗi ngày
  • Thành viên Lục Bát
  • Sự kiện nhân vật
  • Lục Bát xưa và nay
  • Văn hóa tâm linh
  • Tác giả - Chùm thơ
  • Lục Bát quán
  • Mõ làng Lục Bát
  • Câu lạc bộ Lục Bát
  • Sưu tầm & Giới thiệu
  • Sách đẹp - Sách hay
  • Diễn đàn lục bát
  • Thư ngỏ
NHÓM THƯỜNG TRỰC BIÊN TẬP: Chủ nhiệm: Nhà thơ Trương Nam Chi (TP. HCM); ĐT: 0903 318 188; Email: truongnamchi61@gmail.com Trưởng Ban Kết nối các CLB: Nhà thơ Hương Sinh (Hưng Yên); ĐT: 0123 712 4046; Email: huongsinh1953@yahoo.com.vn Trưởng Ban Kết nối tác giả và bạn đọc: Nhà thơ Vũ Thương Giang (Cộng hòa Ucraine); Email: thuonggiang.vh_kiev@yahoo.com NHÓM ADMIN CÁC CHUYÊN MỤC VÀ MỸ THUẬT: *Nhà thơ Trịnh Toại (Hải Phòng); ĐT: 0983 325 625; Email: tvtoai@gmail.com *Nhà thơ Hồ Đình Bắc (TP. Hải Dương); ĐT: 0912 280 375; Email: hodinhbac@gmail.com*Nhạc sĩ Trịnh Thùy Mỹ (TP. HCM); ĐT: 0906 373 470: Email: mytrinh_0507@yahoo.com.vn *PGS, TS Trần Mạnh Tuân (ĐH Thủy Lợi); ĐT: 0913 530 266; Email: tuan_hwru@fulbrightmail.org NHÓM DIỄN ĐÀN TRÊN MẠNG FACEBOOK: Chủ nhiệm Diễn đàn Lục Bát Việt Nam: Nhà thơ Nguyễn Quỳnh (Bắc Ninh); ĐT: 0965 777 523; Email: nguyenquynh19751234567890@gmail.com Các Quản trị và Kiểm sát viên facebook Lục Bát Việt Nam: Nhà thơ Đồng Thị Chúc - Nhà thơ Nguyễn Bích Nên - Nhà thơ Trần Trọng Giá SÁNG LẬP WEBSITE LỤC BÁT VIỆT NAM: Nhà thơ Đặng Vương Hưng (TP. Hà Nội) Facebook: Đặng Vương Hưng; Fanpage: LỤC BÁT VIỆT NAM Điện thoại: 0913 210 520; Email: dangvuonghung@gmail.com Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Lục Bát Việt Nam qua hộp thư email: lucbat.com@gmail.com Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Lục Bát Việt Nam: Lục Bát Hội Quán - Số 6, ngõ 40, phố Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội; Ngoài địa chỉ: www.lucbat.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.lucbat.net hoặc www.lucbat.com Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên. Đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn lại tư liệu. Thông báo từ Lục bát Việt Nam

Từ khóa » Câu đố Vui Dân Gian Lục Bát