Thế Nào Là âm Phản Xạ? Ứng Dụng Của âm Phản Xạ Là Gì? - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Giáo dục
- Kiến thức cơ bản
18/05/20223 phút đọc
Mục lục bài viết
Khi các bạn đứng ở trong một hang động lớn và hét thật to thì sau đó bạn sẽ nghe được tiếng hét của mình vọng lại. Vậy tại sao lại có tiếng mình vọng lại? lại như vậy có những đặc điểm nào? Và ở những đâu có thể nghe thấy tiếng vọng lại? Để trả lời những thắc mắc trên các bạn hãy theo dõi bài học thế nào là âm phản xạ? Ứng dụng của âm phản xạ là gì?
Âm phản xạ là gì?
Âm phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường bị đổi hướng và quay trở lại môi trường mà nó đã tới. Hay nói cách khác là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.
Tiếng vang (hay phản âm, hồi thanh) là phản xạ của âm thanh (âm phản xạ) đến người nghe với sự chậm trễ sau âm thanh trực tiếp ít nhất là 115 giây. Sự chậm trễ này tỷ lệ thuận với khoảng cách của bề mặt phản chiếu từ nguồn và người nghe.
Vật phản xạ âm tốt
Vật phản xạ âm thanh tốt là những vật có chất liệu cứng, bề mặt nhẵn thì phản xạ âm thanh tốt nhưng hấp thụ âm thanh lại kém.
Ví dụ về vật phản xạ âm tốt như: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch,...
Vật phản xạ âm kém
Vật phản xạ âm thanh kém là những đồ vật có chất liệu mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
Ví dụ về vật phản xạ âm kém như: tấm cao su, ghế đệm mút, vải dạ, tường xù xì, rèm nhung,...
Phân biệt âm phản xạ và tiếng vang
Sự giống nhau giữa âm phản xạ và tiếng vang: Cả hai âm thanh đều là các âm thanh khi gặp vật chắn phản xạ lại tới âm thanh thực tế
Sự khác nhau
Âm phản xạ | Tiếng vang | |
Đối với người quan sát | Có thể sẽ nghe được hoặc không nghe được | Nghe được |
Thời gian âm thanh đến được tai người nghe sau âm trực tiếp (T) | T>0 | T lớn hơn hoặc bằng 1/15 giây |
Ứng dụng của âm phản xạ trong thực tế
Những kiến thức vật lý mà bạn đang học đều có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày. Vậy hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng vào thực tế được không thì Monkey mời bạn cùng tìm hiểu những ví dụ dưới đây.
-
Trong các bệnh viện thường trồng nhiều cây xanh, cây sẽ phản xạ lại âm từ xe cộ, tiếng ồn giúp bệnh viện yên tĩnh, không bị ô nhiễm tiếng ồn.
-
Các chuyên gia xác định độ sâu của biển dựa vào sóng siêu âm phát ra và nhận được sóng phản xạ lại từ đó các chuyên gia có thể tính được độ sâu của đáy biển.
-
Giống với loài dơi, cá heo có khả năng phát ra sóng siêu âm, sau đó cảm nhận sóng dội lại để có thể cảm nhận được địa thế xung quanh, nghe thấy tiếng đồng loại và phát hiện con mồi.
-
Ngoài ra, trong y học cũng sử dụng kỹ thuật siêu âm để kiểm tra tình trạng cơ thể.
Xem thêm: Ảnh ảo là gì? Sự khác nhau giữa ảnh ảo và ảnh thật
Bài tập phản xạ âm tiếng vang vật lý 7
Bạn đã tự tin mình nắm vững hết kiến thức cơ bản về bài học này chưa? Hãy cùng Monkey bắt đầu với những bài tập cơ bản thường gặp trong các bài kiểm tra có liên quan tới phản xạ âm dưới đây để xem mình đã hiểu bài đến đâu.
Câu C1: Em đã từng nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?
Lời giải: Em đã từng nghe tiếng vang ở miệng giếng, trong hang động, trong hội trường có tường rộng bao quanh. Ở những nơi đó em nghe được tiếng vọng lại tiếng thực.
Câu C2: Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?
Lời giải: Vì trong những căn phòng có diện tích nhỏ và kín thì âm phát ra và âm phản xạ lại truyền tới tai cùng một lúc (trong thời gian ngắn hơn115 giây) nên âm thanh to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời.
Câu C3: Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang.
Trong phòng nào có âm phản xạ?
Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s.
Lời giải:
Trong cả hai căn phòng đều có âm phản xạ. Khi nói trong phòng tùy nhỏ nhưng vẫn có âm phản xạ từ các bức tường trong phòng đến tai nhưng vẫn không nghe được tiếng vang vọng lại vì âm phản xạ từ tường phòng và âm thanh nói ra truyền đến tai cùng một lúc hoặc khoảng thời gian chênh lệch âm thanh truyền đến tai 115 giây.
Vì âm phát ra từ nguồn âm đi quãng đường S (bằng khoảng cách từ người đến tường) đến tường, rồi sau đó bị tường phản xạ và truyền âm phản xạ về tai người nghe, âm phản xạ lại đi thêm quãng đường S về tai người.
Như vậy âm đã đi một đường S1 = 2S rồi mới về tai người.
Để tạo tiếng vang thì âm dội lại đến tai phải chậm hơn âm truyền trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 115 giây.
Quãng đường truyền đi và truyền về trong 115 giây là:
S1= v.t = 340.115 = 22,67 m
Vì S1 = 2S nên khoảng cách ngắn nhất giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là:
D = S = S12 = 22,672 =11,33 m
Vây có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách với âm phát ra một khoảng ít nhất là 115 giây.
Câu C4: Trong những vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? Miếng xốp, mặt gương, áo len, mặt đá hoa, ghế đệm mút, tấm kim loại, cao su xốp, tường gạch.
Lời giải:
Vật phản xạ âm thanh tốt: mặt gương, đá hoa cương, tấm kim loại, tường gạch.
Vật phản xạ âm thanh kém: Miếng xốp, áo len, cao su xốp, đệm mút.
Câu C5: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao?
Lời giải:
Trong những căn phòng có tường sần sùi và treo rèm nhung là những vật phản xạ âm kém sẽ làm giảm hoặc mất đi tiếng vang giúp âm thanh trong các đó được rõ và to hơn.
Câu C6: Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao?
Lời giải:
Mỗi khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai như vậy sẽ giúp nghe được âm to, rõ hơn.
Câu C7: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ biển sau 1s (hình dưới). Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s?
Lời giải:
Vận tốc 1500 m/s được hiểu là trong một giây siêu âm truyền đi được 1500 m.
Vậy ta có quãng đường siêu âm đi và về trong 1 giây là S = 1500 m.
Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong 12 = 0,5s.
Vậy độ sâu của biển là:
h = 1500.0,5 = 750 m
Câu C8: Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
-
Trồng cây xung quanh bệnh viện.
-
Xác định độ sâu của biển.
-
Làm đồ chơi “điện thoại dây”.
-
Làm tường phủ dạ, nhung.
Lời giải:
Chọn đáp án B. Xác định độ sâu của biển.
Trong trường hợp ở hai câu A và B là dùng để loại bỏ phản xạ âm hoặc làm đổi hướng của âm thanh truyền đến tai người nghe.
Còn đối với hiện tượng ở câu D thì không liên quan đến hiện tượng phản xạ âm thanh.
Kết luận
Hy vọng rằng, với bài tổng hợp kiến thức về âm phản xạ mà Monkey chia sẻ sẽ giúp các bạn ôn tập thật chi tiết về dạng bài trên. Ngoài ra, hãy theo dõi kiến thức cơ bản thường xuyên để để biết thêm nhiều bài học hữu ích.
Nếu thấy bài viết hay, bạn có thể nhấn vào nút “chia sẻ bài viết” ở bên dưới để bạn bè của mình đọc được bài viết này. Hãy để Monkey đồng hành cùng các bạn trong suốt quá trình học tập này nhé!
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Alice Nguyen Biên tập viên tại MonkeyCác chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.
Bài viết liên quan- Góc nhọn là gì? Tất tần tật kiến thức chi tiết về góc nhọn của hình học
- Lý thuyết vật lý 6 bài 19 sự nở vì nhiệt của chất lỏng (Giải bài tập dễ hiểu)
- Ánh sáng xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, protein như thế nào?
- Giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lý 7 dễ hiểu
- Hướng dẫn cách tìm bội chung nhỏ nhất nhanh nhất đơn giản nhất
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Dội âm Là Gì
-
Cách Xử Lý Hiện Tượng Tiêu Âm Và Dội Âm Cho Phòng Hát Karaoke
-
Reverb Là Gì? Chế độ Dội âm Và Một Số Mẹo để Sử Dụng Dội âm Hiệu ...
-
Đối ẩm Là Gì Và Những Thông Tin Về ấm Tử Sa đối ẩm - Hằng Trà
-
Đối ẩm Là Gì Và Những Thông Tin Về ấm Tử Sa đối ẩm
-
Phương Pháp Loại Bỏ Hiện Tượng Dội âm Và Tiêu âm Trong Phòng Hát ...
-
Âm Thanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Giải Hiện Tượng Tại Sao Nhà Bị âm Vang Và ... - Nội Thất Hòa Phát
-
Lý Giải Hiện Tượng Tại Sao Nhà Bị âm Vang Và ... - Tiêu âm Phúc Nhân
-
Âm Thanh Kỹ Thuật Số Là Gì? - Trường Ca Audio
-
Phần 1. Âm Thanh Kỹ Thuật Số Là Gì?
-
Echo Là Gì? Reverb Là Gì? Cách Phân Biệt Echo Và Reverb Trong âm ...
-
Bảng điều Khiển âm Thanh Của Loa Kéo Hát Karaoke Có Chức Năng Gì?
-
[Chia Sẻ] Cách Xử Lý Phòng Âm Thanh Bị Dội Âm - Fb: 0974743311
-
Vách Tiêu âm Là Gì? Cấu Tạo Và Đặc điểm Nổi Bật Của Vách Tiêu âm