Thế Nào Là Chiến Lược Marketing Mix (marketing Hỗn Hợp)?

Marketing hỗn hợp hay marketing mix là chiến lược marketing phổ biến trong kế hoạch tiếp thị, giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. 

Trong đó, thành phần chính của 4P marketing mix bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promotion (Quảng cáo). Ngày nay marketing hỗn hợp được mở rộng với các chiến lược 7P, 12P hay kết hợp giữa 4P và 4C. 

Mục lục nội dung:

  • Marketing hỗn hợp là gì?
  • Định nghĩa về Marketing Mix
  • Một số cân nhắc đặc biệt

Marketing hỗn hợp là gì?

Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch quảng cáo toàn diện. Thuật ngữ này thường đề cập đến các thành phần/yếu tố chính trong chiến lược tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm bắt đầu bằng chữ P trong tiếng Anh. Cụ thể các chiến lược marketing mix sẽ bao gồm các khía cạnh: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promotion (Quảng cáo).

Một chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau thay vì chỉ tập trung vào thông điệp truyền tải. Cách làm này giúp tiếp cận nhiều đối tượng hơn, bằng cách ghi nhớ 4P marketing, các chuyên gia tiếp thị có thể tập trung tốt hơn vào những yếu tố thực sự quan trọng. Tập trung vào phương thức hỗn hợp trong tiếp thị giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược khi tung ra sản phẩm mới hoặc sửa đổi các sản phẩm hiện có.

Marketing hỗn hợp của E. Jerome McCarthy đề cập đến bốn chữ Ps quen thuộc bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng cáo). Các yếu tố khác nhau của hỗn hợp tiếp thị hoạt động kết hợp và liên kết với nhau. Phương thức tiếp thị lấy người tiêu dùng làm trung tâm kết hợp trọng tâm của khách hàng vào cách tiếp cận của họ.  

Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch tiếp thị toàn diện

Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch tiếp thị toàn diện

Định nghĩa về Marketing Mix

Năm 1960, giáo sư marketing kiêm nhà văn E. Jerome McCarthy lần đầu tiên giới thiệu chiến lược 4P để phát triển các chiến lược marketing hiệu quả. Tùy thuộc vào ngành và mục tiêu của kế hoạch tiếp thị, người quản lý tiếp thị có thể thực hiện các cách tiếp cận khác nhau đối với từng chữ Ps.

Mỗi yếu tố có thể được triển khai độc lập, nhưng trong thực tế chúng thường phụ thuộc vào nhau. Cụ thể marketing hỗn hợp bao gồm các yếu tố: 

Product (Sản phẩm)

Product là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược marketing mix. Sản phẩm được hiểu là một mặt hàng hoặc dịch vụ được thiết kế, sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả đến tay người tiêu dùng điều quan trọng nhất chính là xác định điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ đó với các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh khác trên thị trường. 

Các doanh nghiệp phải xác định liệu sản phẩm hoặc dịch vụ khác trên thị trường có đang được tiếp thị giống với sản phẩm/dịch vụ của đơn vị mình hay không. Thông qua chiến lược tiếp thị bài bản các đơn vị có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Chiến lược tiếp thị khác biệt giúp thu hút khách hàng và tạo được ấn tượng tốt trên thị trường.

Price (Giá)

Price (Giá) là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing hỗn hợp. Giá bán phản ánh mức giá cả của sản phẩm/dịch vụ, mức chi phí mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho hàng hóa mà họ mua. Các chuyên gia tiếp thị cần xem xét các chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm như: Chi phí nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tiếp thị và phân phối.

Nhà quản lý cần thực hiện định giá sản phẩm dựa trên chi phí tạo ra sản phẩm thành phẩm. Định giá chủ yếu dựa trên chất lượng hoặc giá trị sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách hàng của mình.

4P trong marketing hỗn hợp

4P trong marketing hỗn hợp

Place (Địa điểm)

Place là địa điểm, vị trí đặt cửa hàng để bày bán sản phẩm. Các marketer cần chú ý đến khu vực phân phối, cách phân phối nhằm đạt được hiệu quả tiếp cận khách hàng tốt nhất. Đối với các sản phẩm tiêu dùng cơ bản như như hàng tạp hóa bình thường có thể bày bán tại các cửa hàng thông thường.

Tuy nhiên với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp hoặc các mặt hàng xa xỉ phẩm thường chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên biệt. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn cần cân nhắc xem nên đặt sản phẩm tại các cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến hoặc kết hợp cả hai kênh bán hàng này.

Promotion (Quảng cáo)

Promotion là yếu tố quan trọng trong marketing hỗn hợp. Yếu tố này có thể bao gồm: 

  • Quảng cáo
  • Bán hàng cá nhân
  • Quan hệ công chúng
  • Các hoạt động xúc tiến sản phẩm ra thị trường

Các doanh nghiệp cần cân nhắc về ngân sách được phân bổ cho marketing mix. Các marketer cần lên kế hoạch chi tiết với thông điệp tiếp thị rõ ràng nhằm đạt hiệu quả tiếp thị nhanh chóng. Ngoài ra cần kết hợp với các yếu tố khác bao gồm: Sản phẩm; Mức giá và Phân phối nhằm tiếp cận được đối tượng mục tiêu. 

Doanh nghiệp cần xác định đâu là phương tiện truyền thông tốt nhất, để truyền đạt thông điệp sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng. Ngoài ra còn cần quyết định xem tần suất truyền thông nhằm tăng hiệu quả tiếp thị. Định giá dựa trên giá trị mà sản phẩm mang lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược marketing mix cũng như kế hoạch truyền thông sản phẩm.

Một số cân nhắc đặc biệt

Không phải mọi hoạt động tiếp thị đều lấy sản phẩm làm trung tâm. Các doanh nghiệp dịch vụ khách hàng về cơ bản sẽ khác với các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên sản phẩm vật chất. Vì vậy họ thường lấy người tiêu dùng làm trung tâm và kết hợp các yếu tố khác để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.

Ba chữ P khác liên quan đến marketing hỗn hợp có thể bao gồm

  • People (Con người)
  • Process (Quy trình)
  • Physical evidence (Bằng chứng vật lý)

Con người là nhân viên đại diện cho công ty khi tiếp xúc với khách hàng hoặc đối tác. Quy trình thể hiện phương pháp hoặc quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thường bao gồm việc giám sát việc thực hiện dịch vụ để cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Bằng chứng vật chất có liên quan đến địa điểm hoặc không gian nơi đại diện công ty tương tác với khách hàng. 

Marketing hỗn hợp mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Marketing hỗn hợp mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Ngoài ra, các nhà tiếp thị thường nghiên cứu những người tiêu dùng thường xuyên ảnh hưởng đến các chiến lược liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm. Điều này cũng đòi hỏi một chiến lược giao tiếp với người tiêu dùng về cách thu thập phản hồi và xác định loại phản hồi được tìm kiếm.

Theo truyền thống, tiếp thị bắt đầu với việc xác định nhu cầu của người tiêu dùng và kết thúc bằng việc phân phối và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng. Tiếp thị lấy người tiêu dùng làm trung tâm mang tính chu kỳ hơn. Đánh giá lại nhu cầu của khách hàng, liên lạc thường xuyên và phát triển các chiến lược để xây dựng lòng trung thành của khách hàng là mục tiêu.

MobiWork DMS vừa cung cấp các thông tin liên quan đến marketing hỗn hợp dành cho các marketer cũng như nhà quản lý. Ngày nay các chiến lược Marketing mix ngày càng được ứng dụng phổ biến, trở thành giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Với nền tảng 4P marketing ban đầu, ngày nay Marketing mix đã được cải tiến, phát triển với các chiến lược 7P, 12P hay kết hợp 4P và 4C.

Góp phần làm nên thành công của những chiến lược Marketing không thể không kể đến vai trò quan trọng của hệ thống phân phối luôn song song đồng hành đưa sản phẩm tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng. 

MobiWork DMS là phần mềm chuyên biệt để quản lý hệ thống phân phối. Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – phân phối, có đội ngũ sales đi thị trường, không giới hạn quy mô và lĩnh vực áp dụng. 

MobiWork DMS mang đến giải pháp tổng thể trong việc tiếp nhận đơn hàng từ thị trường:

  1. Với hình thức tiếp nhận đơn hàng qua nhân viên Sales: Trong quá trình đi thị trường, Sales sẽ lên đơn hàng trên app MobiWork DMS. Phần mềm sẽ tự động áp dụng CTKM nếu có, tính tổng tiền hàng và lưu lại lịch sử mua hàng gắn với từng điểm bán. 
  2. Với hình thức chủ điểm bán tự đặt đơn hàng: Chủ cửa hàng tạp hóa / hiệu thuốc có thể đặt hàng trực tiếp bằng app MobiWork Retail. CTKM thích hợp cũng được tự động áp dụng và có thể theo dõi chi tiết trạng thái đơn (đã nhận, đang chuẩn bị hàng, đang giao,…)

Đơn hàng từ nguồn Sales và chủ điểm bán đều sẽ được gửi về hệ thống DMS sử dụng trên web để nhà quản lý tiến hành xét duyệt – xử lý.

Đăng ký dùng thử phần mềm:

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Ngoài ra, nếu bạn cần một công cụ để quản lý tập trung data và nhiều hơn thế nữa. FastWork CRM là giải pháp quản lý khách hàng hiệu quả cho mô hình B2B. Được biết, hiện hơn 3500 doanh nghiệp đã triển khai thành công FastWork CRM.

Bài viết liên quan:

  • Tại sao doanh nghiệp cần một giải pháp DMS đúng nghĩa để quản lý kênh phân phối hiệu quả?
  • Chi phí ẩn trong DMS: Những cạm bẫy ngân sách bạn không thể bỏ qua
  • MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
  • Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,… 
  • MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
  • Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp

Rate this post

Từ khóa » Chiến Lược 4p Là Gì