Thế Nào Là Chiến Lược Thương Hiệu? - LinkedIn

Agree & Join LinkedIn

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Sign in to view more content

Create your free account or sign in to continue your search

Sign in

Welcome back

Email or phone Password Show Forgot password? Sign in

or

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

New to LinkedIn? Join now

or

New to LinkedIn? Join now

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Skip to main content
Thế nào là chiến lược thương hiệu?
Image: Pexels

Để có thể hiểu được về chiến lược thương hiệu, khái niệm thương hiệu cần được hiểu một cách trọn vẹn nhất. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng, màu sắc, hay câu khẩu hiệu. Đó là những thành phần cấu tạo nên thương hiệu, nhưng bản thân chúng chưa đủ tạo nên thương hiệu. Vậy thực chất thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Thương hiệu. David Ogilvy đã định nghĩa Thương hiệu là “tập hợp của những yếu tố định tính của sản phẩm.” Theo khía cạnh tài chính, thương hiệu là “nhãn hiệu và tất cả các giá trị liên quan”; trong khi đó, nhiều nhà quản trị định nghĩa thương hiệu chính là “nhận thức về nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng.”

Thương hiệu có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng về bản chất thương hiệu là mối liên tưởng mà khách hàng có với nhãn hiệu hoặc sản phẩm. Thương hiệu là khái niệm được hình thành trong suy nghĩ của khách hàng, và từ mối quan hệ mà thương hiệu có với khách hàng.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Về bản chất, chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những khái niệm và suy nghĩ của khách hàng nhằm tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho nhãn hiệu. Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng.

Các tiêu chí tạo nên 1 chiến lược thương hiệu mạnh

Có mục đích rõ ràng.

Xác định mục đích mà thương hiệu được ra đời là một trong những bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu. Hiểu rõ mục đích (hay còn được hiểu là động lực giúp bạn thức dậy mỗi sáng đi làm) giúp thương hiệu tập trung hơn trong việc tạo ra các giá trị khác biệt cho khách hàng, trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, và định hướng cho tất cả các hoạt động của thương hiệu. Mục đích, hay còn gọi là sứ mệnh của thương hiệu, cần có tính cao cả, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, và có khả năng giải quyết một hay nhiều vấn đề cụ thể của khách hàng. Ví dụ, sứ mệnh của IKEA không chỉ là sản xuất đồ nội thất chất lượng, mà còn để “làm cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.”

Tính nhất quán.

Sự nhất quán đối với các giá trị cốt lõi của thương hiệu trong thông điệp truyền tải tới khách hàng, các yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu, nhận diện trên môi trường số (website, mạng xã hội), nhận diện tại cửa hàng, hay các tại các điểm chạm khác của thương hiệu như cách nhân viên tư vấn và trả lời khách hàng, phản ứng của thương hiệu trước các vấn đề xã hội, v.v…giúp thiết lập một tiêu chuẩn chung dễ nhận biết cho thương hiệu và tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng. Sự nhất quán giúp làm tăng độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Coca-Cola là một ví dụ tiêu biểu cho một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới, nhờ các yếu tố trong hoạt động Marketing luôn phối hợp với nhau một cách hài hòa.

Cảm xúc.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khách hàng dựa nhiều vào cảm xúc khi đưa ra các quyết định mua hàng. Tâm lý học cũng chứng minh con người có xu hướng thân thiết với những người có cùng giá trị và niềm tin, hoặc gia nhập những hội nhóm có chung một sở thích. Kim tự tháp Maslow về các nhu cầu cơ bản của con người cũng chỉ ra rằng nhu cầu giao lưu tình cảm, giao lưu hội nhóm nằm ở vị trí giữa tháp. Điều này có nghĩa rằng thương hiệu cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ về mặt cảm xúc với khách hàng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng quan hệ và tăng độ trung thành của khách hàng. Ví dụ, những người chuộng các sản phẩm của Apple không mua Iphone về các tính năng của nó. Họ mua vì sự yêu thích thương hiệu hình thành từ các trải nghiệm tích cực có được với các sản phẩm của Apple.

Sự phù hợp.

Doanh nghiệp không nên sử dụng quá nhiều giá trị cốt lõi và điểm khác biệt hoặc chạy theo đối thủ cạnh tranh. Các giá trị cốt lõi phải thực sự phù hợp với quy mô, phạm vi kinh doanh, thế mạnh cạnh tranh, và văn hóa của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và start-up) nên kể câu chuyện của riêng mình để giúp xây dựng một hình ảnh có sức hấp dẫn và cá tính riêng biệt.

Tính linh hoạt.

Trong một thời đại mà môi trường kinh doanh biến đổi từng ngày, chiến lược thương hiệu cần có khả năng thích nghi để duy trì sự phù hợp. Tính linh hoạt cho phép thương hiệu tối đa hóa khả năng sáng tạo trong các chiến dịch truyền thông, và giúp việc mở rộng danh mục sản phẩm hoặc tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu mới một cách dễ dàng hơn. Việc đảm bảo đồng thời tính nhất quán và linh hoạt là thử thách không dễ dàng, nhưng nếu biết két hợp tư duy chiến lược với năng lực sáng tạo, kết quả có thể rất đáng công sức bỏ ra.

Nhân viên.

Nhân viên là một kênh truyền thông tuyệt vời nhưng ít khi được chú trọng đến. Mỗi nhân viên của bạn có thể được coi là một đại sứ thương hiệu. Mạng internet giúp sự truyền tải thông tin dễ dàng hơn và ngày càng có nhiều khách hàng dựa vào các đánh giá về hiểu biết, phong cách, thái độ của nhân viên để đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng thương hiệu. Việc đào tạo nội bộ về các giá trị cốt lõi sẽ giúp nhân viên có được giọng điệu, hành xử giống như tính cách mong muốn của thương hiệu, qua đó giúp truyền tải tới khách hàng thông điệp đúng đắn nhất.

Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment
  • Copy
  • LinkedIn
  • Facebook
  • Twitter
Share

To view or add a comment, sign in

Explore topics

  • Sales
  • Marketing
  • IT Services
  • Business Administration
  • HR Management
  • Engineering
  • Soft Skills
  • See All

Từ khóa » Chiến Lược đa Hiệu Là Gì