Thế Nào Là Chủ Tịch Hội đồng Học Sinh? - Selfomy Hỏi Đáp

Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay Đăng nhập
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Selfomy Hỏi Đáp
  • Thưởng điểm
  • Câu hỏi
  • Hot!
  • Chưa trả lời
  • Chủ đề
  • Đặt câu hỏi
  • Lý thuyết
  • Phòng chat
Đặt câu hỏi đã đóng Thế nào là chủ tịch hội đồng học sinh?
  • Selfomy Hỏi Đáp
  • Khác
  • Thế nào là chủ tịch hội đồng học...
+1 thích 1.8k lượt xem đã hỏi 3 tháng 5, 2017 trong Khác bởi Nguyễn Thị Nhật Linh Tiến sĩ (12.3k điểm) đã đóng

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để thêm bình luận.

2 Trả lời

+1 thích đã trả lời 3 tháng 5, 2017 bởi long17 Thần đồng (616 điểm) được bầu chọn là câu hỏi hay nhất 3 tháng 5, 2017 bởi Nguyễn Thị Nhật Linh Hay nhất Hội đồng tự quản học sinh đã phát triển cùng với mô hình trường học mới, nhiều tỉnh đã có kinh nghiệm thực tế triển khai được 5 năm học. Lý giải về việc hình thành Hội đồng tự quản học sinh trong mô hình trường học mới, ông Đặng Tự Ân chia sẻ: Lớp học trong mô hình VNEN là một tập thể học sinh tự quản, tự học theo tài liệu hướng dẫn học, theo sự hướng dẫn hỗ trợ của giáo viên.  Học sinh học thông qua các hoạt động, các em được giao tiếp đa chiều với các bạn, cô giáo với môi trường lớp học và các công cụ hỗ trợ học tập trong lớp. Lớp học này khác với lớp học truyền thống (học sinh chủ yếu thiên về ngồi nghe giảng, thụ động và làm theo những gì thày cô đã chuẩn bị, truyền tải kiến thức sẵn có cho các em).  Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả như quan điểm giáo dục của mô hình và thích ứng với những khác biệt lớn giữa mô hình VNEN và mô hình truyền thống, nhất thiết phải thực hiện một số đặc trưng cơ bản của mô hình, trong đó có tổ chức Hội đồng tự quản của học sinh. Hội đồng tự quản là một tổ chức của học sinh, do học sinh thành lập ở từng lớp, dưới sự hướng dẫn của nhà trường và cha mẹ các em. Hội đồng tự quản và các Ban chuyên trách được thành lập theo một quy trình dân chủ và tự nguyện do các em học sinh tự đứng ra tổ chức, tự điều hành và phục vụ lợi ích học tập, giáo dục cho chính các em.  Hội đồng tự quản là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ trong quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động ở lớp, trường. Theo ông Đặng Tự Ân, những đánh giá được tiến hành tại các trường có hội đồng tự quản cho thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt về khả năng tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự tin, các hành vi cư xử khác, biết tôn trọng và thể hiện sự bình đẳng giữa học sinh nam và học sinh nữ.  Mặt khác, hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh là sự làm quen, giai đoạn ban đầu để học sinh hướng tới trở thành người công dân tốt của xã hội dân chủ tương lai. Quan điểm giáo dục mới đã khuyến cáo, hãy mở rộng cửa trường, đưa học sinh sớm hòa nhập với xã hội, phải coi nhà trường như “xã hội” thu nhỏ, trong đó học sinh là những công dân làm chủ “xã hội” của mình.  Quyền, trách nhiệm, bổn phận của công dân, được học sinh thực thi ngay trong trường, lớp, với sự hỗ trợ thường xuyên của Hội đồng tự quản học sinh. Về nguyên tắc thành lập Hội đồng tự quản học sinh, ông Đặng Tự Ân cho biết: Quá trình thành lập nhất thiết phải có sự tham gia trực tiếp của giáo viên, cha mẹ học sinh với vai trò là người cố vấn khích lệ, hỗ trợ, giám sát và cung cấp nguồn lực cho các em.  Việc thành lập Hội đồng tự quản được tiến hành như một hoạt động sinh hoạt tập thể, các em dân chủ, phấn khởi và tự mình triển khai bầu, với sự tham dự của các thày cô, nhà trường và đại diện cha mẹ học sinh. Các thành viên của Hội đồng tự quản là tất cả học sinh trong lớp, các “lãnh đạo” của Hội đồng tự quản, các Ban do các em bầu ra một cách dân chủ, công khai.  Tham gia “lãnh đạo” của Hội đồng tự quản được thay đổi luân phiên, có nghĩa là học sinh nào cũng được trưởng thành và tự tin mình chắc chắn có được cơ hội trở thành “lãnh đạo” của Hội đồng tự quản. Ông Đặng Tự Ân cũng lưu ý: Hội đồng tự quản là hình thức tổ chức mới trong lớp học mô hình VNEN nên cần có lộ trình, mục tiêu và nội dung hoạt động cho phù hợp với lứa tuổi học sinh đầu cấp tiểu học, cuối cấp tiểu học hay học sinh Trung học cơ sở.  Đặc biệt, không nên quá quan trọng hóa Hội đồng tự quản mà cần tổ chức hoạt động sao cho nhẹ nhàng, phù hợp với trẻ. Cha mẹ học sinh là một trong ba chủ thể của mô hình, cần chủ động, thường xuyên phối hợp và phản hồi với nhà trường trong các hoạt động của mô hình. Đánh giá chung của hầu hết các trường có Hội đồng tự quản cho thấy, học sinh có những tiến bộ rõ rệt về khả năng tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự tin, khả năng điều hành, mạnh dạn và tự tin, sáng tạo cũng như các hành vi cư xử khác, biết tôn trọng và thể hiện sự bình đẳng giữa học sinh nam và học sinh nữ.  Hội đồng tự quản từng bước hỗ trợ hiệu quả cho thày cô trong việc tổ chức các hoạt động học tập và phát triển học sinh trong lớp. Học sinh và cha mẹ các em không chịu áp lực và thực sự vui vẻ, phấn khởi khi được tham gia Hội đồng tự quản. Lớp trưởng hay Chủ tịch Hội đồng tự quản? Mô hình trường học mới VNEN và hội đồng tự quản học sinh do mới triển khai nên có nhiều nội dung cần tiếp tục rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.  Theo ông Đặng Tự Ân, trên thực tế, từ phía các nhà trường, các giáo viên có nơi còn chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như cách làm như thế nào cho đúng, cho tốt nhất, có hiệu quả cao ở tất cả các các yếu tố đặc trưng cơ bản của mô hình, trong đó có hoạt động của Hội đồng tự quản. Một số địa phương, cha mẹ học sinh chưa phối hợp hợp thường xuyên, chưa phản hồi để uốn nắn về những lệch lạc khi thực hiện mô hình. Có trường lớp vẫn quan niệm và thực hiện nhiệm vụ của lớp trưởng, ban cán sự lớp cho các lớp học áp dụng mô hình VNEN, thậm chí đồng nhất lớp trưởng với Chủ tịch Hội đồng tự quản.  Điều này không đúng vì chức danh lớp trưởng chỉ thích ứng với các lớp học chưa áp dụng mô hình, còn khi đã là lớp học VNEN thì nhất thiết phải thay đổi thành Chủ tịch Hội đồng tự quản. Một số trường lại cố định các“lãnh đạo” của Hội đồng tự quản, thậm chí cố định một số em luôn “lãnh đạo” suốt cả năm học hoặc vài năm học.  Như thế học sinh không cùng được phát triển, luân phiên tham gia quản lý Hội đồng tự quản, từ đó xảy ra bất bình đẳng trong học sinh mỗi lớp. Bên cạnh đó, việc giao nhiệm vụ cho Hội đồng tự quản chưa rõ ràng, khiến hiệu quả Hội đồng tự quản hạn chế, học sinh không biết làm việc mà còn vô tình tạo ra không khí nặng nề, ít tác dụng giáo dục cho học sinh. Bởi vậy, ông Đặng Tự Ân cho rằng: Ở các lớp học chưa chuyển đổi sang mô hình VNEN thì không nhất thiết phải thành lập hội đồng tự quản, bởi vì tính chất lớp học là chủ yếu các em ngồi nghe thày cô giảng giải thuyết trình, ít có các hoạt động trong lớp, học sinh tiếp thu bài học một cách thụ động.  Lớp trưởng không thay thế chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản, như dự thảo Điều lệ trường tiểu học là đúng và chính xác vì bản chất của lớp học hiện hành và lớp học VNEN rất khác nhau nên các chức danh liên quan tới tổ chức lớp học của học sinh cũng cần phải khác nhau để phù hợp với “chất” của nó. Ông Đặng Tự Ân cũng nhấn mạnh: Chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản, nếu thấy chưa ổn, dễ gây phản tác dụng thì nên thay đổi, nhưng vẫn phải giữ được ý nghĩa, giá trị của Hội đồng tự quản.Chúng ta hoàn toàn có thể tìm một cụm từ khác phù hợp hơn với chức danh của Hội đồng tự quản.  Đây cũng là chuyện bình thường trong quá trình hoàn thiện mô hình và đi tới đích của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Việt Nam. cho mình hay nhất nhé

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để thêm bình luận.

+1 thích đã trả lời 3 tháng 5, 2017 bởi nguyenvucamly111 Cử nhân (2.5k điểm) http://baotintuc.vn/giao-duc/ve-hoi-dong-tu-quan-hoc-sinh-trong-mo-hinh-truong-hoc-moi-20150721200724964.htm đã bình luận 3 tháng 5, 2017 bởi Nguyễn Thị Nhật Linh Tiến sĩ (12.3k điểm) Cảm ơn đã hộ mình.

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để thêm bình luận.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích 1 trả lời 131 lượt xem Tính đến năm 2021, Việt Nam đã mấy lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? Tính đến năm 2021, Việt Nam đã mấy lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 đã hỏi 29 tháng 1, 2022 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khang1000 Phó giáo sư (30.8k điểm)
  • khang1000
0 phiếu 9 câu trả lời 397 lượt xem Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đầu tiên của Việt Nam? đã hỏi 2 tháng 8, 2017 trong Khác bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm) +2 phiếu 2 câu trả lời 126 lượt xem Đại hội lần III của Đảng được chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề ? đã hỏi 10 tháng 3, 2020 trong Lịch sử lớp 12 bởi Josepham0309 Cử nhân (3.5k điểm) +3 phiếu 0 câu trả lời 131 lượt xem Tập làm văn : Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : ............... Tập làm văn : Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói trên. . đã hỏi 3 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm) 0 phiếu 1 trả lời 125 lượt xem Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm bao nhiêu đã hỏi 15 tháng 2, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.7k điểm)
  • phamngoctienpy1987844
+2 phiếu 1 trả lời 151 lượt xem Hôm nay là ngày sinh nhật Bác, hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về vị chủ tịch vĩ đại của chúng ta. đã hỏi 19 tháng 5, 2021 trong Khác bởi Mink ● Quản Trị Viên Tiến sĩ (15.1k điểm) +1 thích 1 trả lời 738 lượt xem Ngày sinh và ngày ra đi của chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi 21 tháng 3, 2017 trong Lịch sử tiểu học bởi Tichuot Học sinh (126 điểm) +1 thích 1 trả lời 110 lượt xem Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? đã hỏi 25 tháng 2, 2022 trong Khác bởi Hacker_an_danh Thần đồng (1.1k điểm)
  • phamngoctienpy1987844
0 phiếu 3 câu trả lời 7.0k lượt xem Em hiểu câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào ? (Các vua Hùng đã có công dựng nước...giữ lấy nước) Em hiểu câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào ?                                                                  DANH NGÔN                                           " Các vua Hùng đã có công dựng nước,                                         Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".                                              Hồ Chí Minh đã hỏi 13 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 6 bởi Selena2005 Cử nhân (2.7k điểm)
  • lich-su-lop-6
0 phiếu 2 câu trả lời 420 lượt xem Nêu ý nghĩa hai câu thơ trên của chủ tịch Hồ Chí Minh. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Nêu ý nghĩa hai câu thơ trên của chủ tịch Hồ Chí Minh. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” đã hỏi 14 tháng 5, 2023 trong Lịch sử lớp 6 bởi postfirst Cử nhân (3.6k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. Discuss the process of rock formation and the types of rocks formed. (2)
  2. Các loại đột biến gen là gì? (1)
  3. Các thành phần chính của hệ sinh thái là gì? (1)
  4. Sinh thái học là gì? (1)
  5. Sự di truyền là gì? (1)
Thành viên tích cực tháng 11/2024
  1. manhlecong680419

    856 Điểm

  2. LuuTraMy

    812 Điểm

  3. luckyyhappyy07687

    634 Điểm

  4. nguyenmanh04102009212

    229 Điểm

Phần thưởng hằng tháng Hạng 1: 200.000 đồng Hạng 2: 100.000 đồng Hạng 3: 50.000 đồng Hạng 4: 20.000 đồng Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đâyBảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
  • Gửi phản hồi
  • Hỗ trợ
  • Quy định
  • Chuyên mục
  • Huy hiệu
  • Trang thành viên: Biến Áp Cách Ly
Nhãn hiệu, logo © 2024 Selfomy Về Selfomy ...

Từ khóa » Chủ Tịch Hội Học Sinh Là Gì