Thế Nào Là Điệp Từ, điệp Ngữ? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?
Lời giải:
Mục lục nội dung 1. Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?2. Các dạng của Điệp ngữ3. Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ1. Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?
Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Ví dụ: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Nhấn mạnh 2 từ là “đoàn kết” và “thành công”.
Hoặc “ Học, học nữa, học mãi”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của từ “học”.
2. Các dạng của Điệp ngữ
Điệp ngữ có các dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp ngữ được thể hiện sau đây:
a. Điệp ngữ cách quãng
Trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, loại này thường cách nhau một vài từ hoặc một câu để bổ sung nghĩa cho nhau. Đây là loại điệp ngữ thường được sử dụng nhất trong thơ ca.
Ví dụ:
Nếu mai đây có chết một thân tôi
Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!
Hai mươi tuổi mới qua vòng thơ bé
Dù phải chết, chết một đời trai trẻ
Cụm từ "Hai mươi tuổi" là điệp ngữ cách quãng.
b. Điệp ngữ nối tiếp : Là loại điệp ngữ các từ lặp lại nối tiếp nhau, tạo điểm nhấn nổi bật về cảm xúc hoặc ý nghĩa quan trọng.
Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau
Ví dụ:
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
Từ “Trông” được lặp lại liên tiếp để nhấn mạnh sự phụ thuộc vào thời tiết khi làm nông nghiệp lúc xưa.
Hoặc câu: Học ăn, học nói, học gói, học hỏi. Nhấn mạnh từ “học” có 4 kỹ năng mà người xưa đã dạy.
c. Điệp từ chuyển tiếp : Hay còn được gọi là điệp ngữ vòng, thường dùng trong thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thơ tứ tuyệt… Để giúp lời thơ diễn đạt mạch lạc, ngữ nghĩa kết nối liền mạch nhau.
Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.
3. Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ
a. Tạo ra sự nhấn mạnh
Ví dụ 1:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.
Ví dụ 2:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,
Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi
Trong ví dụ trên, từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.
b. Tạo sự liệt kê
Ví dụ 1:
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.
Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát….
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.
c. Tạo sự khẳng định
Ví dụ 1:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Trong ví dụ trên, biện pháp lặp lại một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen.
Ví dụ 2:
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…
Từ khóa » Ví Dụ điệp Ngữ Vòng
-
Ví Dụ Về điệp Ngữ - Luật Hoàng Phi
-
Cho Ví Dụ Về điệp Ngữ Nối Tiếp, điệp Ngữ Cách Quãng ... - HOC247
-
Điệp Ngữ Là Gì? Tác Dụng Và Lấy Ví Dụ điệp Ngữ
-
Điệp Ngữ Là Gì? Cho Ví Dụ? Vai Trò Và Cách Sử Dụng Chuẩn Nhất
-
Điệp Ngữ Là Gì? Các Loại điệp Ngữ, Lấy Ví Dụ Minh Họa
-
Điệp Ngữ Là Gì? Phân Loại Và Ví Dụ
-
Cho Ví Dụ Điệp Ngữ Nối Tiếp, Điệp Ngữ Cách Quãng, Điệp Ngữ ...
-
Thế Nào Là điệp Ngữ? Điệp Ngữ Có Mấy Dạng?
-
Cho Ví Dụ Về điệp Ngữ Nối Tiếp, điệp Ngữ Cách Quãng, điệp ... - Hoc24
-
Hãy Cho Một Số Ví Dụ Về điệp Ngữ - Hoc24
-
Điệp Ngữ Là Gì? Tác Dụng Của điệp Ngữ Là Gì? Lấy Ví Dụ
-
VÍ DỤ VỀ ĐIỆP NGỮ - .vn
-
[CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về điệp Ngữ
-
Điệp Ngữ Là Gì: Ví Dụ, Tác Dụng Và Phân Loại Biện Pháp Tu Từ Điệp Ngữ