Thế Nào Là Nợ Phải Trả Và Các Khoản Nợ Mà Doanh Nghiệp Phải Buộc ...

Nội dung bài viết [Ẩn]

    1. Nợ mà doanh nghiệp phải trả là gì?
      1. Quy mô nợ phải thanh toán:
      2. Thời hạn thanh toán khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả:
      3. Chính sách giá cả hàng hóa, dịch vụ:
    2. Phân loại nợ mà doanh nghiệp phải trả
    3. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp
      1. Nợ ngắn hạn
      2. Nợ dài hạn
    4. Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp
      1. Công thức tính (dựa vào báo cáo tài chính của công ty)
      2. Ý nghĩa của kết quả:
    5. Câu hỏi thường gặp về các khoản phải nộp của doanh nghiệp:
      1. Nợ trả tăng/giảm có ý nghĩa gì?
      2. Nợ phải trả tài chính (Nợ trả tài chính) là gì?
      3. Nợ phải trả người bán (Nợ trả người bán) là gì?
    6. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Nợ phải trả (account payable) là số tiền nợ các cá nhân hay công ty khác, khi họ đã bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại. các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nợ mà doanh nghiệp phải trả là gì?

Nợ phải trả (tiếng Anh là account payable hay liabilities) là số tiền nợ các cá nhân hay công ty khác, khi họ đã bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại. Nợ phải trả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng cũng như gắn liền với các vấn đề sau:
  • Quy mô nợ phải thanh toán:

Quy mô nợ doanh nghiệp phải trả lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua. Quy mô này nói lên số lượng tiền nợ nhiều hay ít, đối với từng doanh nghiệp, thể hiện là tổng tài sản mà doanh nghiệp nợ các đối tác. Ngoài ra, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cũng quyết định quy mô này. Theo đó, nếu doanh nghiệp cho phép các hóa đơn thanh toán được thanh toán chậm trả nhiều thì quy mô nợ lớn và ngược lại.
  • Thời hạn thanh toán khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả:

Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp ký hóa đơn mua chịu cho đến khi hóa đơn này được thanh toán. Đây là giới hạn thời gian để các doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ phải trả. Doanh nghiệp nên xác định một thời hạn trả nợ có lợi cho mình nhất, tránh các rủi ro gặp phải trong quá trình trả nợ và nhất là đảm bảo uy tín của doanh nghiệp
  • Chính sách giá cả hàng hóa, dịch vụ:

Đây là yếu tố thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Các chính sách ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh các khoản phải nộp và ngược lại. Xem thêm: Các khoản nợ phải trả trước khi giải thể

Phân loại nợ mà doanh nghiệp phải trả

Căn cứ theo thời hạn nợ của một doanh nghiệp, nợ phải trả được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm 2 loại cơ bản sau: Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng 1 năm. Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như: nợ trả người bán, nợ trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, ứng trước của khách hàng, chi phí phải trả,… Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn trả trên 1 năm. Nợ dài hạn của doanh nghiệp thường bao gồm: vay dài hạn ngân hàng, trái phiếu phát hành và nợ thuế tài sản tài chính. Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập: Dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp

Nợ ngắn hạn

Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp thông thường gồm các khoản sau đây:
  • Vay ngắn hạn;
  • Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;
  • Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;
  • Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;
  • Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;
  • Các khoản chi phí phải trả;
  • Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn;
  • Các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Như vậy nợ phải trả ngắn hạn trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ phải trả thông thường, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán hay báo cáo tài chính và được xác định chắc chắn về thời gian và giá trị.

Nợ dài hạn

Trong hoạt động doanh nghiệp, nợ dài hạn là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm. Theo đó, nợ dài hạn của doanh nghiệp sẽ gồm các khoản sau:
  • Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;
  • Nợ dài hạn phải trả;
  • Trái phiếu phát hành;
  • Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
  • Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;
  • Dự phòng phải trả: khoản nợ phải trả chưa có sự chắc chắn về giá trị và thời gian nhưng đã có những ước tính đáng tin cậy.
Ngoài ra, trong điều kiện đơn vị kinh doanh hoạt động liên tục, một số khoản hình thành từ vốn chủ sở hữu nhưng có thể được phân loại là nợ phải trả, do chủ sở hữu đã cam kết từ bỏ quyền thụ hưởng của mình để phục vụ những mục tiêu nhất định. Kết quả là hình thành nên nghĩa vụ tài chính mà đơn vị kế toán phải thực hiện đối với các mục tiêu đó. Ví dụ như quỹ khen thưởng phúc lợi… Bạn có thể tham khảo thêm: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là gì?

Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, nhà cung cấp, các bên cho vay (ngân hàng),... và chính bản thân doanh nghiệp.

Công thức tính (dựa vào báo cáo tài chính của công ty)

Công thức tính khả năng trả nợ của doanh nghiệp gồm các khoản thu chi dựa trên thu nhập ròng và tổng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp có thể dựa vào báo cáo tài chính để xác định:

Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) = (Thu nhập hoạt động ròng - Chi phí hoạt động)/Tổng nợ phải trả

Trong đó, Thu nhập hoạt động ròng (EBIT) sẽ bằng Doanh thu - chi phí hoạt động; Tổng nợ phải trả sẽ bằng Nợ gốc + Lãi vay * (1 - Thuế TNDN)

Ý nghĩa của kết quả:

  • Nếu DSCR1: cho thấy doanh nghiệp này có đủ tiềm lực để thanh toán cho các khoản nợ mà không cần nhiều đến nguồn vốn vay từ bên ngoài.

Nhìn chung thì:

  • Chỉ số này dùng để đo lường mức độ cân đối về tài chính, thẩm định báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.  Từ đó biết được doanh nghiệp đó có đang nợ nần nhiều hay không và đều này sẽ giúp các nhà đầu tư, ngân hàng,...đưa ra quyết định để đầu tư, cho vay phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp đó.
  • DSCR là một chỉ số có mức quan trọng cao thuộc nhóm các chỉ số đòn bẩy tài chính (financial leverage ratio) đối với các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thì khi thẩm định báo cáo tài chính của một doanh nghiệp nào đó đang cần vay vốn. Để ra được quyết định cho doanh nghiệp đó vay phù hợp, bên cho vay cần căn cứ vào tình hình nền kinh tế vĩ mô, chỉ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp này và nguồn lực bên ngoài khác.

Câu hỏi thường gặp về các khoản phải nộp của doanh nghiệp:

Nợ trả tăng/giảm có ý nghĩa gì?

Trả lời: Nợ phải trả tăng/giảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Theo đó, khi nó tăng hoặc giảm đồng nghĩa với việc hệ số nợ cũng sẽ tăng hoặc giảm theo. Nếu hệ số nợ nhỏ có thể thấy doanh nghiệp đang có mức độ an toàn, giảm khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và mất khả năng chi trả các khoản phải trả . Ngược lại nếu hệ số nợ cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên một số trường hợp nợ cao chưa chắc đã là xấu nếu doanh nghiệp hoạt động đang thực sự có hiệu quả. Bởi vậy, không nên đánh giá hệ số nợ một cách đơn lẻ mà phải xét dựa trên đặc tính hoạt động của ngành và kết hợp với nhiều hệ số, yếu tố khác để có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất

Nợ phải trả tài chính (Nợ trả tài chính) là gì?

Trả lời: Tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN có quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ phải trả tài chính (các khoản phải trả) là các nghĩa vụ sau: a) Mang tính bắt buộc để: (i) Thanh toán tiền mặt hoặc tài sản tài chính cho đơn vị khác; (ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả với đơn vị khác theo các điều kiện không có lợi cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoặc b) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Nợ phải trả người bán (Nợ trả người bán) là gì?

Trả lời: Nợ phải trả người bán là gồm nợ của doanh nghiệp về các khoản phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa hay người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây dựng cơ bản.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Từ khóa » Nợ Kinh Doanh Gồm Những Gì