Thế Nào Là Rau An Toàn, Rau Sạch Và Rau Hữu Cơ? | Sfarm

Hiện nay, khi nhắc về rau, ta được nghe khá nhiều tên gọi như: rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ,….Phần lớn, người tiêu dùng đều định nghĩa chung thành “rau sạch”. Tuy nhiên, tên gọi và chất lượng của các loại rau này không hề giống nhau mà được phân biệt bởi: cách trồng, các tiêu chuẩn, mẫu mã bên ngoài,… Vậy ngay sau đây, hãy cùng Đặng Gia Trang đi tìm câu trả lời cho sự khác biệt giữa các tên gọi này nhé!

  1. 1/ Rau an toàn là gì?
  2. 2/ Các chỉ tiêu thường đánh giá rau an toàn
  3. 3/ Phân biệt rau an toàn (rau sạch) và rau hữu cơ
    1. 3.1 Rau sạch
    2. 3.2 Rau hữu cơ
  4. 4/ Các tiêu chuẩn sản xuất rau tại Việt Nam
  5. 5/ Cách chọn mua rau an toàn
    1. Có màu xanh tự nhiên
    2. Thân và lá cân đối
    3. Trọng lượng nặng, thân giòn, chắc chắn

1/ Rau an toàn là gì?

Rau an toàn là một thuật ngữ phổ biến ở nước ta để chỉ những sản phẩm rau tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả) được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Rau an toàn có chất lượng đúng như đặc tính giống, rau có thể chứa một lượng hóa chất và các sinh vật gây hại tồn dư trong quá trình canh tác nhưng dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.

2/ Các chỉ tiêu thường đánh giá rau an toàn

Chỉ tiêu về nội chất: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat (NO₃), hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu, mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột.

Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.

rau an toàn 1Vườn rau an toàn

3/ Phân biệt rau an toàn (rau sạch) và rau hữu cơ

3.1 Rau sạch

Rau sạch thực chất cũng là rau an toàn nhưng được canh tác theo quy trình kỹ thuật tuân thủ một số tiêu chuẩn như: hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.

3.2 Rau hữu cơ

Rau hữu cơ là loại rau được canh tác tuân thủ các điều kiện gần như tự nhiên:

  • Rau không được sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nảy mầm, thuốc kích thích sinh trưởng.
  • Không được sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, không chất bảo quản.
  • Người trồng rau hữu cơ phải được đào tạo về cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau đúng kỹ thuật.
  • Đất trồng và nguồn nước tưới cho rau không được nhiễm các kim loại nặng, tuyệt đối không bị tác động của nguồn nước thải công nghiệp hay nước sinh hoạt chưa qua xử lý.
  • Rau hữu cơ muốn chống chọi được với các tác động của sâu bệnh hại phải dựa vào quy luật tự nhiên, giống phải mạnh có sức chống chịu tốt.

Cụ thể, đất trồng phải đảm bảo không sử dụng chất cấm ít nhất 3 năm trước khi thu hoạch; độ màu mỡ của đất và chất dinh dưỡng cho cây trồng phải được cung cấp thông qua quá trình làm đất, canh tác, luân canh, xen canh, phân bón hữu cơ từ vật nuôi và cây trồng khác, các nguyên liệu tổng hợp trong danh mục cho phép; dùng các biện pháp vật lý, cơ học, sinh học để xử lý sâu hại, cỏ dại và bệnh cho cây trồng, chỉ khi các biện pháp trên không đủ mạnh mới dùng đến các loại sinh vật, thảo mộc hay chất tổng hợp có trong danh mục cho phép; chỉ sử dụng hạt giống hữu cơ; cấm dùng các thành phần biến đổi gen, bức xạ và bùn thải.

the-nao-la-rau-an-toan-rau-sach-rau-huu-co 2

4/ Các tiêu chuẩn sản xuất rau tại Việt Nam

Hiện nay, có khá nhiều các bộ tiêu chuẩn để quản lý phương pháp trồng trọt và chất lượng sản phẩm. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn phổ biến đang được dùng để chứng nhận cho các loại rau như: Viet GAP, Global GAP, PGS, USDA Organic, IFOAM,…Nhìn chung, các tiêu chí này đều hướng đến việc tạo ra một quy trình để tạo ra nông sản có chất lượng và an toàn. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các tiêu chuẩn phổ biến đang được sử dụng tại đây.

Qua các thông tin trên, ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa các loại rau. Nếu xét về độ an toàn từ thấp đến cao, ta có thứ tự lần lượt là: rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ. Trong trồng rau an toàn và rau sạch, nhìn chung vẫn có thể sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhưng phù hợp với danh mục cho phép và ở giới hạn nhất định, rau sạch sẽ hạn chế hàm lượng các chất tồn dư ít hơn rau an toàn. Rau hữu cơ sẽ là loại rau an toàn nhất khi được trồng trong điều kiện và các tiêu chuẩn hoàn toàn thiên nhiên.

5/ Cách chọn mua rau an toàn

Có màu xanh tự nhiên

Hầu hết các loại rau an toàn thường có màu xanh hơi ngả vàng đến xanh hơi sẫm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến những loại rau có lá màu xanh đậm vì có thể sử dụng nhiều phân bón lá hóa học làm cho màu lá đậm hơn. Ngay cả màu xanh đậm của lá cũng có thể thu hút nhiều sâu bệnh đến phá hại cây.

cach trong va cham soc rau cai xanh don gian tai nha

Thân và lá cân đối

Rau xanh an toàn thường có lá ngắn và hơi dày. Đặc biệt, khi dùng tay chạm vào lưỡi dao của tờ giấy, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng của nó.

Trọng lượng nặng, thân giòn, chắc chắn

Rau an toàn nhìn tươi hơn, thân giòn và chắc hơn so với rau trồng bằng phân bón hóa học (không kiểm soát liều lượng hoặc lạm dụng).

Hy vọng, với những thông tin này sẽ góp phần giúp các bạn hiểu rõ và tường tận hơn về việc phân biệt các loại rau. Đặc biệt, hỗ trợ người trồng trong việc phát triển các mô hình trồng trọt có định hướng hợp lý.

Mời các bạn tiếp tục theo dõi các thông tin bổ ích về cách làm đất cũng như chọn hạt giống trồng rau sạch tại Series bài viết “RAU SẠCH TỪ A-Z” với:

Phần 2/ Đất trồng rau sạch – cách phối trộn và cải tạo

Phần 3/ Những tiêu chí hàng đầu khi chọn hạt giống rau

Sfarm.vn

*Xem thêm:

  • Phân trùn quế là gì?
  • 7 bí quyết sạch cho vườn rau sạch tại nhà
  • Phân trùn quế cho rau sạch, rau hữu cơ
  • 3 sự khác biệt giữa rau được trồng bằng phân hữu cơ và phân hóa học
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 5/5 - (37 bình chọn)

Từ khóa » Toàn Rau