Thế Nào Là Rối Loạn Lo âu? Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị?

1. Khái niệm rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một cụm từ dùng để biểu đạt chứng rối loạn cảm xúc với các triệu chứng khó chịu và lo sợ mơ hồ, vã mồ hôi, đau đầu, khô miệng, bứt rứt, siết chặt ở ngực, khó chịu vùng thượng vị, bồn chồn không thể đứng yên hay ngồi yên một chỗ.

Có sự khác biệt giữa lo âu trong đời sống bình thường và lo âu do bệnh lý đó là:

  • Lo âu thông thường: xảy ra khi có một sự kiện nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu. Cảm giác này sẽ mất đi khi sự việc đã được giải quyết;

  • Lo âu bệnh lý: không xuất phát từ một nguyên nhân rõ ràng nào hoặc người bệnh biểu hiện quá mức. Triệu chứng thường gây khó chịu, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.

2. Rối loạn lo âu có những loại nào?

Một số loại rối loạn lo âu có thể bạn đã biết:

Rối loạn lo âu lan tỏa:

Đây là loại rối loạn lo âu có biểu hiện là lo lắng một các thái quá trước nhiều sự kiện và hoạt động. Sự lo âu này thường khó kiểm soát đi kèm với các biểu hiện về thể chất như khó ngủ, căng thẳng cơ, bứt rứt, bực tức, khó chịu và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, công việc và học tập của bệnh.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD):

Là những người có hành vi lặp lại nhiều lần và bị ám ảnh tới mức không thể kiểm soát, ví dụ như thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp lau dọn liên tục, rửa tay nhiều lần vì sự vi trùng, vi khuẩn,... Sự ám ảnh này thường gây mất thời gian, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động xã hội và cả cuộc sống cá nhân của người bệnh, nhiều khi còn khiến cho người xung quanh cảm thấy khó chịu.

OCD khiến người bệnh bị ám ảnh mất kiểm soát về các sự vật và sự kiện xung quanh

OCD khiến người bệnh bị ám ảnh mất kiểm soát về các sự vật và sự kiện xung quanh

Rối loạn hoảng loạn:

Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là hoảng sợ cực độ. Những cơn hoảng sợ thường diễn ra khá ngắn và bất ngờ, khiến cơ thể phản ứng lại dữ dội bằng các hiện tượng như đau ngực, khó thở, đau tim,... Bệnh nhân thường không thích ở những nơi dễ khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ. Nhiều khi biểu hiện hoảng sợ còn lấn át họ, tới nỗi họ cố thủ trong nhà, tránh giao tiếp xã hội.

Rối loạn hoảng loạn có thể khác nhau ở mỗi người nhưng tựu chung biểu hiện ban đầu thường là đau ngực, nhịp tim nhanh, choáng váng, nghẹt thở,... Nghiêm trọng hơn, người bệnh đôi khi còn cảm thấy sợ chết, phát điên,...

Rối loạn lo âu xã hội:

Bệnh đặc trưng bởi sự lo lắng, hoảng sợ quá mức trong các sự kiện hàng ngày, nhất là khi họ bị bẽ mặt hoặc xấu hổ trước đám đông vì sự thể hiện của họ không đáp ứng được như kỳ vọng, ví dụ như sợ phát biểu trước nhiều người, sợ gặp người lạ, sợ ánh đèn sân khấu,...

3. Những biểu hiện ở một người bị rối loạn lo âu

Sau đây là các dấu hiệu chung khi bị rối loạn lo âu:

  • Hoảng sợ hoặc lo âu thái quá, không bao giờ cảm thấy an toàn hoặc chắc chắn;

  • Khó thở, khó ngủ, khó tập trung và bồn chồn, khó đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ;

Người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy bồn chồn, không chắc chắn

Người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy bồn chồn, không chắc chắn

  • Lạnh và hay đổ mồ hôi tay. Có cảm giác ngứa ran hoặc tê cứng tay và chân;

  • Khô miệng, cảm thấy buồn nôn;

  • Tim đập nhanh, chóng mặt, căng thẳng cơ bắp;

  • Lặp lại nhiều lần các hành vi như kiểm tra khóa cửa, rửa tay,... và bị ám ảnh thường xuyên về một vấn đề nào đó;

  • Khó giữ bình tĩnh để vượt qua được cảm giác lo âu.

4. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thường khó để xác định rõ nguyên nhân nhưng những yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh:

  • Do tâm lý: tính cách dễ bị lo âu hoặc sang chấn tâm lý từ nhỏ;

  • Do di truyền: nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh tâm lý thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng;

  • Do môi trường, xã hội: căng thẳng, stress kéo dài từ công việc, môi trường sống, gia đình,...

  • Do yếu tố về thần kinh.

5. Cách chữa rối loạn lo âu

Để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng rối loạn lo âu, nên kết hợp áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý:

  • Dùng thuốc: việc điều trị bằng thuốc có thể kéo dài trong vòng 6 tháng - 1 năm, thậm chí là lâu hơn phụ thuộc tình trạng bệnh của mỗi người. Bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. Ngoài ra người bệnh cũng phải tái khám thường xuyên để điều chỉnh liều lượng và loại thuốc phù hợp với tình hình tiến triển của bệnh;

  • Tâm lý trị liệu: bệnh nhân sẽ được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ từ các nhà tâm lý học để hiểu rõ được tình trạng mà mình đang mắc phải. Từ đó cùng người bệnh tháo gỡ những khó khăn trong suy nghĩ, tìm kiếm phương pháp giải quyết phù hợp hơn;

  • Người bệnh nên dành ra ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để tham gia hoạt động nào đó khiến họ cảm thấy thư giãn, tốt cho tâm trạng như thiền định, thể dục thể thao, yoga, đọc sách,... Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập luyện cách hít thở sâu, chăm sóc giấc ngủ, tránh đồ uống chứa caffein hoặc chất kích thích,...

Rối loạn lo âu khiến người bệnh lo lắng về mọi thứ xung quanh

Rối loạn lo âu khiến người bệnh lo lắng về mọi thứ xung quanh

Như vậy trên đây là những thông tin cơ bản về chứng rối loạn lo âu mong sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời thông qua bài viết bạn sẽ có cho mình những giải pháp phù hợp để có thể giảm bớt căng thẳng và giải tỏa lo âu. Nếu nhận thấy mình đang có những dấu hiệu báo động tình trạng rối loạn lo âu thì hãy đi khám để được điều trị, tránh trường hợp bệnh phát triển thành mạn tính ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sức khỏe, cuộc sống của bạn.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám và đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý bạn đọc hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay hôm nay!

Từ khóa » Hay Sợ Hãi