Thế Nào Là Siêng Năng Kiên Trì
Có thể bạn quan tâm
Thế nào là siêng năng kiên trì, các biểu hiện của siêng năng kiên trì, ý nghĩa của siêng năng kiên trì là gì? Để giải đáp thắc mắc này, mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây của VnDoc nhé.
Siêng năng, kiên trì
- 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- 2. Biểu hiện của sự siêng năng kiên trì đối với học sinh:
- 3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- 4. Muốn trở thành người siêng năng kiên trì cần phải làm gì
- 5. Bài tập vận dụng
Nắm được các khái niệm về chủ đề siêng năng kiên trì giúp các em học sinh học tốt bài 3 phân môn GDCD sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Mời các em học sinh cùng tìm hiểu chi tiết.
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.
* Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
* Trái với kiên trì là nản lòng, chóng chán.
2. Biểu hiện của sự siêng năng kiên trì đối với học sinh:
- Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài đầy đủ, có kế hoạch học tập.
- Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.
- Trong các hoạt động khác: kiên trì rèn luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,..
3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
Siêng năng, kiên trì mang lại ý nghĩa:
- Con người muốn tồn tại, phải siêng năng, kiên trì lao động để làm ra của cải, xây dựngcuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Nếu không chịu khó, kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo, trở thành kẻ ăn bám giađình và xã hội.
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, học tập và cuộc sống.
4. Muốn trở thành người siêng năng kiên trì cần phải làm gì
+ Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập, như: đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ, gặp bài khó không nản lòng.
+ Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, sống gọn gàng ngăn nắp, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp và địa phương tổ chức
5. Bài tập vận dụng
Câu 1: Đâu là biểu hiện của siêng năng?
A. Cần cù
B. Nản lòng
C. Quyết tâm
D. Chóng chán
Câu 2: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:
A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
B. Không học bài cũ.
C. Bỏ học chơi game.
D. Đua xe trái phép.
Câu 3: Kiên trì là :
A. Miệt mài làm việc.
B. Thường xuyên làm việc.
C. Quyết tâm làm đến cùng.
D. Tự giác làm việc.
Câu 4: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì?
A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống
B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn
C. Trở thành người có ích cho xã hội
D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa
Câu 5: Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim nói về ?
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính siêng năng.
Câu 6: Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:
A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
B. Tích tiểu thành đại.
C. Chịu khó mới có mà ăn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính:
A. Siêng năng, kiên trì
B. Trung thực
C. Tiết kiệm
D. Lễ độ
Câu 8: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách giáo khoa. Bạn A là người?
A. Siêng năng, chăm chỉ.
B. Lười biếng.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thực.
Câu 9: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta?
A. Thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
B. Sống có ích.
C. Yêu đời hơn .
D. Tự tin trong công việc.
Câu 10: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì đối với học sinh là:
A. Đi học chuyên cần
B. Chăm chỉ học
C. Chăm chỉ việc nhà
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 11: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện đức tính ?
A. Kiên trì.
B. Lười biếng.
C. Chăm chỉ.
D. Vô tâm.
Câu 12: Trái với siêng năng, kiên trì là:
A. Lười biếng, chóng chán.
B. Trung thực, thẳng thắn.
C. Cẩu thả, hời hợt.
D. Cả A và C.
Câu 13: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?
A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.
B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.
D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.
Câu 14: Hành vi nào thể hiện An là người siêng năng, kiên trì?
A. An thường xuyên trốn học
B. An luôn làm bài tập, học bài trước khi đến lớp
C. An không giúp mẹ làm việc nhà
D. An thường bỏ qua các công việc để đi chơi với bạn.
Câu 15: Câu tục ngữ: "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thành.
Câu 16: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Máu chảy ruột mềm.
C. Hay làm đắp ấm vào thân.
D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.
Để học tốt sách mới môn GDCD về chủ đề này, các em học sinh cùng tham khảo bài soạn của 3 bộ sách mới như sau:
- Giáo dục công dân 6 bài 3 Siêng năng, kiên trì Kết nối tri thức
- Giáo dục công dân 6 bài 3 Siêng năng, kiên trì Chân trời sáng tạo
- Giáo dục công dân 6 bài 3 Siêng năng, kiên trì Kết nối tri thức
Từ khóa » Các đức Tính Siêng Năng Kiên Trì
-
Biểu Hiện Của Siêng Năng Kiên Trì
-
Em Thể Hiện Sự Siêng Năng, Kiên Trì Trong Học Tập Như Thế Nào?
-
Bài 2: Siêng Năng, Kiên Trì - Hoc24
-
GDCD 6 Bài 2: Siêng Năng, Kiên Trì
-
Những Danh Nhân Có đức Tính Siêng Năng Kiên Trì - Hoc247
-
Nghị Luận Về đức Tính Siêng Năng Cần Cù (6 Mẫu) - Văn 9
-
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 - Bài 2: Siêng Năng, Kiên Trì
-
Những Danh Nhân Có đức Tính Siêng Năng Kiên Trì Là: Bác Hồ
-
Nêu ý Nghĩa Của đức Tính Siêng Năng, Kiên Trì Và Tiết Kiệm Qua Câu ...
-
Tiết 2, Bài 2: Siêng Năng, Kiên Trì - Thư Viện Giáo Án Điện Tử
-
Bài 2. Siêng Năng, Kiên Trì – GDCD 6: Cách Học Của Bác Thê Hiện ...
-
Theo Em, để Rèn Luyện đức Tính Siêng Năng, Kiên Trì Trong Học Tập Và ...
-
Những Người Có đức Tính Siêng Năng, Kiên Trì - Thả Rông
-
Đoạn Văn Về Tính Siêng Năng, Kiên Trì - Hàng Hiệu