Thế Nào Là Sự Bay Hơi Và Sự Ngưng Tụ? Nêu Khái Niệm, đặc điểm Và ...
Có thể bạn quan tâm
Thế nào là sự bay hơi?
Sự bay hơi là gì?
Quan sát hiện tượng: Mỗi khi trời đổ mưa, đường sẽ ngấm nước mưa. Nhưng khi có mặt trời xuất hiện, thì con đường khô trở lại. Nước mưa trên đường đã biến mất.
Giải thích: Nước trên đường là thể lỏng đã chuyển thành thể hơi và bay vào không khí.
Sự bay hơi là: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của một chất.
Phân tích sâu hơn về sự bay hơi: Ví dụ đối với chất lỏng là nước, thì các phân tử nước khi gặp nhiệt độ nhất định sẽ nhanh chóng biến đổi thành dạng hơi. Lúc này các phân tử va chạm vào nhau, chúng chuyển hóa năng lượng cho nhau ở nhiều mức độ đa dạng. Và đến một lúc nào đó, nó sẽ tích tụ đủ năng lượng để bay hơi.
Đặc điểm của sự bay hơi
Đối với sự bay hơi, ta cần nhớ một số đặc điểm sau
-
Mỗi chất lỏng đều bay hơi (không chỉ riêng nước): Ví dụ nước hoa bay hơi trong không khí
-
Ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng, sự bay hơi sẽ xảy ra
-
Ta có thể nhìn thấy sự bay hơi bằng mắt thường. Đó là khi quan sát một ấm nước đun sôi, hơi nước thoát ra từ miệng ấm.
Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Cùng phân tích các trường hợp sau:
-
Quần áo đem phơi giữa trời có nắng và trời không nắng thì quần áo dưới trời nắng sẽ khô nhanh hơn
-
Quần áo phơi giữa trời có nắng và gió cũng khô nhanh hơn chỉ phơi dưới trời có nắng
-
Và quần áo đem phơi dưới trời nắng mà để cách xa nhau, phơi thoáng thì sẽ khô nhanh hơn là để gần sát nhau.
Qua 3 trường hợp trên, ta có thể kết luận rằng:
Tốc độ bay hơi (nhanh hay chậm) phụ thuộc vào 3 yếu tố sau
-
Nhiệt độ
-
Gió
-
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng (diện tích mặt thoáng là phần bề mặt chất lỏng tiếp xúc với không khí). Những chất mà có diện tích bề mặt nhỏ thì thời gian bay hơn sẽ lâu hơn những chất có diện tích bề mặt lớn hơn.
Chú ý: Tốc độ bay hơi của một chất còn phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng đó. Ví dụ: Cồn bay hơi nhanh hơn nước ở cùng điều kiện.
Ví dụ về sự bay hơi
Quần áo phơi ngoài trời nắng một thời gian sẽ khô
Lau bảng thì bảng ướt nhưng chỉ một lúc sau bảng sẽ khô lại
Thế nào là sự ngưng tụ?
Ngược lại với sự bay hơi chính là ngưng tụ. Cụ thể:
Sự ngưng tụ là gì?
Quan sát hiện tượng: Lấy một cốc nước đá để một lúc, ta sẽ thấy bên ngoài cốc có các giọt nước bám trên cốc. Đó là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
Vậy ta có định nghĩa như sau:
Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ngưng tụ
-
Sự ngưng tụ xảy ra dễ dàng hơn khi nhiệt độ giảm
-
Ví dụ vào những hôm trời sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời lạnh thì khiến các hơi nước trong không khí
Cho ví dụ về sự ngưng tụ
Ví dụ vào buổi sáng ta thấy giọt nước đọng trên những chiếc lá. Hiện tượng này là do vào lúc sáng sớm, nhiệt độ giảm, hơi nước trong không khí dễ dàng ngưng tụ lại thành những giọt nước đọng trên lá.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Monkey Math - Ứng dụng học toán tiếng Anh chỉ với 2K/Ngày
Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học dễ hiểu và dễ nhớ
Giải thích sự nóng chảy và đông đặc dễ hiểu nhất (Vật lý 6)
So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ
Sự giống nhau:Sự ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi. Từ thể lỏng chuyển sang thể hơi là sự bay hơi còn từ thể hơi chuyển sang thể lỏng là sự ngưng tụ
- Bay hơi và ngưng tụ đều là hai quá trình biến đổi chất giữa thể lỏng và thể khí
- Quá trình bay hơi nhanh & ngưng tụ nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào hai yếu tố: Nhiệt độ và áp suất
Sự khác nhau
Sự bay hơi | Sự ngưng tụ |
Từ thể lỏng chuyển sang thể khí gọi là sự bay hơi | Từ thể khí chuyển sang lỏng gọi là sự ngưng tụ |
Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh | Nhiệt độ càng cao thì sự ngưng tụ càng chậm |
Nhiệt độ càng thấp thì sự bay hơi càng chậm | Nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ càng nhanh |
Áp suất càng cao thì bay hơi càng chậm | Áp suất càng cao thì ngưng tụ diễn ra càng nhanh |
Áp suất càng thấp thì bay hơi càng nhanh | Áp suất càng thấp thì sự ngưng tụ càng chậm |
Ứng dụng sự bay hơi và ngưng tụ trong đời sống
-
Nếu sử dụng dầu gió, ta nên đậy kín nắp thì lượng dầu sẽ không dần cạn đi. Do trong chai đựng dầu đồng thời xảy ra hai quá trình: Bay hơi và ngưng tụ. Với chai đậy kín, có bao nhiêu dầu bay hơi cũng có bấy nhiêu lượng dầu ngưng tụ nên dầu còn nguyên. Nếu để hở thì quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên dầu cạn dần.
-
Trong ngành in ấn, sơn phủ người ta cũng ứng dụng sự bay hơi
-
Người ta có thể làm mát cả một tòa nhà bằng hệ thống bay hơi làm mát
-
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bay hơi nhanh hơn người ta sản xuất máy sấy giúp sấy khô quần áo, tóc tiện lợi.
-
Nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng bay hơi qua các lỗ khí của lá. Hiện tượng bay hơi qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho lá bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời. Vậy nên chúng ta cần tưới đủ nước cho cây đặc biệt vào lúc trời nắng nóng, khô hạn.
XÂY DỰNG NỀN TẢNG TOÁN HỌC VỮNG CHẮC CHO TRẺ TỪ NHỎ VỚI ĐA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC, CHI PHÍ CỰC RẺ CHƯA ĐẾN 2K/NGÀY CÙNG MONKEY MATH. |
Bài tập sự bay hơi và ngưng tụ
Câu 1: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
C. Không nhìn thấy được
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Đáp án: D
Câu 2: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng
D. Nước trong cốc càng lạnh
Đáp án: C
Câu 3: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
Đáp án: Vì trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh hơi nước này ngưng tụ lại thành những giọt nước rất nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian ngắn, những giọt nước nhỏ đó lại bay hơi vào không khí, nên mặt gương trông sáng trở lại.
Câu 4: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?
Đáp án: Hiện tượng sương mù xuất hiện vào mùa lạnh. Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
Câu 5: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng
D. Nước trong cốc càng lạnh
Đáp án: C
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây
B. Sự tạo thành sương mù
C. Sự tạo thành hơi nước
D. Sự tạo thành mây
Đáp án: C
Câu 7: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá?
Trả lời: Người ta phải phạt bớt lá vì để làm giảm diện tích mặt thoáng của lá nhờ đó hạn chế được sự bay hơi nước từ lá, giúp cây không bị khô mà dễ sống hơn.
Câu 8: Để làm muối, người ta cho nước chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao?
Đáp án: Khi thời tiết nắng nóng và có gió thì sẽ nhanh thu hoạch được muối, vì tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và gió.
Câu 9: Hơi nước chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng của nước gọi là :
A. Sự ngưng tụ.
B. Sự bay hơi .
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.
Đáp án: A
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương mù
B. Mây
C. Sương đọng trên lá
D. Khói khi đốt rác
Đáp án: D
Câu 11: Khi làm muối,người ta đã dựa vào hiện tượng nào của nước?
A. Bay hơi
B. Ngưng tụ
C. Đông đặc
D. Sự sôi
Đáp án: A
Câu 12: Ta cho vài viên đá vào một cốc nước. Sau một lúc ta thấy bên ngoài thành cốc có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Hiện tượng đó là vì:
A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.
B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.
C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Đáp án : C
Câu 13: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải
A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động.
B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.
C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.
D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động.
Đáp án: D
Câu 14: Vào buổi sáng sớm, ta thường thấy những giọt sương bám trên lá cây. Buổi trưa thì không thấy nữa. Em hãy giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm và tại sao buổi trưa ta lại không thấy nữa?
Đáp án:
- Ta thấy những giọt sương trên lá vào sáng sớm là vì hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.
- Buổi trưa ta không thấy sương nữa vì: Về buổi trưa, nhiệt độ tăng lên, những giọt nước bay hơi hết vào không khí.
Câu 15: Tại sao khi bỏ hoa quả, thực phẩm vào tủ lạnh người ta thường gói kín chúng lại?
Đáp án:
Tủ lạnh có nhiệt độ thấp, phần lớn hơi nước đều ngưng tụ. Vì thế độ ẩm trong tủ lạnh thấp., nên khi ta bỏ rau quả vào tủ, nếu không gói kín chúng lại thì rau quả bị bay hơi nước dẫn đến héo úa. Mặt khác hơi từ thực phẩm sẽ làm cho tủ lạnh có mùi hôi.
Kết luận
Qua bài viết trên, Monkey hy vọng các bạn đã hiểu rất rõ lý thuyết về sự bay hơi và sự ngưng tụ. Từ đó vận dụng kiến thức và giải thích được nhiều hiện tượng diễn ra trong đời sống như: Vòng tuần hoàn nước, sương mù…Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn, mời bạn theo dõi chuyên mục kiến thức cơ bản từ Monkey nhé !
Từ khóa » Tốc độ Ngưng Tụ Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào
-
Sự Ngưng Tụ Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố Nào ? - Hoc24
-
Tốc độ Ngưng Tụ Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào. Cho Ví Dụ Về Sự Ngưng ...
-
Tốc độ Hơi Ngưng Tụ Nhanh Hay Chậm Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố ...
-
Sự Ngưng Tụ Là Gì Tốc độ Ngưng Tụ Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào Phụ ...
-
Tốc độ Bay Hơi Và Ngưng Tụ Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố Nào
-
Tốc độ Ngưng Tụ Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào Phụ Thuộc Như Thế Nào
-
Tốc độ Ngưng Tụ Phụ Thuộc Như Thế Nào
-
Sự Ngưng Tụ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tốc độ Bay Hơi Của 1 Chất Lỏng Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố Nào?
-
Thế Nào Là Sự Bay Hơi?Cho Ví Dụ?Tốc độ Bay Hơi Phụ Thuộc Vào ...
-
Lý Thuyết Sự Bay Hơi Và Sự Ngưng Tụ | SGK Vật Lí Lớp 6
-
Tốc độ Bay Hơi Của Chất Lỏng Không Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào Sau đ
-
[Sách Giải] Bài 26: Sự Bay Hơi Và Sự Ngưng Tụ
-
Sự Bay Hơi Là Gì? Sự Ngưng Tụ Là Gì? Những Yếu Tố ảnh Hưởng đến ...
-
Bài 26: Sự Bay Hơi Và Sự Ngưng Tụ - Null - ICAN
-
Sự Bay Hơi Nhanh Hay Chậm Của Một Chất Lỏng Phụ Thuộc Vào Yếu Tố ...
-
Giải Bài Tập Sự Bay Hơi Và Ngưng Tụ
-
Thế Nào Là Sự Bay Hơi Sự Bay Hơi Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố Nào
-
Sự Bay Hơi Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào ? - Selfomy Hỏi Đáp