Thế Nào Là Tôn Trọng Người Khác? - Phòng GD&ĐT Huyện Đức Thọ
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Trang chủ
- Cơ cấu tổ chức
- Tin tức - Sự kiện
- Hành chính công
- Công văn - Văn bản
- Tài nguyên
- Tra cứu
- Lịch làm việc
- Liên hệ
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Trang viết tuổi học trò
Tôn trọng người khác là gì? Đó là sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực về ai đó; là luôn coi trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác như của chính mình…
Sống trên đời ai cũng mong muốn có được thành công. Đó là mục tiêu, là mong muốn hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, chúng ta cần có nhiều yếu tố để có được thành công; nếu bạn muốn thành công trong công việc, trong học tập và trong cuộc sống – đặc biệt trong thời đại của sự “kết nối” này - thì bạn cần một điều rất quan trọng, đó là: biết tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác là gì? Đó là sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực về ai đó; là luôn coi trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác như của chính mình… Thái độ, ý thức tôn trọng người khác chính là biểu hiện của người hiểu biết, biết ứng xử có văn hóa. Biết tôn trọng người khác mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp. Đối với chính bản thân ta và với người khác, nhiều khi món quà vô giá dành cho nhau chính là sự tôn trọng. Nhà văn Tuốc-ghê-nhép có kể câu chuyện về ứng xử của một cậu bé khi gặp một cụ già ăn xin đáng thương. Cậu bé nghĩ rằng mình còn tiền, cậu lục hết túi quần túi áo nhưng chẳng may lại không còn đồng tiền nào cả. Cậu xấu hổ, bối rối nói lời xin lỗi ông lão. Ông lão hiểu sự bối rối chân thành ấy, và nói “Cháu ơi, cảm ơn cháu. Như vậy là cháu đã cho lão rồi đấy!”. Và, bản thân cậu bé cũng ngay lập tức nhận thấy rằng mình vừa nhận được một điều gì đó thật quý giá từ ông lão. Đó không phải là lòng thương, càng không phải là sự ban ơn, mà là sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia trên tinh thần tôn trọng. Ông lão nhìn thấy ở cậu bé vẻ đẹp quý giá toát lên qua ứng xử thành tâm của cậu. Cậu bé lại nhận được ở ông lão lời cảm ơn bất ngờ xuất phát từ trái tim vô cùng bao dung, nhân hậu. Khi mỗi người biết tôn trọng người khác, khi mọi người biết tôn trọng nhau sẽ giúp cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Biết tôn trọng người khác, mình sẽ có cơ hội hiểu biết nhiều hơn, cảm thông nhiều hơn đối với những người xung quanh, những người đã quen và những người mới gặp, mình sẽ ngày càng giàu có về trí tuệ và cả tâm hồn. Biết tôn trọng người khác cũng giống như biết bắc nhịp cầu kết nối để nhận về những niềm vui trong học tập và trong cuộc sống. Trong quan hệ bạn bè, khi biết thông cảm hoàn cảnh của nhau, biết tôn trọng tính cách, khả năng, phẩm chất của nhau thì mới có thể chân thành chia sẻ, thấu hiểu và thân thiết với nhau; và nhờ thế mà tình bạn trở nên bền vững. Trong gia đình, nếu con cái biết tôn trọng bố mẹ, ông bà cùng những người lớn tuổi thì sẽ biết ứng xử lễ phép, lịch sự, nề nếp. Ngược lại, nếu bố mẹ thực sự tôn trọng con cái thì sẽ biết tạo điều kiện cho con cái chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn nhận về mọi việc với bản thân mình; biết lắng nghe ý kiến của con để sẵn sàng điều chỉnh lời nói, việc làm, quan điểm giáo dục con cho phù hợp; nhờ sự tôn trọng và thấu hiểu nhau, tình cảm gia đình, khoảng cách giữa các thế hệ sẽ được gần gũi hơn, gắn bó hơn. Trong học tập ở trường, sự tôn trọng của học sinh đối với thầy cô thể hiện ở sự vâng lời, sự lễ phép, tinh thần tự giác thực hiện tốt nề nếp học tập và rèn luyện. Ngược lại, sự tôn trọng từ phía thầy cô dành cho chúng ta là sự quan tâm, sự kiên nhẫn lắng nghe những ý kiến phản hồi – dù nhiều khi có những ý kiến chưa được chín chắn, thậm chí là ý kiến trái chiều; sự tôn trọng của thầy cô dành cho học sinh chúng ta nhiều khi thể trong thái độ ân cần chia sẻ và khích lệ chúng ta cố gắng, rồi cố gắng hơn nữa để đạt được thành công. Như vậy, biết tôn trọng người khác đem lại rất nhiều lợi ích. Trong xã hội, khi ai cũng biết tôn trọng nhau, tôn trọng những quy định chung, luật lệ chung sẽ khiến mọi mối quan hệ xã hội phát triển tốt đẹp, văn minh. Và nữa, khi con người biết tôn trọng người khác thì cũng đồng nghĩa với việc họ biết tôn trọng tự nhiên. Bạn có biết những thảm họa thiên tai như lũ lụt, sóng thần… từ đâu mà ra không? Một phần lớn là do con người. Đúng vậy, chỉ một hành động xả rác của ta cũng chính là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường… rồi tích tụ dần thành thảm họa tự nhiên làm hàng triệu người thiệt mạng. Các bạn thử nghĩ xem nếu thiếu tôn trọng hay không biết tôn trọng người khác thì mình và cả xã hội này sẽ ra sao? Khi ta không tôn trọng người khác sẽ dẫn đến những lời nói, những ứng xử không đúng mực, ta có thể tỏ ra ngạo mạn, coi thường hay xa lánh người khác. Thiếu tôn trọng nhau sẽ dẫn đến thiếu thiện cảm, thiếu thiện cảm thì không một mối quan hệ nào có thể thiết lập được mà chỉ dẫn đến xa lạ, bất hòa, mâu thuẫn, thậm chí là xung đột, để rồi ai cũng có thể bị tổn thương. Muốn biết biết tác hại của việc thiếu tôn trọng người khác, bạn hãy xuất phát từ …chính mình. Chính mình biết tôn trọng mình. Và quan trọng hơn, chính mình phải biết cảm giác khi không được tôn trọng. Chắc các bạn còn nhớ cảm giác ấm ức, uất nghẹn không biết chia sẻ với ai khi bạn muốn đề xuất một nguyện vọng khác với định hướng của bố mẹ nhưng lại nhận được câu gắt “Im ngay! Trẻ con biết gì?!”??? Chắc bạn từng ấm ức vì bố mẹ muốn áp đặt mình phải biết cái này, cái kia, bắt mình phải hoàn hảo như “con nhà người ta”. Chắc bạn từng trải qua cảm giác hoang mang khi bạn xung phong đứng dậy trả lời câu hỏi trong giờ học, bạn trả lời có thể đúng hoặc không, nhưng nhận lấy từ bạn bè thái độ dè bỉu, kiểu “Lại thích thể hiện!!”?? Ấm ức, hoang mang,… những cảm giác ấy chính là cảm giác bị tổn thương khi không được tôn trọng. Có lẽ những câu hỏi “Làm sao để biết tôn trọng người khác? Làm sao để mọi người đều biết tôn trọng nhau?” mỗi người đều đã có câu trả lời. Tại diễn đàn này, em mong muốn thầy trò chúng ta, bạn bè chúng ta luôn được sống trong môi trường hòa đồng, thân thiện. Chúng em mong bạn bè vẫn luôn thoải mái, vui vẻ trong giao tiếp và không ai làm tổn thương ai bằng những lời nói hay việc làm thiếu tôn trọng nhau. Chúng em mong một số bạn học sinh chưa ngoan đừng có những hành vi thiếu tôn trọng thầy cô qua việc nói chuyện trong giờ học, cắt ngang lời cô đang nói hay nhại lại những hành động của thầy cô rồi đem ra cười nhạo nữa. Và với thầy cô, chúng em luôn mong thầy cô lắng nghe và thấu hiểu, để chúng em luôn sẵn sàng chia sẻ với thầy cô – những người bố người mẹ thứ hai của chúng em ở đây. Chúng em muốn được sẻ chia với thầy cô những điều chúng em chưa hiểu, những điều chúng em còn làm sai, mong muốn thầy cô luôn sẵn sàng lắng nghe và chỉ cách để chúng em sửa sai khi suy nghĩ hay hành động chưa đúng,… Chúng em biết tình thầy trò thiêng liêng nhưng chúng em cũng muốn cảm nhận tình thầy trò thân gần, ấm áp lắm, thưa thầy cô!
Tác giả bài viết: Đào Thúy An - 8A
Lượt xem: 79.570 Nguồn:THCS Hoàng Xuân Hãn Copy link Tổng số điểm của bài viết là: 159 trong 46 đánh giá Click để đánh giá bài viết 3.2 trên 5.0 Đánh giá của 7 khách hàng- Tư cách thái độ: 3
- Chuyên môn: 2.9
- Am hiểu địa bàn: 3.7
- 5/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 5
- Am hiểu địa bàn: 5
Nguyễn Ngọc Huy
Đăng ngày: 09/10/2021Hay quá mà sao chữ hơi nhỏ nha tym tym
Chia sẻ
- 1.7/ 5.0
- Tư cách thái độ: 0
- Chuyên môn: 0
- Am hiểu địa bàn: 5
Duy
Đăng ngày: 26/09/2021Cảm ơn người đã viết bài này
Chia sẻ
- 1.3/ 5.0
- Tư cách thái độ: 1
- Chuyên môn: 2
- Am hiểu địa bàn: 1
Nó mở hay
Đăng ngày: 08/12/2020Ko hay chán
Chia sẻ
- 5/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 5
- Am hiểu địa bàn: 5
f
Đăng ngày: 18/11/2020fokkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
Chia sẻ
- 4.3/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 3
- Am hiểu địa bàn: 5
Khán thính giả
Đăng ngày: 05/11/2020Kĩ năng viết tạm được, đọc thấy ổn
Chia sẻ
- 5/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 5
- Am hiểu địa bàn: 5
Hanh Pham
Đăng ngày: 24/10/2019quá hay các bạn ơi
Chia sẻ
- 0/ 5.0
- Tư cách thái độ: 0
- Chuyên môn: 0
- Am hiểu địa bàn: 0
quỳnh châu
Đăng ngày: 17/10/2019quá tuyệt với
Chia sẻ
- Thống kê - Số liệu
- Thi đua - Khen thưởng
- Sáng kiên kinh nghiệm
- Giáo án
- Giáo án trình chiếu
- E-Learning
- Thư viện phòng
- QLVB & HSCV
- Phần mềm
- Thư viện ảnh
- Video Clip
- Download
-
Hình ảnh hoạt động
Lượt xem: 1555 -
Doanh nghiệp với nhà trường
Lượt xem: 1637 -
Gặp mặt Kỷ niệm 36 năm ngày nhà giáo việt nam 20/11/1982 - 20/11/2018
Lượt xem: 2059
- Tư cách thái độ: 3
- Chuyên môn: 2.9
- Am hiểu địa bàn: 3.7
- 5/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 5
- Am hiểu địa bàn: 5
Nguyễn Ngọc Huy
Đăng ngày: 09/10/2021Hay quá mà sao chữ hơi nhỏ nha tym tym
Chia sẻ
- 1.7/ 5.0
- Tư cách thái độ: 0
- Chuyên môn: 0
- Am hiểu địa bàn: 5
Duy
Đăng ngày: 26/09/2021Cảm ơn người đã viết bài này
Chia sẻ
- 1.3/ 5.0
- Tư cách thái độ: 1
- Chuyên môn: 2
- Am hiểu địa bàn: 1
Nó mở hay
Đăng ngày: 08/12/2020Ko hay chán
Chia sẻ
- 5/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 5
- Am hiểu địa bàn: 5
f
Đăng ngày: 18/11/2020fokkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
Chia sẻ
- 4.3/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 3
- Am hiểu địa bàn: 5
Khán thính giả
Đăng ngày: 05/11/2020Kĩ năng viết tạm được, đọc thấy ổn
Chia sẻ
- 5/ 5.0
- Tư cách thái độ: 5
- Chuyên môn: 5
- Am hiểu địa bàn: 5
Hanh Pham
Đăng ngày: 24/10/2019quá hay các bạn ơi
Chia sẻ
- 0/ 5.0
- Tư cách thái độ: 0
- Chuyên môn: 0
- Am hiểu địa bàn: 0
quỳnh châu
Đăng ngày: 17/10/2019quá tuyệt với
Chia sẻ
- Trang chủ
- Cơ cấu tổ chức
- Tin tức - Sự kiện
- Hành chính công
- Công văn - Văn bản
- Tài nguyên
- Tra cứu
- Lịch làm việc
- Liên hệ
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: Phòng GD&ĐT huyện Đức Thọ
Địa chỉ: Tổ Dân Phố 5 - Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0914432740 - Fax: - Email: phonggiaoducdaotaoductho@gmail.com
Từ khóa » Tôn Trọng Người Khác Là Như Thế Nào
-
Tôn Trọng Mọi Người Có ý Nghĩa Như Thế Nào?
-
Ý Nghĩa Của Việc Tôn Trọng Người Khác - Toploigiai
-
Bài 3: Tôn Trọng Người Khác - Hoc24
-
Thế Nào Là Tôn Trọng Người Khác? - Luật Hoàng Phi
-
Tôn Trọng Người Khác Thể Hiện điều Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Em Hiểu Thế Nào Là Tôn Trọng Người Khác ? - Ngọc Trang
-
Tôn Trọng Người Khác Là Gì Cho Ví Dụ - Hỏi Đáp
-
Tôn Trọng Là Gì? Biểu Hiện Và ý Nghĩa Của Việc Tôn Trọng
-
Thế Nào Là Tôn Trọng Người Khác, Biểu Hiện, ý Nghĩa
-
Bài 3: Tôn Trọng Người Khác | GDCD 8 (Trang 9 – 10 SGK) - Tech12h
-
Cách để Thể Hiện Sự Tôn Trọng - WikiHow
-
Tôn Trọng Là Gì? Biểu Hiện Của Sự Tôn Trọng Người Khác
-
Tôn Trọng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giá Trị Văn Hóa “Tôn Trọng Con Người” - Nhân Kiệt