THE RULES FOR MAKING RULES - Nguyên Tắc đặt Luật Lệ Trong Lớp ...

Contents

THE RULES FOR MAKING RULES – Nguyên tắc đặt luật lệ trong lớp học

Luật lệ trong lớp học là rất quan trọng, như Mr. Bách đã có đề cập đến trong bài viết trước đây về Quản lý lớp: https://tesol.simpleenglish.com.vn/ky-nang-quan-ly-lop/bonding-loving-and-discipline-ket-noi-yeu-thuong-va-ky-luat-trong-lop-hoc

Trong bài viết này, Mr. Bách sẽ đi sâu hơn 1 chút vào cách thức đặt ra luật thế nào cho hợp lý, cũng như thưởng phạt sao cho thật ý nghĩa nhé.

Đầu tiên, 1 số nguyên tắc quan trọng khi đặt ra luật trong lớp học:

Các rules phải giúp hỗ trợ việc học

Điều đầu tiên chúng ta cần ghi nhớ khi thiết lập kỷ luật trong lớp đó là mình đặt luật để HỖ TRỢ VIỆC HỌC trở nên suôn sẻ hơn, tránh những hành vi cản trở việc học. VD:

Be quiet when teacher is speaking

Sit nicely

Be nice to everyone/Respect others

Do your best

Be on time

Đừng quên rút kinh nghiệm từ các lớp học trước

Trước, trong và sau mỗi lớp học, chúng ta đừng quên nhìn lại và rút kinh nghiệm xem những rules mình đưa ra đã hợp lý chưa, để cải thiện thêm. Rule hoàn toàn có thể flexible để thay đổi, chứ không nhất thiết cứ phải giữ y chang từ lớp này qua lớp nọ. VD:

Nếu bạn thấy lớp hay ồn ào, thì đừng quên có rule là “Be quiet and listen deeply”

Nếu có học viên hay dùng điện thoại thì nhớ “No cellphone in class”

Dung hòa tích cực và tiêu cực

Các quy định không phải lúc nào cũng tập trung vào những điều tiêu cực kiểu “No”, “Never”, “Don’t do this”,… theo quyển “Whale Done – Sức mạnh của sự khích lệ” thì khi chúng ta tập trung vào khen ngợi và tưởng thưởng những hành vi tốt, người khác sẽ tập trung vào làm điều tốt nhiều hơn, và theo 1 nghiên cứu về quy định trong lớp học trên trang Research Gate chỉ ra thì “at least three appropriate-behavior rules for every inappropriate-behavior rule” –  Mỗi quy định cho hành vi sai nên đi kèm với ít nhất 3 quy định nhắm vào hành vi đúng. Do đó, khi ra quy định trong lớp, Mr. Bách khuyến khích chúng ta sử dụng ngôn từ tích cực, nhắm vào những điều tốt. VD:

Don’t chit-chat → Listen deeply when others are speaking/Listening is great!

Don’t hit your friend → Be nice to everyone/Show love

Don’t be late → Be on time/Be a lovely early bird

No running → Walk mindfully

No bad language → Say nice things

GV phải thực hiện nghiêm túc 100% các quy định đặt ra

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng thực sự có rất nhiều lúc chính bản thân chúng ta vì quá chú tâm vào bài học mà quên mất việc thực thi những quy tắc mình đặt ra. Và chỉ 1-2 lần sau, học trò sẽ có dấu hiệu chán, không nghe lời, vì vô tình chúng ta đã truyền tải thông điệp “thầy cô cũng đâu có nghiêm khắc đâu, việc gì phải sợ”. Do đó, các bạn giáo viên nên nhớ là mình phải LUÔN LUÔN THỰC HIỆN các quy định mình đặt ra nha, không được quên!

Thưởng phạt rõ ràng phân minh

Có luật lệ thì phải có chế tài và phần thưởng, để học trò biết rõ là mình đang làm đúng hay sai. Tuy nhiên, cách thưởng và phạt cũng phải có nghệ thuật nhé các bạn! Lời khuyên của Mr. Bách: “Thưởng ý nghĩa – Phạt công bằng”

Thưởng ý nghĩa: kinh nghiệm rút ra là các phần thưởng vật chất như bánh kẹo, stickers, quà,… sẽ không có tác dụng lâu, vì niềm vui tạo ra rất tạm thời (temporary effect), không bền vững. Chúng ta cần nhắm đến những phần thưởng có tác dụng tạo ra động lực từ bên trong (intrinsic motivation) như một cái ôm và lời cảm ơn, một tấm thiệp biết ơn vì đã nỗ lực, một quyển sách hay, hoặc chọn 1 bạn để cùng chia sẻ phần thưởng,…

Phạt công bằng: tương tự như thưởng, các hình phạt vật lý như ra khỏi lớp, la mắng, đánh đòn, không cho chơi chung với lớp (tách biệt), không cho sticker,… đều không có tác dụng lâu dài, và theo cuốn “Choice Theory – Thuyết chọn lựa” của nhà tâm lý học Mỹ William Glasser, thì “thưởng và phạt đều là 2 mặt của việc thao túng hành vi của trẻ (behavior manipulation), do đó hoàn toàn không hiệu quả”. Quyển sách này cũng đề ra giải pháp rất hay cho việc đặt ra hình phạt, đó là chúng ta sẽ đưa  ra hành động và hệ quả (consequence) cho học trò lựa chọn. VD:

Nếu con học tốt thì con sẽ được vui cùng các bạn

Nếu con không học thì con có thể ngồi chơi riêng NHƯNG khi các bạn chơi, con sẽ phải ngồi học

Lưu ý: khi đưa ra hệ quả, chúng ta đừng tìm cách trừng trị, mà hãy tìm cách tạo điều kiện cho cho trò được học nhé

Số lượng giới hạn, dễ nhớ, dễ làm

Theo 15 nghiên cứu về hành vi trong lớp học, kéo dài từ 2001 đến 2016, được xuất bản trên trang Research Gate danh tiếng, thì số lượng rule trong lớp học tối ưu thường ở mức 4 – 7 rules. Số lượng quy định vừa phải sẽ giúp giáo viên và học trò dễ nhớ, dễ thực hiện theo

Chúc tất cả chúng ta có những giờ học thật vui, thật nề nếp và thật ý nghĩa nhé!

Từ khóa » Các Luật Trong Lớp Học