'Thế Trận' Ngã Ngũ ở Dự án Số 1 Công Trường Quốc Tế

1-cong-truong-quoc-te

Đất vàng 8.300 m2 ba mặt tiền Công trường Quốc tế, Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai vẫn chưa “thức giấc" sau gần một thập kỷ cấp phép. Ảnh: NĐ

Đất vàng Quận 3

Trung tuần tháng 11 năm ngoái, thông tin về dự án Số 1 Công trường Quốc tế (Quận 3, TP.HCM) bất ngờ tràn ngập các mặt báo, khi Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) công bố đấu giá toàn bộ 30% cổ phần trong doanh nghiệp dự án là CTCP Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế (ISC).

Bài liên quan Artex Sài Gòn đổi chủArtex Sài Gòn đổi chủ

Lúc này, thực trạng của khu đất rộng gần 8.300 m2 nằm cạnh Hồ Con Rùa mới được hé lộ cho công chúng. Về thông tin quan trọng nhất - cơ cấu nhà đầu tư: Ngoài Sawaco nắm 30%, hai pháp nhân sở hữu 70% phần vốn còn lại là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Sài Gòn Co.op, 51%) và Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh (19%).

ISC được thành lập tháng 6/2009 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng; các cổ đông sáng lập là Saigon Co.op, Sawaco, SSC và May Sài Gòn 3.

Trong ba cái tên này, Bất động sản Thiên Thanh mới được hoạt động từ năm 2015, và liên tục mua gom cổ phần từ hai cổ đông sáng lập ISC là CTCP May Sài Gòn 3 (15%) và CTCP Vận tải Biển Sài Gòn (SSC, 4%).

Hai tuần sau khi công bố chào bán, Sawaco cuối tháng 11/2017 tiếp tục gây bất ngờ cho nhà đầu tư khi thông báo ngừng đấu giá cổ phần ISC, với lý do chờ chỉ đạo từ UBND TP.HCM. Những diễn biến dồn dập cho thấy có vấn đề không bình thường tại dự án Số 1 Công trường Quốc tế.

Nguồn tin riêng của Nhadautu.vn cho biết không chỉ Sawaco, cổ đông lớn nhất, nắm 51% vốn là Saigon Co.op nhiều năm qua cũng muốn rút khỏi dự án. Chủ tịch một tập đoàn bất động sản ở TP.HCM tiết lộ với Nhadautu.vn rằng từng hơn một lần được Saigon Co.op chào bán phần vốn chi phối trong ISC.

Vị này cho biết đã từ chối lời đề nghị, nhấn mạnh nhiều ông lớn địa ốc khác cũng ngần ngại khi "dự án dính kiện cáo tùm lum" và "có vấn đề giữa các cổ đông".

Tuy nhiên, nếu xử lý được các khúc mắc này, thì 8.300 m2 đất nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm TP.HCM sẽ là tài sản có giá trị rất lớn. Và đối với các nhà đầu tư có tiềm lực cùng tham vọng, đây ắt hẳn không phải việc quá khó khăn.

Đổi chủ

Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, sau đợt đấu giá "hụt" của Sawaco, Bất động sản Thiên Thanh đã nhận chuyển nhượng phần vốn từ Saigon Co.op, nâng tỷ lệ sở hữu trong dự án lên 69,99%. Toàn bộ số cổ phần có mệnh giá 210 tỷ đồng đã được Thiên Thanh đem thế chấp tại chi nhánh một ngân hàng tại TP.HCM.

Với việc Sawaco sớm muộn cũng sẽ thoái vốn, lô đất Số 1 Công Trường Quốc tế khó lòng thoát khỏi tay Bất động sản Thiên Thanh.

Việc sang tay giữa hai cổ đông nội bộ dường như đã được lên kế hoạch từ trước đó khá lâu. Tháng 7/2017, đại diện của Saigon Co.op là ông Diệp Dũng đã nhường lại "ghế" Chủ tịch HĐQT ISC cho ông Nguyễn Văn Hiền (đại diện BĐS Thiên Thanh). Lưu ý rằng Thiên Thanh khi đó vẫn là cổ đông thiểu số, chỉ nắm 19% vốn ISC.

Như đã đề cập ở đoạn trên, Bất động sản Thiên Thanh bắt đầu tham gia thâu tóm ISC từ năm 2015. Dù còn nhiều vấn đề, song không dễ để "chen chân" vào mảnh đất đẹp hiếm hoi còn sót lại ở trung tâm TP.HCM. Bởi vậy, nếu Thiên Thanh đại diện cho một tên tuổi lớn, dường như sẽ là một hướng tư duy hợp lý hơn.

Giả thiết trên được củng cố bởi dữ liệu của Nhadautu.vn. Bất động sản Thiên Thanh được thành lập tháng 9/2015 với hai cổ đông có liên hệ tới Novaland Group là các ông Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Quốc Hiển. Từ vốn điều lệ 20 tỷ đồng, Thiên Thanh tới đầu tháng 7/2017 tăng vốn lên 527,3 tỷ đồng với cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Thắng Lợi (96,2%).

Bài liên quan 'Rơi vãi' đất vàng ở Vinafood 2'Rơi vãi' đất vàng ở Vinafood 2 Khoản phạt 'lạ' 5 tỷ đồng của Logistics VinalinkKhoản phạt 'lạ' 5 tỷ đồng của Logistics Vinalink

Cuối tháng 8/2017, hai cá nhân có liên hệ tới một tập đoàn bất động sản lớn ở phía Nam là các ông Đặng Thanh Hải và Dương Bá Nam đã mua lại toàn bộ phần vốn trong BĐS Thắng Lợi cùng số cổ phần nhỏ lẻ còn lại để sở hữu 100% Thiên Thanh.

Ông Đặng Thanh Hải sau đó cũng thay thế ông Nguyễn Văn Hiền làm Chủ tịch ISC. Và với tỷ lệ sở hữu chi phối 69,99% của Thiên Thanh trong ISC, quá trình đổi chủ dự án tới đây về cơ bản coi như hoàn tất (chờ mua nốt 30% vốn của Sawaco).

Bất động sản Thiên Thanh

Mối quan tâm lớn là các nhà đầu tư mang "hình bóng" Novaland đã nhượng lại Bất động sản Thiên Thanh cho ai?

Tháng 4/2018, phần vốn của Thắng Lợi trong Thiên Thanh được chuyển giao cho CTCP Đầu tư New Charm. Gọi là chuyển giao bởi Thắng Lợi hay New Charm lúc này thực chất cùng là thành viên của tập đoàn nói trên.

CTCP Đầu tư New Charm được thành lập ngày 12/12/2017, trụ sở tại số 2 Hải Triều (P. Bến Nghé, Q1), có hai cổ đông là Nguyễn Thị Thu Phương và Lê Thị Bích Thư.

Các cá nhân này còn sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác. Như bà Lê Thị Bích Thư tại CTCP Đầu tư Aim Lucky (trụ sở 102 A-B-C Cống Quỳnh), CTCP Lucky Hill (Lầu 3 số 6 Hồ Tùng Mậu), CTCP Đầu tư Wise King (104 Cống Quỳnh).

Bài liên quan Định vị chủ mới đất vàng 152 Trần PhúĐịnh vị chủ mới đất vàng 152 Trần Phú Hai thương vụ The EverRich ‘cứu’ Phát Đạt như thế nào?Hai thương vụ The EverRich ‘cứu’ Phát Đạt như thế nào?

Hay với bà Nguyễn Thị Thu Phương, nữ doanh nhân sinh năm 1995 ngoài chức vụ TGĐ CTCP Đầu tư New Charm, còn góp vốn vào CTCP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (trụ sở tại số 8 Nguyễn Huệ) - pháp nhân có một cổ đông sáng lập khác là ông Trịnh Hoàng Minh. Ông Minh là thành viên sáng lập của Công ty TNHH Đầu tư Big Gain - nhà đầu tư đã mua lại dự án The EverRich 2 của Phát Đạt Group, như Nhadautu.vn từng đề cập trong một bài viết gần đây.

Big Gain, New Charm, Eagle Side, Aim Lucky, Lucky Hill hay Wise King nằm trong số cả trăm doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2017 tại bốn số nhà trên đường Cống Quỳnh, Hồ Tùng Mậu và Nguyễn Huệ.

Hệ thống doanh nghiệp khổng lồ này có tổng vốn điều lệ ngoài 50.000 tỷ đồng, do một số cá nhân thay nhau đứng tên và có liên hệ mật thiết tới tập đoàn bất động sản đã thế chân nhóm nhà đầu tư liên quan đến Novaland ở dự án Số 1 Công trường Quốc tế.

Cần biết rằng, tập đoàn này đã và đang miệt mài thu mua các bất động sản đẹp ở TP.HCM, trong đó ngoài Số 1 Công trường Quốc tế, còn nhiều dự án thông qua "sợi dây" Novaland như 152 Trần Phú (Quận 5), 78 Tôn Thất Thuyết (Quận 4), 2-4-6 Hai Bà Trưng (Quận 1).

Bài liên quan Đất vàng Saigontourist 'nín thở' trước thềm cổ phần hoáĐất vàng Saigontourist 'nín thở' trước thềm cổ phần hoá Chuyện chưa kể về chủ mới của khách sạn DaewooChuyện chưa kể về chủ mới của khách sạn Daewoo Hai lần đổi chủ của dự án 78 Tôn Thất Thuyết (Quận 4)Hai lần đổi chủ của dự án 78 Tôn Thất Thuyết (Quận 4) 8 nhóm khách hàng vay Đông Á Bank 31.591 tỷ đồng8 nhóm khách hàng vay Đông Á Bank 31.591 tỷ đồng

Từ khóa » Số 8 Công Trường Quốc Tế