Thêm 10 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia ...

Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận lần này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định công nhận thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Ngữ văn dân gian.

Trong số các di sản được công bố có một số lễ hội như: Lễ hội truyền thống lễ hội chùa Bà, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; Lễ hội truyền thống Mường Xia, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Lễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Đến tháng 1 năm 2018, cả nước có 248 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, bao gồm 93 lễ hội truyền thống, 60 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 59 di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, 23 di sản nghề thủ công truyền thống, 5 di sản tri thức dân gian, 5 di sản tiếng nói, chữ viết và 4 di sản ngữ văn dân gian.

Theo Quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

10 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2022:

1. Nghề thủ công truyền thống Nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

2. Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa, huyện Lâm Bình, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá, huyện Na Hang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

3. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang.

4. Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát sắc bùa của người Mường, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

5. Lễ hội truyền thống Lễ hội Mường Xia, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

6. Lễ hội truyền thống Lễ hội Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

7. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M'nông, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

8. Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Ê đê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.

9. Lễ hội truyền thống Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị nước mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

10. Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người M'nông, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Di sản văn hóa - đặc sản của du lịch Việt
Di sản văn hóa - đặc sản của du lịch Việt

Ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM đang diễn ra chương trình thể nghiệm “Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể“

Từ khóa » Di Sản Văn Hóa Vật Thể Quốc Gia