Theo Chân Ngư Dân Kéo Lưới Rùng - Báo Kinh Tế đô Thị
Nghề đi giật lùi trên cát
Trời còn chưa sáng rõ, ông Phạm Có (65 tuổi, thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) đã cùng nhóm thanh niên trong làng chèo thúng ra biển thả lưới.
Tấm lưới dùng trong nghề kéo lưới rùng dài khoảng 3.000m, mắt lưới khá nhỏ. Ông Có cùng một người nữa phụ trách công việc thả tấm lưới từ bờ ra biển khoảng 1,5km. Lưới được thả vòng theo hình bán nguyệt sao cho vừa giáp vào bờ, khoảng cách giữa 2 đầu lưới thường 200-300m.
Cá bơi trúng lưới, vọt lên không xoay tròn một vòng rồi rơi xuống biển. Khi lưới càng gần vào bờ, cá nhảy lên càng nhiều. Trên bờ, hơn chục người cả nam lẫn nữ chia thành 2 tốp đứng về hai bên, kéo giật lùi và dần tiến lại gần nhau khi lưới được đưa lại gần bờ.
Sau hơn hai giờ kéo lưới, mẻ cá đầu tiên đã nằm trên cát trắng. Chừng 20kg cá các loại như: Cá liệt, cá hố, cá lẹp, cá đối, cá chim, cá cơm, mực, tôm, cua... được gỡ ra khỏi mắt lưới, tập trung lại một nơi và bán cho tư thương, khách du lịch, khách tắm biển tại đây.
Rít một hơi thuốc dài, ông Có thong thả: “Tính ra, nghề này gia đình làm 3 đời rồi, từ ông, cha rồi đến tôi. Riêng tôi đã gắn bó với lưới rùng gần 50 năm”.
Ông Có kể, ông bà thời trước cũng chèo ghe, chèo thúng ra để đánh nhưng lưới rùng không như bây giờ, thời đó lưới làm bằng vải đan bằng sợi tơ rất tốt. “Mỗi giáp (một buổi kéo rùng) ngày xưa kéo được 5-7 tạ cá, có cả cá thu, cá hố… Dần dà về sau này, mỗi ngày càng ít đi. Giờ đánh bắt cá trên biển có nhiều phương tiện hiện đại, nên nghề rùng không được như xưa", ông Có thở dài.
Hiện nay, 3 dàn lưới rùng của ông Có, mỗi lần ra biển kéo từ 12-15 người, thu nhập bình quân một ngày mỗi người được từ 300.000-400.000 đồng, có hôm được nhất cả 1 triệu đồng/người. "Công việc không quá vất vả nên phụ nữ cũng có thể làm được, kiếm mấy trăm ngàn trong ngày không khó. Tôi muốn giữ nghề này", ông Có trải lòng.
Bà Lê Thị Vương (50 tuổi, thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ) cho biết, kéo lưới rùng là cách đánh bắt hải sản bằng lưới gần bờ khá độc đáo của bà con vùng biển. Nghề này bắt đầu khi ăn Tết cổ truyền xong và kết thúc vào hết tháng 9 (Âm lịch). Việc kéo lưới rùng thường tiến hành vào sáng sớm, tuy nhiên, tất cả tuỳ thuộc vào thời tiết nên không cố định thời gian trong ngày. Cứ thấy sóng lặng thì cùng nhau mang lưới ra biển.
“Thường kéo lưới từ 7 giờ đến 11 giờ sáng là được một giáp. Khi kéo vô mà có cá thì mình bán cho người dân hoặc đem ra bán ngoài chợ. Một ngày bình quân kéo khoảng vài chục ký hải sản, ít nhất được hơn 10kg", bà Vương chia sẻ.
Băn khoăn chuyện giữ nghề
Nghề kéo lưới rùng đã có từ rất lâu, được ngư dân ven biển ở tỉnh Quảng Ngãi duy trì đến ngày hôm nay. Nghề kéo lưới rùng không chỉ ở xã Tịnh Khê, Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi), mà còn có ở nhiều nơi khác như xã Đức Minh (huyện Mộ Đức); xã Bình Châu, xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn).
Nghề kéo lưới rùng được liên tưởng với hình ảnh "đi giật lùi trên cát", dù có vất vả nhưng được cái tốn ít chi phí và mang lại thu nhập cho ngư dân nơi đây. So với lênh đênh biển bắc, bờ nam, ngư dân sống bằng nghề này an toàn tính mạng hơn.
Vì vậy, có không ít gia đình này theo nghề cha truyền con nối. Tuy nhiên, số lượng ngư dân theo nghề đã giảm nhiều so với ngày trước. Bây giờ, đây là nghề thường dành cho phụ nữ, hoặc những ngư dân đã lớn tuổi, người không còn đủ sức vượt sóng ra khơi đánh bắt.
Thôn Minh Tân Bắc (xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) cũng từng nổi tiếng với nghề kéo lưới rùng, mà nay chỉ có 4 ghe hành nghề. Ngư dân Nguyễn Phương thở dài, không giấu được vẻ tiếc nuối: “Phần thì cá ven bờ sụt giảm, phần thì chủ nuôi tôm xả thải ra biển. Dần dà, ngư dân thôn đành chuyển nghề khác mưu sinh, không bám vào nghề lưới rùng để sống nữa”.
Tại bãi biển Khe Hai (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn), nghề kéo lưới rùng bây giờ chủ yếu là phục vụ du khách. Khách trải nghiệm kéo lưới, có cá thì lấy hết để nhậu, còn không có cá thì cười với biển. Chỉ có ngư dân vùng này, cầm tiền trên tay mà bùi ngùi, nghề chính mưu sinh một thời, giờ dường như chỉ để vui là chính.
Còn ở xã Tịnh Kỳ, từng có 20 chủ tàu và khoảng 300 ngư dân mưu sinh với nghề. Giờ thì số tàu đếm không đủ một bàn tay, lao động chỉ mấy mươi con người còn sót lại, níu giữ nghề truyền thống cha ông.
Theo ông Nguyễn Hoài Thanh- Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, nghề kéo lưới rùng thuộc nghề truyền thống lâu đời của địa phương. Thế nhưng đến hiện nay, chỉ có khoảng 3 gia đình còn theo nghề, phần lớn ngư dân đã chuyển nghề biển khác. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nghề này thu nhập bấp bênh, đánh cá phải theo con nước, theo mùa, lại phải huy động nhiều người cùng làm.
“Về góc độ truyền thống, nên giữ nghề kéo lưới rùng. Hiện có nhiều du khách đến bãi biển đã trải nghiệm nghề này, ngư dân có thêm thu nhập. Trong xu thế về sau, khi phát triển du lịch biển ở đây, nghề kéo lưới rùng sẽ là sản phẩm du lịch trải nghiệm, thu hút du khách", ông Thanh bày tỏ.
Từ khóa » đi Kéo Lưới Bắt Cá
-
Kéo Lưới Bắt Cá Một Mẻ Ăn Cả Tháng / Đi Đâu Ăn Gì - YouTube
-
Kéo Lưới Bắt Cá Và Nướng Cá Ngoài đồng Vui Quá Xá - YouTube
-
Đi Kéo Lưới Cá Trắng Cùng Cha Mẹ Kiếm Món Ngon Cho Bữa Cơm Chiều
-
Kéo Lưới Bắt Cá Nhiều Vô Kể Nhìn Là Mê | Anh Em Miền Tây BT
-
Nước Chưa Rút Chị Em Nôn Nóng Kéo Lưới Bắt Cá Lóc Đồng
-
Kéo Lưới Bắt Tép, Cá Lồng Rồng Nhiều Vô Kể - YouTube
-
Kéo Lưới Ao Nhỏ Bắt Cá Lóc Còn Sót Lại Làm Bữa Cơm Đơn Giản ...
-
Tag: Kéo Lưới Bắt Cá - Dân Việt
-
Kéo Lưới được 2 Tấn Cá Liệt ở Gần Bờ Long Hải - VnExpress
-
Ngư Dân An Bàng Kéo Lưới Bắt Cá Ngày Biển động
-
Mơ Thấy Kéo Lưới Bắt Cá Báo Điềm Gì & 11 Giải Mã Ý Nghĩa
-
Xem Nhiều 8/2022 # Mơ Thấy Kéo Lưới Bắt Cá Là Số Mấy? Giải Mã ...
-
Top #10 Nằm Mơ Thấy Kéo Lưới Bắt Cá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất ...
-
Mơ Thấy Kéo Lưới Là điềm Báo Gì, đánh đề Con Gì, Số Mấy?