Theo đoạn Trích Fake News Có Nghĩa Là Gì

Theo định nghĩa từ Fake News của Collins Dictionary, đó là các thông tin giả mạo, sai lệch và giật gân được phát đi dưới hình thức tin tức.

“False stories that appear to be news, spread on the internet or using other media, usually created to influence political views or as a joke”, đây là nguyên văn định nghĩa bằng tiếng Anh về cụm từ fake news của trang từ điển https://dictionary.cambridge.org/

Nói một cách đơn giản, tin giả là đối lập của tin thật: tin tức sai sự thật thì có thể coi là tin giả.

Fake News (Tin giả) đã chính thức trở thành cụm từ nổi bật nhất của năm 2017. Cụm từ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong năm nay và được liệt vào "từ của năm" do từ điển Collins Dictionary của Anh lựa chọn. Thú vị hơn, chính Tổng thống Mỹ Donal Trump là người đã góp phần đưa cụm từ này trở nên phổ biến đến vậy.

Đây là cụm từ đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng nhiều nhất kể từ khi ông lên giữ chức vụ cao nhất điều hành nước Mỹ.

Theo Indepedent, việc sử dụng từ "Fake News" đã tăng 365% kể từ năm 2016 đặc biệt sau khi ông này lên nhậm chức vào hồi tháng 1/2017. Donald Trump sử dụng từ Fake News để chỉ trích truyền thông và hàng loạt cáo buộc tin giả mạo có sự nhúng tay của Nga hồi năm 2016.

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm vừa qua được coi là thời khắc tin giả (fake news) chính thức trở thành một vấn đề nhức nhối khi ứng viên Donald Trump công khai gọi các nguồn tin phản đối mình là tin giả trong lúc nhân viên của ông vẫn đang... chia sẻ tin giả được cử tri đối lập viết với mục đích trào phúng.

Điều đáng nói là tin giả không hề dễ phân biệt. Có những tin đơn giản là hoàn toàn sai sự thật và bắt nguồn từ những trang làm giả giao diện hoặc làm giả địa chỉ như vn.express-vi.net chẳng hạn.

Tin giả đã xuất hiện trên bảng tin của Facebooker Việt từ rất lâu và đến bây giờ vẫn tiếp diễn theo cách này hay cách khác. Trong khi một vài tin giả chỉ là bịa đặt để gây bức xúc, tâm lý "tăng tương tác, tăng bán hàng" đã khiến một bộ phận bán hàng online chủ động tạo và lan truyền tin giả với mục đích kinh tế hết sức rõ ràng.

Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội mà tiếp thị nội dung (content marketing) ngày càng đóng vai trò quan trọng và khẳng định tính hiệu quả của nó so với các hình thức quảng bá tiếp thị truyền thống nhờ khả năng lan tỏa (viral) dễ dàng và nhanh chóng. Những nội dung độc lạ, giàu cảm hứng sáng tạo và mang tính giáo dục (gồm có tin tức, hình ảnh, video, ebook, infographic, case study...) sẽ được người dùng mạng xã hội chia sẻ không công với tốc độ chóng mặt, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình rất hiệu quả với chi phí thấp.

Song song đó, các nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cũng cho thấy đánh vào sự sợ hãi, bôi nhọ cá nhân, an toàn sức khỏe cộng đồng... cũng là những nội dung đem lại hiệu ứng chia sẻ cao hơn cả những nội dung tốt. Nắm bắt được nhu cầu đó, những đối tượng bất chính thường tung ra những nội dung mang tính chất câu kéo như ảnh thương tâm, ảnh cảm động, thông tin giật gân giả tạo... mà chúng ta hay gọi là tin vịt hay fake news nhằm khuyến khích người dùng mạng xã hội tương tác (Like, Comment, Share) để trục lợi bất chính. Vấn nạn này gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho toàn xã hội và đang khiến cả thế giới đau đầu tìm cách ngăn chặn.

Trước vấn nạn này, người sử dụng mà nhất là chủ doanh nghiệp cần có sự sáng suốt và tỉnh táo để không bị lạc lối trong mạng xã hội.

Để hiểu được sự đáng sợ của tin giả, hãy cùng nhìn lại loại tin giả đáng kinh sợ nhất: vaccine gây tự kỷ. Suy nghĩ này bắt đầu từ nghiên cứu của Andrew Wakefield, một bác sĩ/nhà khoa học đã bị Hội đồng Y tế Anh Quốc GMC tước bằng. Sau khi nghiên cứu của ông này bị nhiều nhà khoa học bác bỏ và tờ Sunday Times đặt nghi vấn vì mâu thuẫn quyền lợi, các nguồn tin giả vẫn tiếp tục tìm cách bảo vệ quan điểm của mình bằng cách đưa ra khẳng định vô căn cứ rằng Wakefield là nạn nhân của ngành công nghiệp vaccine.

Đứng trước những cáo buộc "hung hãn" này, tất cả những gì khoa học có thể nói chỉ là "không có bằng chứng cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa vaccine và chứng tự kỷ". Họ không được quyền nói "vaccine chắc chắn không gây tự kỷ", bởi nói như vậy là đi ngược lại nguyên tắc logic sơ đẳng nhất của khoa học: "A đúng => B đúng" không tương đương với "A sai => B sai". "Nếu có bằng chứng cho thấy vaccine gây tự kỷ => chắc chắn vaccine là gây tự kỷ" là mệnh đề luôn luôn đúng, nhưng mệnh đề "không có bằng chứng => vaccine không gây tự kỷ" thì chưa chắc.

Liệu những người chống vaccine có hiểu được điều này?

Phương pháp: Đọc tìm ý. 

Cách giải: 

Trong văn bản, tác giả dùng từ “fake news” để chỉ tin giả. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích:  

“Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}. 

Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng  Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake  news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin  của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những  thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng  thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì  chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.” 

(Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 

Xem đáp án » 17/08/2021 1,947

Vì sao tác giả cho rằng “chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những  người sử dụng Internet và mạng xã hội”? 

Xem đáp án » 17/08/2021 1,797

Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để “không dính bẫy fake news”?

Xem đáp án » 17/08/2021 1,111

II. LÀM VĂN  

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  của bản thân về hậu quả của vấn nạn tin giả trong đời sống hiện nay. 

Xem đáp án » 17/08/2021 794

Con sóng dưới lòng sâu 

Con sóng trên mặt nước 

Ôi con sóng nhớ bờ 

Ngày đêm không ngủ được 

Lòng em nhớ đến anh 

Cả trong mơ còn thức 

Dẫu xuôi về phương bắc 

Dẫu ngược về phương nam 

Nơi nào em cũng nghĩ 

Hướng về anh - một phương 

Ở ngoài kia đại dương 

Trăm nghìn con sóng đó 

Con nào chẳng tới bờ 

Dù muôn vời cách trở 

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, tr.155,156) 

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu

Xem đáp án » 17/08/2021 462

Tuyển tập các bài Đọc hiểu Fake news mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích dưới đây: 

Với những người bình dân, “fake news” có thể là một thuật ngữ khá mới. Thật ra thuật ngữ này được sử dụng để chỉ về những hiện tượng đã rất cũ: chuyện thông tin sai sự thật. Người bình dân hay gọi nôm na là tin vịt, tin đồn nhảm, tin đặt điều bịa chuyện.

 […] Từ khi cơn đại dịch Covid-19 nổ ra, cơn dịch “fake news” cũng theo đó mà hoành hành. Ai cũng muốn mình có tiếng nói trong thế giới ảo. Ai cũng muốn làm nhà đưa tin nhanh nhất và hot nhất. Cả khi tin tức chưa được xác minh và chính bản thân mình cũng chưa cân nhắc được những thiệt hại có thể gây ra, người ta vẫn cho phép mình đăng tải và phát tán tin tức. 

Chỉ khổ cho những người bình dân đơn sơ, gặp tin gì cũng tin. Chỉ tội nghiệp cho những người luôn bắt đầu lý luận bằng câu khẳng định: trên mạng nói thế này, trên mạng nói thế kia…

 […] Ông bà ta vẫn thường dạy “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”. Không biết những người dựng tin nói dối có biết sám hối hay không. Nhưng bất cứ một lời nói dối nào cũng có tác hại như một loài cỏ độc, bám rễ và ăn sâu trong tâm hồn của người dung dưỡng nó. Điều bị bào mòn và huỷ hoại trước tiên không phải là những nạn nhân của lời nói dối, nhưng chính là nhân cách của người nói dối. Hình phạt dành cho kẻ nói dối là chẳng những không một ai tin mình, mà chính mình cũng chẳng tin được một ai (G. Bernard Shaw). Chúng ta cần cẩn trọng và có trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, để không tự biến mình thành người cộng tác với những lời nói dối, những kiểu thông tin làm mất bình an và gây chia rẽ.

 (Trích “Tin giả – Fake News giữa mùa đại dịch” – Vatican.com)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, “fake news” nghĩa là gì?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu: “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Điều bị bào mòn và huỷ hoại trước tiên không phải là những nạn nhân của lời nói dối, nhưng chính là nhân cách của người nói dối” không? Vì sao?

1. Phong cách ngôn ngữ chính luận

2. Theo tác giả, khái niệm “fake news” có nghĩa là việc xuất hiện những tin vịt, tin đồn nhảm, tin tức không đúng sự thật, tin đặt điều nhằm hạ bệ và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của một cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó

3. – Nghĩa của câu: một lời nói dối khiến con người ta phải ăn năn 7 ngày

Câu nói “Một lời nói dối, sám hối bảy ngày” có nghĩa là việc nói dối đem đến hậu quả vô cùng lớn đến chính người nói dối và những người xung quanh. Bởi vì khi một lời nói dối được buông ra, không chỉ nhân cách của người nói dối bị hủy hoại mà tình huống cũng trở nên tồi tệ hơn, đồng thời chính người đó cũng mất đi niềm tin với những người xung quanh

4. Ý kiến này có ý nghĩa là khi chúng ta nói dối thì điều này thể hiện cho việc chính nhân cách của chúng ta bị suy thoái nghiêm trọng, hình ảnh uy tín của chúng ta bị suy thoái và đồng thời chính người nói dối cũng đánh mất niềm tin vào cuộc sống xung quanh. Hậu quả sau đó mới là đến với những nạn nhân của lời nói dối, nói không đúng sự thật đó.

HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí. Có thể tham khảo nội dung sau:

– Đồng tình với ý kiến trên

– Lí giải: Khi nói dối, sẽ khiến người khác nhìn nhận, đánh giá không tốt về giá trị và nhân cách của người nói. Do đó, người bị tổn thương trước chính là bản thân người nói, là nhân cách của người nói. Sau đó mới đến nạn nhân của lời nói dối…

– Nếu HS không đồng tình thì phải đưa ra lí giải thuyết phục.

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vào giờ này năm ngoái, không nhiều người trong giới báo chí cũng như người dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là “fake new” – tin giả. Trước nữa lại càng không. Quan niệm phổ biến trong thời đại hiện nay là ai cũng trở nên thông minh, vả lại, có rất nhiều thiết bị thông minh quanh mình – cái gì cũng được gắn thêm từ smart(*), từ nhà cửa, xe hơi, thẻ thanh toán cho đến điện thoại – nên không dễ bị lừa.

Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà một tin tức hoàn toàn bịa đặt như việc ngôi sao điện ảnh Keanu Reeves tuyên bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua rằng “những nhân vật tinh túy ở Hollywood đã dùng máu của trẻ sơ sinh để thăng tiến” đã đứng đầu danh sách nội dung tìm kiếm trên YouTube và lan truyền như virus trên Facebook với hơn 26.000 lượt tương tác chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Đó là một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần mềm chat(**) hoặc các mạng xã hội.

[…] Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đến vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát tới cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm kiếm đến người dùng. Fake news cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó.

Fake news không chỉ bóp méo thông tin theo kiểu vô thưởng vô phạt, fake news không chỉ là câu chuyện cắt dán tin tức bừa bãi để kiếm tiền quảng cáo… Hơn thế, fake news đang làm gia tăng tình trạng nhục mạ các cá nhân, làm cho doanh nghiệp, tổ chức lao đao khốn khổ, fake news thậm chí còn được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội…

(Lê Quốc Minh – Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí, dẫn theo VietnamPlus)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là fake news (tin giả)?

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội?

Câu 4: Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội?

Câu 1:

– Phong cách ngôn ngữ: chính luận.

Câu 2:

– Fake new có thể hiểu là những tin tức giả, tin tức bịa đặt về một vấn đề, sự kiện nào đó.

Câu 3:

“Fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội” vì:

– Fake new đang lan tỏa với tốc độ khủng khiếp từ châu Âu sang châu Á, châu Phi.

– Nhờ mạng xã hội mà fake new bùng phát tới cấp độ vô cùng khủng khiếp như hiện nay.

– Fake new tự tìm đến với người dùng, chủ động tiếp cận và tấn công người dùng.

Câu 4:

Cách ứng xử để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội:

– Đối với người đọc cần lựa chọn trang tin tức uy tín để đọc; khi đọc phải trở thành người đọc thông minh, biết lựa chọn và phân tích vấn đề trong mỗi tin tức; luôn có quan điểm của bản thân, phản biện vấn đề để không bị truyền thông dắt mũi.

– Với người viết, cần phải là người có tâm với nghề, đưa tin trung thực, chính xác.

Từ khóa » Theo đoạn Trích Fake News Có Nghĩa Là Gì