Theo em, để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khi sử dụng tiếng Việt (nói và viết) phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào? Cho ví dụ? 2019-02-28T23:59:11+07:002019-02-28T23:59:11+07:00https://sachgiai.com/Van-hoc/theo-em-de-gop-phan-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-khi-su-dung-tieng-viet-noi-va-viet-phai-tuan-thu-nhung-yeu-cau-nhu-the-nao-cho-vi-du-11168.html/themes/whitebook/images/no_image.gifSách Giảihttps://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.pngThứ năm - 28/02/2019 23:57 Khi nói và viết (tiếng Việt) phải đảm bảo yêu cầu về tính chính xác. Chính xác, đó là tính chất quan trọng hàng đầu của văn bản.Tính chính xác của văn bản được thể hiện ở chỗ văn bản phải được tổ chức theo đúng các quy tắc của một ngôn ngữ để có thể diễn đạt đúng.- Tính chính xác trong việc sử dụng tiếng Việt bao gồm những yêu cầu cụ thể sau: 1. Yêu cầu về ngữ âm (nói) và chữ viết (khi viết).Tiếng Việt cho phép cách phát âm địa phương, nhưng khi viết, phải phát âm chuẩn theo đúng quy định ngữ âm tiếng Việt.Ví dụ:+ Một số vùng ở Hà Nội thường phát âm lẫn lộn âm n và l. “là” phát âm “nà”.+ Một số vùng miền Trung: phát âm lẫn lộn ô và a. Số “tám” phát âm là số “tốm”.+ Một số vùng Nam Bộ, có cách phát âm lẫn lộn là: tr và ch. Con “trâu” phát âm là con “châu”.- Khi viết là phải viết đúng chính tả tiếng Việt. Đây là yếu tố nghiêm ngặt đối với mọi người. Việc viết sai lỗi chính tả thường dẫn đến hậu quả như hiểu lầm, văn bản mất tính chính xác.Ví dụ:1/ - Nghỉ một lát rồi mới nói.- Nghĩ một lát rồi mới nói.2/ - Trân châu.- Chân châu.3/ - Bàn bạc.- Bàng bạc.4/ - Đường tắc.- Đường tắt. 2. Yêu cầu về sử dụng từ ngữ.Lưu ý: khi dùng phải đúng với nghĩa mà nó biểu thị, tức là đúng với mục đích, nội dung, ý nghĩa của từ.Ví dụ:- Có thể nói: Tuyến phòng thủ ấy rất kiên cố- Nhưng không thể nói: Con người ấy rất kiên cố (con người ấy kiên cường) 3. Yêu cầu về mặt ngữ pháp.Viết câu phải tuân thủ ngữ pháp như: câu đơn, câu phép, câu phức. . Nói và viết không đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt chẳng những làm cho văn bản thiếu tính chính xác mà trong nhiều trường hợp còn làm văn mất đi màu sắc dân tộc.Ví dụ:a/ - Sau khi tôi thi đỗ, cha tôi cho tôi một chiếc đồng hồb/ - Sau khi thi đỗ, tôi được cha tôi cho một chiếc đồng hồ.c/ - Sau khi thi đỗ, cha tôi cho tôi một chiếc đồng hồ.Nhận xét: Căn cứ vào cấu trúc và nội dung các câu ta thấy.Câu (a) và câu (b) đúng với ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt rõ ý “ai thi đỗ”Câu (c) còn mơ hồ, thiếu chính xác, vì không diễn đạt rõ “ai thi đỗ” hoặc có thể hiểu là “cha tôi thi đỗ”.* Khi nói và viết, nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt là đã góp phần giữ gìn sự trong sáng và làm giàu cho tiếng Việt.
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
Theo dòng sự kiện
Đề thi cuối học kỳ 1 môn Toán lớp 7 - Sách Cánh diều (Đề 5)
Đề thi cuối học kỳ 1 môn Toán lớp 7 - Sách Cánh diều (Đề 4)
Xem tiếp...
Những tin mới hơn
Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt trong bài ca dao: "Ví dầu cầu ván đóng đinh ..."
Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
Những tin cũ hơn
Bài kiểm tra 1 tiết, Ngữ Văn 7, học kì II (Đề số 2)
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký