Theo Luật Giao Thông đường Bộ, Tín Hiệu đèn Giao Thông Gồm 3 Màu ...
Có thể bạn quan tâm
Đèn tín hiệu giao thông là hệ thống chỉ dẫn vô cùng quan trọng, không thể thiếu trên các tuyến đường. Vì hiện nay có khá nhiều loại đèn tín hiệu được sử dụng nên nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về ý nghĩa của từng nhóm đèn giao thông. Theo luật giao thông đường bộ, tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu nào dưới đây Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo luật giao thông đường bộ, tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu nào dưới đây?
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Tín hiệu đèn giao thông gồm những màu nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo.
Theo luật giao thông đường bộ tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu nào?
Theo Luật Giao thông đường bộ, tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu nào dưới đây?
A. Đỏ – Vàng – Xanh.
B. Cam – Vàng – Xanh.
C. Vàng – Xanh dương – Xanh lá.
D. Đỏ – Cam – Xanh.
* Đáp án đúng là A.
Đèn tín hiệu chính và ý nghĩa
Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
1- Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
2- Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”.
Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Trường hợp đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
3- Tín hiệu vàng nhấp nháy: Báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện theo quy định.
4- Tín hiệu đỏ: Phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Đèn tín hiệu phụ và ý nghĩa
Đèn tín hiệu ngoài 3 dạng đèn chính còn được bổ sung thêm một số đèn phụ tùy thuộc vào quy mô nút giao nhau và tổ chức giao thông.
Đèn phụ có hình mũi tên hoặc các hình có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.
Ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên:
– Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.
– Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.
– Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ phải bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.
Ý nghĩa của đèn phụ hình một loại phương tiện:
– Nếu đèn phụ có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.
– Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì phải bố trí làn chờ cho phương tiện đó.
Ý nghĩa của loại đèn hai màu
1- Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có 2 màu xanh, đỏ: Khi tín hiệu màu đỏ có tín hiệu hình người tư thế đứng hoặc chữ viết “Dừng lại”; khi tín hiệu màu xanh, có hình người tư thế đi hoặc chữ viết “Đi”.
Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trong hàng đinh gắn trên mặt đường hoặc vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường.
Tín hiệu đèn xanh nhấp nháy báo hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu màu đỏ; người đi bộ lúc này không nên bắt đầu đi ngang qua đường.
2- Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất, dải cho máy bay lên xuống ở độ cao không lớn…
Đèn xanh bật sáng: cho phép các phương tiện giao thông được đi. Đèn đỏ bật sáng: cấm đi. Hai đèn xanh và đỏ không được cùng bật sáng một lúc.
3- Loại đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải ngừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Ngoài ra để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa như thế nào?
- Thành lập công ty có cần bằng cấp không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Theo luật giao thông đường bộ, tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, thủ tục thành lập công ty ở Việt Nam… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy, xe mô tôXe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức phạt với máy kéo, xe máy chuyên dùngMáy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo).Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng).Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » đèn Tín Hiệu 3 Pha
-
Top 14 đèn Tín Hiệu Giao Thông 3 Pha
-
ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG -ĐÈN GIAO THÔNG 3 MÀU
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông 3 Màu VHB
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông Mấy Pha Thì Hợp Lý? - Tuổi Trẻ Online
-
đèn Tín Hiệu Giao Thông 3 Pha - 123doc
-
ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG - VHB
-
[PDF] Phương Pháp điều Khiển động đèn Tín Hiệu Giao Thông
-
Những Hiểu Biết Cơ Bản Về đèn Tín Hiệu Giao Thông
-
Đưa Vào Sử Dụng Thiết Bị đèn Tín Hiệu Giao Thông
-
Quy định Cần Nắm Về Những Loại đèn Giao Thông
-
Mức Phạt Khi Không Chấp Hành Hiệu Lệnh Của đèn Tín Hiệu Giao ...
-
CSDLVBQPPL Bộ Tư Pháp - Về đèn Tín Hiệu điều Khiển Giao Thông
-
Lý Do đèn Giao Thông Có Ba Màu Xanh, đỏ, Vàng | LITEC.COM.VN
-
Lợi ích Việc Lắp đặt Hệ Thống đèn Tín Hiệu Giao Thông .CÔNG AN TRA ...
-
Quy định Xử Phạt Về Hành Vi Không Chấp Hành Hiệu Lệnh Của đèn Tín ...