Theo Luật, Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi? Có Những Quyền Nào?
Có thể bạn quan tâm
1. Luật quy định trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
Hiện nay tại Việt Nam, độ tuổi của trẻ em được thống nhất áp dụng theo quy định tại Luật Trẻ em 2016. Cụ thể, Điều 1 Luật Trẻ em quy định:
Điều 1. Trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Như vậy pháp luật Việt Nam hiện đang công nhận người dưới 16 tuổi là trẻ em.
Tuy nhiên, trên thế giới, các quốc gia lại có quy định khác nhau. Các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc đang sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
Còn trong phạm vi Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn - trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trẻ em có những quyền gì?
Tại Mục 1 Chương II Luật Trẻ em 2016 quy định đến 25 quyền của trẻ em, bao gồm:
- Quyền sống: Được bảo vệ tính mạng, bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
- Quyền khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật.
- Quyền được chăm sóc sức khỏe: Được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Trẻ em bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển toàn diện về tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
- Quyền vui chơi, giải trí: Được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc: Được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
Bên cạnh đó, trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Quyền về tài sản: Có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
- Quyền bí mật đời sống riêng tư:
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích của trẻ.
+ Pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác.
- Quyền được sống chung với cha, mẹ, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích của trẻ em.
Từ khóa » độ Tuổi Trẻ Em Theo Luật
-
Trẻ Em Là Gì ? Người Bao Nhiêu Tuổi Thì được Coi Là Trẻ Em ?
-
Bao Nhiêu Tuổi được Gọi Là Trẻ Em 2022 - Quy định Của Pháp Luật Về ...
-
Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi? - Luật Hoàng Phi
-
Pháp Luật VN Quy định Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi?
-
LUẬT TRẺ EM 2016 - TT Y TẾ QUẬN GÒ VẤP
-
Độ Tuổi được Coi Là Trẻ Em - Cty Luật T&Q
-
16 Tuổi Hay 18 Tuổi Thì Còn Là Trẻ Em? - Tuổi Trẻ Online
-
Độ Tuổi Pháp Lý Của Trẻ Em: Một Số Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn
-
Luật Trẻ Em 2016 Số 102/2016/QH13 - Thư Viện Pháp Luật
-
Hỏi đáp Về Luật Trẻ Em - Sở Tư Pháp
-
Một Số ý Kiến Xung Quanh Việc Nâng Tuổi Trẻ Em đến Dưới 18 Tuổi
-
Quy định Pháp Luật Khi Sử Dụng Lao động Trẻ Em Dưới 15 Tuổi
-
Trừng Phạt Khắc Nghiệt đối Với Trẻ Em Vi Phạm Pháp Luật Không Ngăn ...
-
Pháp Luật Và Nguyên Tắc Quốc Tế Về Quyền Trẻ Em