Thép C45 Là Gì? Một Số ứng Dụng Và ưu điểm Của Thép C45.

Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, cơ khí. Thép là loại nguyên vật liệu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại thép xây dựng khác nhau. Cùng Vật tư Hải Dương đi tìm hiểu một loại thép được sử dụng phổ biến đó là thép C45 và các ứng dụng cũng như ưu điểm của loại thép này.

Thép C45 là gì?

Thép C45 là một loại thép hợp kim với hàm lượng carbon rất cao, lên đến 0,45%. Ngoài ra loại thép này chứa các tạp chất khác như lưu huỳnh, silic, mangan, crom…. Có độ cứng, độ kéo phù hợp cho chế tạo khuôn mẫu. Ứng dụng trong cơ khí chế tạo máy, các chi tiết chịu được tải trọng cao và sự va đập mạnh.

Chữ “C” trong tên thép C45 chính là kí hiệu của nhóm thép carbon. Con số 45 có nghĩa hàm lượng carbon trong thép này là khoảng 0,45%.

Thành phần thép C45

Thành phần thép là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thép Vì vậy, nhân công làm thép cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hàm lượng nguyên tố nhằm đảm bảo chất lượng của mác thép. Các thành phần hóa học như sau:

Mác thép Hàm lượng của các nguyên tố, %
cacbon silic mangan Phot-pho lưu huỳnh crom niken
Không lớn hơn
C45 0.42 – 0.50 0.16 – 0.36 0.50 – 0.80 0.040 0.040 0.25 0.25

Mác thép C45

Theo tiêu chuẩn TCVN 1766-75, thép C45 là thép có kết cấu chất lượng tốt, độ bền cao và độ kéo phù hợp. Mác thép C45 là một loại mác thép có tính ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng thông dụng để sản xuất ty ren,bulong ốc vít, bánh đà, ..Thành phần mangan giúp thép có khả năng chống oxy hóa, tránh nứt vỡ thép, ngăn hình thành chất sunfat.

Đặc điểm cơ tính

Trong điều kiện nhiệt độ thường, độ cứng của thép C45 khoảng 23 HRC. Do đó, độ cứng là tương đối cao. Người ta thường sử dụng các phương pháp tôi, ram làm tăng độ cứng của thép. Tùy theo độ cứng cần sử dụng, người ta có thể sử dụng các phương pháp tôi dầu, tôi cao tần, tôi nước. Sau khi nhiệt luyện, độ cứng đạt được khoảng 50 HRC.

Chỉ số cấp bền của thép C45

Mác thép Tiêu chuẩn Độ bên đứt σb (Mpa) Độ bền đứt σc (Mpa) Độ giãn dài tương đối δ (%) Độ cứng HRC
C45 TCVN 1766-75 610 360 16 23

Đặc điểm cơ tính của thép

Mác thép Giới hạn chảy (sch) Độ bền kéo (sb) Độ dãn dài tương đối (d5) Độ thắt tương đối (y) Độ dai va đập, kG (m/cm2) Độ cứng sau thường hóa (HB) Độ cứng sau ủ hoặc Ram cao (HB)
kG/mm2 %
Không nhỏ hơn
C45 36 61 16 40 5 ≤ 229 ≤ 197

Ứng dụng và ưu điểm

Ứng dụng

Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, nhờ có độ bền và độ cứng cao nên được dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu được tải trọng bền như đinh ốc, trục bánh răng. Các chi tiết máy qua ren dập nóng, chi tiết chuyển động hay trục piton. Thép C45 còn đươc sử dụng để chế tạo vỏ khuôn, ốc vít, dao.

Trong lĩnh vực xây dựng, thép C45 dùng trong xây dựng cầu đường, khung thép vì có độ cứng cao.

thép C45

Ưu điểm của thép C45 là gì?

  • Do có độ bền kéo 570-690Mpa nên có được khả năng chống bào mòn, chống oxy hóa tốt và chịu tải trọng cao
  • Tính đàn hồi tốt, vì có độ bền kéo và giới hạn chảy cao nên có khả năng chịu va đập tốt.
  • Sức bền kéo cao giúp việc nhiệt luyện, chế tạo chi tiết máy, khuôn mầu
  • Mức giá thành thấp so với các dòng thép nguyên liệu khác.

Từ khóa » độ Cứng Của Thép C45