Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc |
- Giải pháp thiết kế nội thất đơn giản mà đẹp không phải ai cũng biết!!
|
Thép dầm móng đi qua cổ cột? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Thép dầm móng đi qua cổ cột? Chào các bác, tôi là newbie mới. Chả là e có đi giám sát thi công một công trình cao 9 tầng tại Hà Nội. Bình thường thì thép dầm móng là phải di qua cổ cột và nối các cột với nhau đúng ko ạ. Nhưng mà công trình e giám sát, thép dầm móng chỉ neo vào đài (đối với vị trí đài góc ) 40D là dừng lại, còn đối với đài giữa đúng tâm thì tất nhiên là kéo qua rồi. Tôi có hỏi một số anh thì nhận được ý kiến là phải di qua cổ cột, hỏi bên thiết kế thì bên thiết kế bảo là "đã tính toán cẩn thận rồi" , không vấn đề gì. theo ý kiến chủ quan của tôi là tại vị trí cột ngàm vào đài, đối với móng lệch tâm, thép giằng buộc phải neo vào cột vì tại vị trí đó momen là nguy hiểm, cột phân phối momen cho đài và giằng.... Nếu quan niệm như bên thiết kế là coi đài "Tuyệt đối cứng" Tôi xin hỏi ý kiến các bác. E xin cảm ơn ! Tôi gửi kèm bản vẽ minh họa cho các bác xem hộ Có 20 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: | | Không sao cả,đa số công trình dầm móng đều giống với cái bạn đang giám sát,ý kiến chủ quan của e thì a mới nghe.>>> | Robertgomo | | | A có thể giải thích giúp tôi vì sao lại như thế được không ạ, vì e vẫn thấy vô lý !!!!!!!!!!! | daohiepukb | | | Vấn đề tính toán dầm móng cho đến nay thực ra vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng theo tôi thì dầm móng nên liên kết với đài móng, vì dầm móng có nhiệm vụ liên kết các đài móng với nhau tạo thành 1 hệ cứng hơn so với liên kết với cổ cột, vì khi cột chịu Momen uốn lớn mà dầm móng lại liên kết với cổ cột thì lúc này dầm móng sẽ phải gánh Momen đó đầu tiên, dẫn tới dầm móng quá lớn, trong khi dầm móng chủ yếu chỉ làm việc kéo hoặc nén và một phần chịu Momen lệch tâm do cột truyền xống đài. Tuy nhiên một số công trình do đặc trưng về chênh lệch cao độ giữa nền với mặt móng nên khi đó ta sẽ xem xét cho dầm móng liên kết với cổ cột, việc này sẽ giúp tiết kiệm 1 phần chi phí khi ta không phải thiết kế thêm dầm chân tường mà xây tường trực tiếp trên dầm móng đã liên kết với cổ cột. | checkerso1 | | | Làm được như ý của bạn thì tốt, không cũng chẳng chết ai. Tư duy thuần kết cấu cho nó khách quan nhé. Các đài cọc đúng tâm thì không phải bàn nữa, chỉ bàn cái đài lệch tâm này thôi. Nếu quan niệm cả đài và dầm móng làm việc đồng thời thì có thể coi nó như dầm 2 đầu ngàm đàn hồi. Tải trọng là các phản lực đầu cọc. Biểu đồ moment của nó ngược với dầm sàn. moment âm thì do thép đài chịu rồi, moment dương do thép dầm móng chịu. như vậy thép dầm móng chỉ cần kéo vào đài đủ chiều dài neo là OK, giống như cắt thép dầm theo biểu đồ moment ý. Trường hợp tải trọng ngang quá lớn dẫn đến xuất hiện moment âm ngược chiều ở gối, thì khi đó phải tính thép trên của đài, và thép dầm móng lúc này mới cần thiết kéo dài tận chân cột. | nguoixau | | | Nhà 9 tầng theo tôi nên kéo phi 25 đó vào tận thép chân cột luôn cho chắc ăn. Móng không phải lúc nào cũng làm việc theo sơ đồ con người nghĩ ra đâu. | ngoduong89 | | | Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá. | Luckyman | | | Nếu cột lệch tâm thì phải kéo thép vào tới cổ cột. | Amen1402 | | | Cột nào không lệch tâm?Trường hợp đúng tâm ít xảy ra lắm. | sukem13579 | | | công trình tôi đang coi 15 tầng, thép dầm móng chỉ neo vào đài 40d thôi, nhưng công trình khác cũng như vậy. | kukuca | | | Tui có thiển ý thế này: Cứ cho là kéo tới cổ cột đi, thế thì ví dụ cái cột nhỏ, đài nhỏ (có 1, 2 cọc chẳng hạn) thì cho dù có kéo tới cổ cột cũng không đủ chiều dài neo. Vấn đề là ở chỗ: Cần neo đủ thép giằng vào đài để khi thép giằng chịu kéo thì không bị tụt, vậy thôi chứ suy nghĩ cao siêu làm gì. Như vậy thì cứ tiêu chuẩn mà phang. Chỉ cần chú ý là nếu tính cả kháng chấn thì phải tăng cường chiều dài neo. Theo kinh nghiệm của tôi thì đối với nhà nhiều tầng thép AII neo khoảng 35-40d, thép AIII neo khoảng 40-45d là ổn rồi. Chứ neo nhiều quá cũng chỉ phí thép mà thôi. Mà cái hình vẻ chủ thớt nêu trên đoạn neo là thừa rồi. Này nhé, 40d là đang tính cho neo thẳng, còn neo gập (bẻ vuông góc) thì chỉ cần neo ít hơn 40d, đằng này chỉ riêng đoạn thẳng đã là 40d rồi, lo gì mà lo lắm thế, vô tư đi P/S: Có công trình khi vẽ thép giằng đi qua toàn bộ chiều dài đài (đài giữa) đã bị thừa và kỹ thuật công trường đã cho cắt đi, đừng tưởng dân công trường không biết gì. Ví dụ cái đài lõi thang máy có khi dài cả chục mét mà cứ kéo hết thép giằng qua thì...tiền thép thừa có thể nhậu thoải mái 1 bữa đấy | thanhvu | | | Đó là những trường hợp tải trọng của cột ko gây lệch tâm nhiều cho móng. Còn đối với trường hợp chẳng hạn như nhà phố, cột áp sát ranh đất, tim cọc cách ranh đất 700 thì thép giằng móng phải ra tới tận cột để chịu mômen lệch tâm đó chứ bạn. | jinchan | | | Cột nào chả chịu moment lệch tâm, giằng nào cũng chịu uốn vì bao giờ cũng có lún lệch nhiều hay ít. 40-45d là đã tính cho trường hợp bạn nói rồi đấy: Neo thép chịu kéo trong vùng chịu kéo. | Bernardmt | | | Đúng là vậy. Nhưng tôi đang nói trường hợp cột nằm sát mép móng, lúc này giằng móng được xem như là cái consol để đở tải trọng cột truyền xuống. Bạn ko kéo thép giằng vô đó liệu thép bên trên của móng nó có chịu nổi ko. Lúc đó coi chứng bê tông móng bị nứt, móng có thể bị nghiêng. Mọi người trao đổi thêm. | muadem116 | | | Thì lấy Sap ra giải rồi tính thép cho dầm móng, đài và cột thì sẽ biết ngay. Ngày trước thường hay tách các bộ phận ra tính, đâu giờ gộp lại tính chung thử. Dầm móng làm việc khi móng chuyển vị, bạn thử cho móng chuyển vị một khoảng rồi nhìn môment và lực cắt của dầm móng thế nào ? | Roberter | | | chẳng có gì là quan trọng hết. chỉ cần thép dầm neo đủ vào trong đài là ok rồi. còn việc cột lệch tâm thi lúc tính móng bạn đã kiểm tra rồi. nếu bạn biết xài safe thi bạn nhập phần tử móng,cột và dầm vào mà giải bai toán bạn sẽ thấy nó ổn dịnh. | profilmuoibay17 | | | Cảm ơn các bác đã quan tâm và chỉ bảo. E cũng đã có cái nhìn cho riêng tôi . | Vincentpype | | | Chào cả nhà, Tôi xin được đóng góp một vài quan điểm như sau: 1. Khi thiết kế quan niệm móng làm việc độc lập không có hệ dầm móng-> Hỏi xem ông thiết kế thuyết minh thế nào? 2.Để tăng cờng độ cứng cho móng, hạn chế việc lún lệch gữa các móng gần nhau-> Bố trí sườn móng(dầm móng). Kết luận: Không nhất thiết phải neo vào cột đối với móng biên mà chỉ đủ chiều dài neo, nhưng neo vào sẽ càng tốt hơn vì như thế sát với quan điểm mức mặt ngàm khi chạy khung. | greent | | | Quan điểm mới hả ? có thể nói thêm chút để học hỏi. | Williamon | | | Quan điểm mức mặt ngàm như thế nào có thể nói rõ hơn không bác. Thanks | arthomeviet | | | Các bác cho tôi hỏi chiều dài neo thép giằng vào đài ở trên là ở tiêu chuẩn nào ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn. | Robertvove | | |
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC: |
Vấn đề ép cọc? (có 39 câu trả lời) |
Ống siêu âm cọc KN bằng nhựa hay bằng thép? (có 8 câu trả lời) |
Sức chịu tải của cọc? (có 10 câu trả lời) |
Cách tính toán toán móng? (có 25 câu trả lời) |
Tác dụng của thép cấu tạo đài móng? (có 39 câu trả lời) |
Giải pháp cọc khoan nhồi D350 bằng PP "khoan khô"? (có 6 câu trả lời) |
Móng cọc cho bể nước ngầm? (có 87 câu trả lời) |
Công thức tính sức chịu tải cọc ma sát? (có 10 câu trả lời) |
Xử lý cọc có hợp lý ko? (có 82 câu trả lời) |
cách xác định hệ số tỷ lệ của các lớp đất tương ứng trong phần chiều sâu ảnh hưởng (có 6 câu trả lời) |
TT cọc chịu tải ngang ??? (có 12 câu trả lời) |
Ko hiểu vì sao cọc ko nên có > 2 mối nối ??? (có 27 câu trả lời) |
Cách xác định điểm hợp lực của cột và vách trong Etabs như thế nào? (có 7 câu trả lời) |
Cách tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi theo vật liệu ! (có 13 câu trả lời) |
Hệ số nhóm cọc (có 33 câu trả lời) |
Tư vấn thiết kế móng Top Base! (có 96 câu trả lời) |
Cách tính toán móng đôi cho cọc khoan nhồi? (có 8 câu trả lời) |
Cách tính toán toán cọc đa giác (có 18 câu trả lời) |
Hỏi cách tính chiều dài cọc khoan nhồi? (có 6 câu trả lời) |
Lực Dọc Thiết Kế Móng? (có 14 câu trả lời) |
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng (có 8 câu trả lời) |
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá (có 9 câu trả lời) |
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình (có 10 câu trả lời) |
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi. (có 8 câu trả lời) |
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ? (có 6 câu trả lời) |
được phép tăng 20% sct của cọc (có 11 câu trả lời) |
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế (có 19 câu trả lời) |
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi? (có 24 câu trả lời) |
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc (có 11 câu trả lời) |
Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý (có 5 câu trả lời) |
Cọc ly tâm? (có 34 câu trả lời) |
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)! (có 78 câu trả lời) |
Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi? (có 16 câu trả lời) |
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi? (có 53 câu trả lời) |
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng (có 16 câu trả lời) |
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột? (có 45 câu trả lời) |
Allowable axial load or Material axial load? (có 6 câu trả lời) |
Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc? (có 6 câu trả lời) |
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi (có 39 câu trả lời) |
Gia cường móng cọc (có 9 câu trả lời) |
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai? (có 11 câu trả lời) |
Cắt cọc bê tông ly tâm UST? (có 57 câu trả lời) |
Ép cọc như thế nào là đúng (có 9 câu trả lời) |
Cho hỏi kết cấu móng này (có 8 câu trả lời) |
PIT cọc khi đã có đài (có 22 câu trả lời) |
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh. (có 8 câu trả lời) |
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu (có 17 câu trả lời) |
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc ! (có 8 câu trả lời) |
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc? (có 8 câu trả lời) |
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp (có 9 câu trả lời) |
... Xem thêm |