Thermal Engine Trên Smartphone Là Gì? Snapdragon 820 Có Phế?

Dạo gần đây, mình có thấy trên một số Group về công nghệ rộ lên chủ đề: Snapdragon 820 dù là con chip của flagship nhưng thậm chí còn phế hơn cả con chíp Snapdragon 450 cho smartphone giá rẻ?

Đọc tới đây thì nhiều bạn sẽ thắc mắc về cái tiêu đề mà mình đặt ra ở đầu bài viết này, đó là Snapdragon 820 thì có liên quan gì tới Thermal Engine đúng không?

Vâng, thực ra thì nó có liên quan đấy. Và ở trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về con chip Snapdragon 820? nó có thực sự phế như những lời nhận xét không? và lí do con chíp này lại bị kì thị như vậy là gì. Okay, vào bài luôn nhé !

Đọc thêm:

  • Chụp ảnh Macro là gì? Và tại sao nó sẽ thành Trend?
  • Root điện thoại Android là gì? những điều mà bạn cần biết !

Mục Lục Nội Dung

  • #1. Thermal Engine là gì?
  • #2. Snapdragon 820 và Snapdragon 450
  • #3. Snapdragon 820 chạy hết công suất liệu có phế?
  • #4. Kết luận

#1. Thermal Engine là gì?

Theo tên dịch ra, có thể tạm hiểu đây là một phần của OS, nó sẽ điều chỉnh hoạt động của chip dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của máy.

Mỗi OEM smartphone có thể sẽ có một cơ chế hoạt động Thermal Engine khác nhau, và mình sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau:

Xiaomi Mi 5 chạy con chip Snapdragon 820, và nội dung file Thermal Engine là: 36 độ C sẽ giảm xung nhịp tất cả lõi xuống từ 2 – 3 Mhz.

Trên 38 độ thì một lõi sẽ ngưng hoạt động, và trên 40 độ thì sẽ có 2 lõi ngưng hoạt động.

=> Chắc chắn ai cũng sẽ hiểu: Máy sẽ chậm lại rất nhiều khi nhiệt độ của máy đạt tới mức đó. Đồng thời, tốc độ sạc Pin cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự như thế, dù có là sạc nhanh riêng hay Quick Charge thì cũng vậy thôi.

snapdragon-820-co-thuc-su-phe (1)

Từ sau vụ con chip Snapdragon 810 đốt cháy tên tuổi của nhiều OEM smartphone, thì các hãng đã bắt đầu sử dụng Thermal Engine, kèm theo các loại tản nhiệt cho các con chip từ tầm trung tới flagship, để máy mát hơn và không bị hư hỏng do nhiệt tỏa ra quá cao nữa.

Tuy nhiên, con chip Snapdragon 820 có lẽ sẽ bị ảnh hưởng lớn và rõ rệt nhất. Vậy lí do chính là gì?

#2. Snapdragon 820 và Snapdragon 450

Như mình đã nói trong bài viết về về con chip Snapdragon 810, thì con chip Snapdragon 820 là bản kế nhiệm, hỗ trợ nền tảng 64 bit, nhưng giảm từ 8 nhân xung nhịp cao > xuống chỉ còn 4 nhân xung nhịp trung bình.

Và con chíp Snapdragon 821 được ra mắt để sửa lỗi nhiệt trên con chíp Snapdragon 820, nhưng nó cũng chỉ chia ra làm 2 nhân xung nhịp thấp và 2 nhân xung nhịp cao để chạy big.LITTLE được hiệu quả hơn, giúp máy đỡ nóng với các tác vụ bình thường, chứ về tổng thể thì chả sửa được cái gì cả.

Một con chip chỉ 4 nhân như thế thì việc giật lag do ảnh hưởng bởi Thermal Engine là điều rất dễ hiểu, còn các con chip khác có 6 và 8 nhân thì lại là một câu chuyện khác.

snapdragon-820-co-thuc-su-phe (1)

Snapdragon 450 là con chip của phân khúc điện thoại giá rẻ, một phiên bản hạ xung nhịp của con chip tầm trung gây bão một thời là Snapdragon 625. Đây là một con chip tương đối tốt, với 8 nhân xung nhịp thấp, có big.LITTLE.

Và chắc chắn về giá trị phần cứng thì Snapdragon 450 thua xa Snapdragon 820. Các công nghệ của flaghship như NFC, Bluetooth 4.0,… Snapdragon 820 có, còn Snapdragon 450 thì chắc chắn không.

Thế tại sao lại có ý kiến cho rằng Snapdragon 820 phế hơn cả  Snapdragon 450?

Vâng ! Là do hầu hết các OEM như Xiaomi, HTC, Sony, LG đều sử dụng chip Snapdragon 820 với giới hạn hoạt động của Thermal Engine => mình cho là tương đối thấp.

Với những hãng tùy biến nhiều như Xiaomi, hay tối ưu kém như LG, thì việc máy nóng lên lại càng nhanh hơn nữa, và như vậy thì máy lại càng nhanh đơ, lag, khựng, giật… thậm chí với các tác vụ rất cơ bản. Gây ức chế cho người sử dụng.

Mình đang sử dụng chiếc máy Sony Xperia XZ với con chip Snapdragon 820, phải công nhận nếu không có quạt thì chẳng chơi được game gì với con chip này.

Và con chíp Snapdragon 450 cũng trong tình trạng tương tự, do có GPU kém và xung nhịp thấp, nhưng ít nhất thì chip Snapdragon 450 thực hiện các tác vụ cơ bản vẫn rất mượt mà.

#3. Snapdragon 820 chạy hết công suất liệu có phế?

Và mình có mua được một chiếc máy chạy Snapdragon 821, chiếc Google Pixel. Máy mình mua là máy qua tay (máy cũ), pin chai khá nhiều, máy cấn ở một số vị trí, nhưng Snapdragon 821 lại cho khả năng hoạt động của máy là cực kì hoàn hảo.

Trong cùng môi trường nhiệt độ phòng, tựa game Liên Quân Mobile, với FPS 60, chất lượng chi tiết và hình ảnh đều ở mức trung bình: Snapdragon 820 trên Xperia XZ cho trải nghiệm đầu trận khá thuận lợi, nhưng chỉ là 5 phút đầu thôi.

Vào giao tranh, FPS máy chỉ còn khoảng 47 FPS, thậm chí có lúc drop xuống 25 FPS. Di chuyển vào thời điểm cuối trận, FPS cũng drop xuống 45. Máy nóng, nhưng khả năng cầm nắm vẫn khá là dễ chịu.

Snapdragon 821 trên Google Pixel, do không có Thermal Engine nên tựa game được xử lí rất nhẹ nhàng. Trong điều kiện bình thường hay giao tranh, FPS đều không xuống dưới 55. Tuy nhiên, cầm nắm máy tương đối khó chịu do phần viền kim loại của máy nóng lên rất nhanh.

Snapdragon 450 chắc chắn không làm được điều này rồi, do GPU của nó rất yếu, và CPU cũng chỉ mang thiên hướng sử dụng nhẹ nhàng mà thôi.

Tức là nếu hoạt động hết công suất, sự khác biệt về hiệu năng flagship và các phân khúc thấp hơn nó mới rõ ràng. Còn về công nghệ thì chẳng cần hết công suất cũng biết bên nào thắng rồi.

snapdragon-820-co-thuc-su-phe (2)

#4. Kết luận

Trên đây là những ý kiến cá nhân của mình về hiệu năng của bộ đôi chip Snapdragon 820 và Snapdragon 821. Các bạn thấy chúng có phế hơn chip giá rẻ hay không?

Hãy để lại comment bên dưới bài viết này nếu bạn đang sử dụng một chiếc smartphone sử dụng 1 trong 2 con chíp này nhé !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)

Từ khóa » Chip Snapdragon 820 Bị Nóng