Thêu Nổi, Thêu Xù (Punch Needle) - NemoToys

Thêu nổi (thêu xù) hay còn được gọi với tên tiếng anh là punch needle. Bạn có thể tạo ra nhiều tác phẩm có tính ứng dụng cao từ kỹ thuật thêu nổi như: làm vỏ gối, tranh treo tường, thú nhồi bông…và rất nhiều ứng dụng khác nữa.

Một trong những ưu điểm nổi trội của thêu nổi punch needle là thêu nhanh và dễ học. Bạn chỉ cần được hướng dẫn một buổi sáng với một cây kim là có thể nhanh chóng thêu trên một diện tích lớn, điều này so với thêu tay thông thường thì vượt trội hơn hẳn. Kiểu thêu này được không chỉ được những người mới bắt đầu mà ngay cả những người thêu nổi lâu năm cũng rất yêu thích.Ngoài ra, thêu nổi (thêu xù) không đòi hỏi nhiều công cụ, dụng cụ hay nguyên vật liệu, bạn không cần tốn quá nhiều không gian để lưu trữ những dụng cụ này. Dưới đây mình sẽ liệt kê ra chi tiết những dụng cụ nguyên vật liệu cần thiết để các bạn tập luyện nhé!

I. Dụng cụ thêu nổi cho người mới bắt đầu.

  • Kim thêu nổi punch needle
  • Sợi để thêu tương ứng
  • Vải thêu tương ứng
  • Khung thêu
  • Ngoài ra còn 1 số nguyên vật liệu khác như: mẫu thêu, giấy than, bút sang mẫu.

II. Các kỹ thuật cơ bản

Làm sao để bắt đầu và kết thúc?: Bắt đầu: bạn xỏ chỉ qua ống và luồn qua mắt lỗ đầu kim, để thừa ra 1 đoạn chỉ khoảng 3cm, sau đó đâm kim xuống vải, vừa đâm vừa bấm giữ đuôi bút để chỉ không chạy. Đâm kim ngập xuống vải sao cho đoạn chỉ thừa (3cm) ở đầu cũng bị kéo hết xuống rồi tiến hành thêu từng mũi mộtKhi kết thúc: nhẹ nhàng kéo kim lên vừa chớm trên mặt vải và cắt chỉ, dùng kéo nhẹ nhàng ấn đoạn chỉ vừa cắt xuống mặt dưới là xong.

Để thêu nổi chúng ta có 2 cách: Cách thứ nhất là mặt vát của kim luôn luôn đi trước tiến theo hướng thêu tức là mặt có lỗ sẽ ở phía sau. Cách thứ 2 là mặt vát của kim đi song song với hướng thêu.Khi thêu: đâm hết kim xuống vải, nhấc kim lên vừa đến mặt vải thì kéo tiến lên một đoạn nhỏ khoảng 3 đến 5mm rồi lại tiếp tục đâm kim xuống và thực hiện giống thao tác trên. Lưu ý: Nhấc kim lên vừa chớm trên mặt vải và thêu tiếp, nếu bạn nhấc kim quá cao thì vừa hạ xuống đồng thời dùng tay còn lại nhẹ nhàng kéo chỉ ở phía đuôi để không trị trùng và thêu tiếp.Nếu muốn đổi hướng, với cách thêu thứ nhất ta cần xoay đầu vát của kim để chạy theo hướng thêu.

Sử dụng mặt nào làm thành phẩm: Thêu nổi có một đặc điểm khá thú vị là bạn có thể sử dụng cả 2 mặt khi kết thúc việc thêu, tùy vào sở thích hay mong muốn hiệu ứng của bạn từ đầu như thế nào.Nếu bạn sử dụng bề mặt vải phía trên (bề mặt tiếp xúc với tay ta) làm mặt thành phẩm, như vậy lúc sang mẫu thêu ta sẽ sang mẫu lên mặt phải của vảiNếu bạn sử dụng mặt dưới của vải sau khi thêu xong làm mặt thành phẩm, lúc sang mẫu thêu và thêu ta cần làm việc trên mặt trái của vải.

Điều chỉnh độ dài ngắn của đầu kim: Thông thường các kim thêu nổi đều có thể điều chỉnh độ dài ngắn của đầu kim thông qua chốt vặn. Độ dài ngắn này sẽ tạo cho chỉ ở mặt dưới của vải cũng dài ngắn khác nhau. Thường thì phần viền bao ngoài của mẫu thêu ta điều chỉnh cho đầu kim ngắn hơn. Còn khi thêu ở phần giữa thì điều chỉnh cho kim dài ra. Tuy nhiên, cũng tùy vào sở thích và thiết kế của bạn, muốn phần nào nhô cao hơn, phần nào thụt thấp xuống thì tùy vào bạn điều chỉnh độ dài đầu kim là được.

Từ khóa » Cách Thêu Len Nổi