Thi Bằng B1 Bao Nhiêu Câu Là đậu ?
Có thể bạn quan tâm
Để được cấp bằng lái xe hạng b1 người lái xe sẽ phải trả qua kì thi sát hạch lý thuyết và thực hành. Có rất nhiều người lo sợ thi phần lý thuyết này và đồn thổi rằng thi lý thuyết còn khó hơn cả thi thực hành. Vậy thực tế thi lý thuyết có khó không ? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục [Hiện]
1. Học lý thuyết lái xe b1 có khó không ?
Trước đây, để học phần lý thuyết lái xe hạng b1 vô cùng gian khổ và khó khăn. Học viên phải đến lớp học hàng ngày để ôn luyện hoặc ở nhà đọc giáo trình để nắm rõ kiến thức. Với bộ câu hỏi bao gồm 450 câu, để học viên có thể đọc trên sách giáo trình thì quả là thật khó khăn.
Không những thế đến năm 2020, Tổng cục đường bộ quyết định áp dụng thêm 150 câu hỏi và nâng số tổng câu hỏi lý thuyết cho người lái xe hạng b1 lên 600 câu. Số lượng câu hỏi càng nhiều để nhớ trong một thời gian ngắn là việc vô cùng khó.
Nhưng các bạn đừng quá lo lắng, trên thực tế có rất nhiều người học bằng phương pháp đọc sách và đỗ ngay lần đầu tiên với số điểm tuyệt đối. Tuy nhiên đó là phương pháp cũ cho những năm chưa áp dụng được công nghệ vào việc học lý thuyết.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp học hiệu quả hơn phương pháp truyền thống là : học trên website, học trên ứng dụng di động ...v..v..v hay còn gọi là học lý thuyết online. Các câu hỏi và câu trả lời được các nhà lập trình phân tích rất kĩ càng và tiện lợi. Ở mỗi câu hỏi và các đáp án trả lời ngoài việc chỉ ra đâu là đáp án đúng thì còn phân tích xem là lý do tại sao đáp án đó là đúng và đáp án khác là sai.
Từ đó các bạn có chắc chắn sẽ hiểu hơn về luật giao thông đường bộ, tham gia giao thông sẽ an toàn hơn cho chính bản thân, gia đình và xã hội.
Ảnh : 600 câu hỏi dùng cho đào tạo và sát hạch lái xe ô tô
Như vậy có thể khẳng định rằng : Tại thời điểm hiện tại việc học lý thuyết lái xe b2 vô cùng dễ dàng và dễ hiểu, bạn hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng học lý thuyết rất khó và phải bao luật đi nhé.
2. Thi bằng lái xe b1 bao nhiêu câu thì đậu ?
Trước đây, nội dung bộ đề thi lý thuyết hạng B1 có 450 câu, thời gian thi lý thuyết là 20 phút với 30 câu hỏi dạng trắc nghiệm và thí sinh phải trả lời đúng 26 câu trở lên mới đậu phần thi này. Tuy nhiên mới đây, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 38/2019 sửa đổi và bổ sung nội dung thi lý thuyết lái xe ô tô để phù hợp với thực tế và nhằm đạt hiệu quả cao trong việc đảm bảo an toàn tham gia giao thông. Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2019.
Theo đó, số lượng câu hỏi thi lý thuyết lấy bằng lái xe ô tô sẽ nâng lên 600 câu thay vì 450 câu như trước. 150 câu hỏi mới bổ sung sẽ xoay quanh sa hình, đường sắt, biển báo, kinh nghiệm giải quyết tình huống khi đi trên cao tốc, đường trơn...và các câu hỏi điểm liệt (trượt trực tiếp nếu thí sinh trả lời sai câu điểm liệt).
Như vậy, thời gian thi lý thuyết hạng B1 theo quy định mới nhất năm 2021 sẽ là 20 phút với 36 câu hỏi dạng trắc nghiệm và thí sinh phải trả lời đúng 28/30 câu trở và không trả lời sai các câu hỏi điểm liệt lên mới đậu phần thi này.
Việc Bộ GTVT yêu cầu thắt chặt các quy định trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe là vô cùng đúng đắn và chính xác bởi : Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng số vụ xảy ra tai nạn giao thông trong những tháng vừa qua liên tiếp tăng đa phần là do ý thức trách nhiệm kém của một số bộ phận người tham gia giao thông.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc thi lấy bằng lái xe sẽ khó hơn trước khá nhiều và người tham gia giao thông thực sự phải vững tay lái và nắm rõ Luật giao thông đường bộ thì mới giúp được xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Có thể bạn quan tâm :
- Bằng lái xe B1 có được lái xe công ty, xe kinh doanh vận tải hay không ?
- Bằng lái xe b1 là gì ? Bằng b1 được phép điều khiển xe gì ?
- Thời gian học bằng lái xe B1 mất bao nhiêu lâu ?
3. Chia sẻ kinh nghiệm, mẹo thi lý thuyết bằng lái xe b1
3.1. Các câu hỏi chọn đáp án "Tất cả"
- Những hành vi cấm
- Kinh doanh vận tải
- Đạo đức
3.2. Các câu hỏi có từ sau đây thì chọn 2 đáp án:
- Hành vi
- Trách nhiệm
- Nhiệm vụ
- Nghĩa vụ
- Khách
- Đạo đức
- Văn hóa giao thông
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tham gia giao thông
* Thường câu hỏi chỉ có 2 đáp án và sẽ chọn cả 2.
3.3. Chọn đáp án dài nhất nếu câu trả lời bắt đầu bằng những từ sau:
- Phải
- Quan sát
- Kiểm tra
- Hoạt động
- Bảo dưỡng
- Ở
- Tại
- Trên
- Xe chữa cháy
3.4. Câu trả lời có các từ sau đây thì chọn:
- Nghiêm cấm hoặc bị nghiêm cấm
- Không được
- Chấp hành
- Bắt buộc
- Phải có phép của cơ quan có thẩm quyền
- Dùng thanh nối cứng
- Báo hiệu tạm thời
- Hiệu lệnh người điều khiển giao thông
- Phương tiện giao thông đường sắt
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
3.5. Câu hỏi về tốc độ
- Trên đường cao tốc thì lấy tốc độ cao nhất trong câu trừ 30 sẽ được đáp án đúng
- Ngoài khu dân cư: tốc độ trên đường là 80km/h (xe < 3,5 tấn) (câu 1)
- Ngoài khu dân cư: tốc độ 70km/h (xe > 3,5tấn) (câu 2)
- Ngoài khu dân cư: tốc độ 60km/h (xe môtô) (câu 4)
- Ngoài khu dân cư: tốc độ 50km/h (xe máy (câu 3)
- Trong khu dân cư: tốc độ 50km/h (xe < 3,5 tấn)
- Trong khu dân cư: tốc độ 40km/h (xe gắn máy, xe môtô)
- Trong khu dân cư: tốc độ 30km/h (xe công nông)
Mẹo nhỏ để làm câu này: Các bạn cứ nhớ phép tính 8 x 7 = 56 tương ứng với thứ tự các số trong bài toán và đó là đáp án đúng: 80 (đáp án 1), 70 (đáp án 2), 50 (đáp án 3), 60 (đáp án 4).
3.6. Độ tuổi tham gia giao thông:
- 16 tuổi: xe gắn máy dưới 50 phân khối
- 18 tuổi: hạng A1, A2, B2
- Nam > 60 tuổi, nữ > 55 tuổi: hạng B1
- 21 tuổi: hạng C
- 24 tuổi: hạng D
- 27 tuổi: hạng E
Đối với câu hỏi độ tuổi, mẹo nhỏ để trả lời đúng đó chính là nên nhớ giấy phép lái xe từ hạng B2 - hạng E sẽ cách nhau 3 tuổi.
3.7. Thứ tự các xe được quyền ưu tiên
Xe chữa cháy => Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ => Xe cứu thương => Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh => Đoàn xe tang.
3.8. Câu hỏi về niên hạn sử dụng xe
- Ôtô tải: 25 năm
- Ôtô trên 9 chỗ: 20 năm
3.9. Giới hạn thời gian dừng và đỗ xe
- Đỗ xe: không giới hạn thời gian
- Dừng xe: có giới hạn thời gian
3.10. Cách nhận biết các loại biển báo
- Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ
- Biển báo nguy hiểm: hình tam giác vàng, viền đỏ
- Biển báo hiệu lệnh: hình tròn xanh, hình vẽ trắng
- Biển chỉ dẫn: hình vuông hoặc hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ trắng
- Thứ tự sắp xếp các loại xe từ nhỏ đến lớn: xe ô tô con → xe ô tô khách → xe ô tô tải → xe máy kéo → xe sơ mi rơ moóc
- Biển báo cấm xe nhỏ → cấm luôn xe lớn
- Biển cấm xe ô tô con → cấm luôn xe ba bánh, xe lam
- Biển cấm xe rẽ trái → cấm luôn xe quay đầu
- Ngược lại biển cấm xe quay đầu → xe được phép rẽ trái
- Nếu biển màu xanh cho phép xe quay đầu → xe không được phép rẽ trái
- Nếu gặp biển "STOP" thì tất cả các xe phải dừng lại trong mọi trường hợp kể cả xe ưu tiên
- Nếu gặp biển cấm có ghi số 14m thì chọn đáp án không được phép
- Nếu biển báo cấm ô tô vượt thì tất cả các loại ô tô đều không được vượt
- Ngược lại nếu biển cấm xe tải vượt thì xe ô tô con và ô tô khách được vượt
- Biển báo hiệu cầu vượt liên thông là biển báo hình chữ nhật có chữ trên biển
- Biển báo hiệu cầu vượt cắt ngang là biển báo hình tròn không có chữ trên biển
- Biển báo hình vuông màu xanh vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng thẳng đứng báo hiệu có làn đường dành cho ô tô khách
- Biển báo màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách
3.11. Giao nhau có vòng xuyến thì nhường cho xe đi bên phải
3.12. Nồng độ cồn cho phép
- Đối với ô tô, máy kéo: không được uống bia, rượu
- Đối với mô tô 2 bánh, xe gắn máy: không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở
3.13. Mẹo học sa hình dễ nhớ
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
- Tiếp đó đến các xe ưu tiên: xe cứu hoả =>xe quân sự, xe công an => xe cứu thương...
- Tiếp đó thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
- Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái
3.14. Mẹo trả lời các câu hỏi về khái niệm
Câu hỏi về khái niệm | Chọn đáp án |
Giới hạn đường bộ | 1 |
Dải phân cách | |
Đường phố | |
Xe quá tải trọng đường bộ | |
Phần đường xe chạy | |
Đường chính | |
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ | |
Vạch kẻ đường | |
Đường cao tốc | |
Dừng xe | 2 |
Đỗ xe | |
Làn xe | |
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ | |
Hàng nguy hiểm | |
Đường ưu tiên | |
Vận tải đa phương thức | |
Hoạt động vận tải đường bộ | |
Đường bộ | 1&2 |
Công trình đường bộ | |
Văn hóa giao thông | |
Người điều khiển giao thông | 2&3 |
Hàng siêu trọng | 3 |
3.15. Mẹo trả lời các câu về kỹ thuật lái xe
Câu hỏi về kỹ thuật lái xe | Chọn đáp án |
Khi quay đầu | 1 |
Điều khiển tăng số | |
Điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm | |
Điều khiển ô tô rẽ trái | |
Thao tác mở cửa khi ô tô đã đỗ sát vào lề đường bên phải | |
Lái xe ô tô qua đường sắt không rào chắn… | |
Khi đèn pha của xe ô tô chạy ngược chiều gây chói mắt… | |
Khi nhả phanh tay | 2 |
Khi khởi hành ô tô trên đường bằng | |
Khi vừa có xe đi ngược chiều tới gần và vừa có xe phía sau cố tình muốn vượt, người lái xe xử lý như thế nào | |
Tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù | |
Điều khiển ô tô rẽ phải ở đường giao nhau | |
Điều khiển ô tô giảm số | |
Điều khiển ô tô trên đường trơn | |
Điều khiển xe vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường | 3 |
Khi tránh nhau trên đường hẹp | 1&2 |
Thao tác điều khiển xe qua đường sắt | |
Điều khiển xe vào lúc trời mưa to hoặc có sương mù | |
Điều khiển đỗ xe ô tô | 1&3 |
3.16. Mẹo trả lời các câu hỏi về kỹ thuật máy, thiết bị
Câu hỏi về kỹ thuật, thiết bị | Chọn đáp án |
Nguyên nhân động cơ diesel không nổ | 1 |
Động cơ 2 kỳ | |
Công dụng của hệ thống phanh | |
Công dụng của hệ thống truyền lực của ô tô | |
Công dụng của động cơ ô tô | |
Yêu cầu của kính chắn gió | |
Yêu cầu an toàn kỹ thuật đối với dây đai an toàn | |
Âm lượng còi | |
Động cơ 4 kỳ | 2 |
Công dụng của ly hợp | |
Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên | 1&2 |
Xe ô tô tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật… | |
Xe ô tô tham gia giao thông phải có đủ các loại đèn gì | |
An toàn kỹ thuật bánh xe lắp cho ô tô | |
An toàn kỹ thuật đối với gạt nước | |
Công dụng của hộp số ô tô | 3 |
Công dụng của hệ thống lái | |
Niên hạn sử dụng của ô tô tải |
Bài viết với chia sẻ một chút kiến thức lý thuyết bằng lái xe b2 và hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã biết thi ly thuyet b1 bao nhieu cau la dau rồi nhé. Chúc bạn áp dụng bảng mẹo một cách tốt nhất trong phần thi sắp tới.
Một số từ khóa liên quan:
- Thi lý thuyết b1 bao nhiêu câu là đậu 2021
- Thi lý thuyết b1 bao nhiêu câu thì đỗ
- Thi lý thuyết b1 bao nhiêu câu
- Thi ly thuyet b1 bao nhieu cau la dau
- Quy dinh thi ly thuyet lai xe o to hang b1
- Noi dung thi ly thuyet lai xe o to hang b1
Từ khóa » Thi Sát Hạch B1 Bao Nhiêu điểm Thì đỗ
-
Bao Nhiêu điểm Thi đỗ Lý Thuyết Lái Xe ô Tô B1, B2, C Năm 2020.
-
Bao Nhiêu điểm đậu Sát Hạch Lái Xe ô Tô B1, B2 Và Hạng C 2022
-
Thi Bằng Lái Xe B1 Bao Nhiêu Câu Là đậu để được Cấp Bằng?
-
Bao Nhiêu điểm đậu Sát Hạch Lái Xe ô Tô B1, B2 Và Hạng C
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Từng Bài Thi Sa Hình Học Lái Xe B1 B2
-
Thi Lại Bằng B2, B1, C - Lệ Phí Bao Nhiêu
-
III. Giai đoạn Thi | Trung Tâm Đào Tạo Và Sát Hạch Lái Xe HOÀNG GIA
-
Thi Bằng Lái Xe ô Tô B2 Bao Nhiêu điểm Sẽ đậu Theo Quy định Mới ...
-
Thi Mô Phỏng Bằng Lái Xe ô Tô Bao Nhiêu Câu Thì đạt
-
Những Lỗi Phổ Biến Bị Trừ điểm Và Truất Quyền Trong Bài Thi Sát Hạch ...
-
Kinh Nghiệm Thi Trượt Thực Hành Lái Xe B1 Thì Phải Làm Sao?
-
Điểm Học Bằng Lái Xe ô Tô B2 Bao Nhiêu Sẽ đậu, Bạn đã Biết Chưa?