Thi Công Bê Tông Nhựa Nóng
Có thể bạn quan tâm
1. Trình tự thi công bê tông nhựa rải nóng:
- Thi công lớp móng ( hoặc xử lý mặt đường cũ)
- Chuẩn bị vật liệu
- Thi công đoạn thử nghiệm
- Tưới nhựa dính bám
- Chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa nóng
- Vận chuyển bê tông nhựa nóng
- Rải bê tông nhựa nóng
- Lu lèn sơ bộ bê tông nhựa nóng
- Lu lèn hoàn thiện bê tông nhựa nóng
- Hoàn thiện và bảo dưỡng
2. Kỹ thuật thi công bê tông nhựa nóng
Thi công lớp móng:
- Chỉ cho phép rải bê tông nhựa nóng khi cao độ lớp móng, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc nằm trong phạm vi cho phép.
- Đối với mặt đường mới: lớp móng phải làm sạch, khô và bằng phẳng
- Đối với mặt đường cũ: xử lý bề mặt theo đúng yêu cầu, các công việc tu sửa chỗ lồi lõm, vá ổ gà, bù vênh mặt đường cũ nếu dùng đá nhựa rải nguội hoặc bê tông nhựa rải nguội phải thi công trước khi rải lớp bê tông nhựa nóng trước 15 ngày trở lên. Nếu dùng hỗn hợp đá nhựa rải nóng hoặc bê tông nhựa nóng cầm đầm lèn ngay trước khi thi công bê tông nhựa nóng.
- Phải định vị trí và cao độ rải ở hai bên mép đường đúng với thiết kế. kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc ( máy thủy bình). Khi có bó vỉa hai bên cần đánh dấu cao độ rải và quét lớp nhựa mỏng( hoặc nhũ tương) ở thành đá vỉa.
- Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn thận các đường chuẩn ( hoặc căng dây thật căng, thật thẳng dọc theo mép mặt đường và dải sẽ rải, hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính xác dọc theo mép của dải sẽ rải và mép mặt đường). kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc ( máy thủy bình).
Chuẩn bị vật liệu cho công tác thi công bê tông nhựa nóng
- Lựa chọn các loại vật liệu, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý – chọn các loại vật liệu đạt yêu cầu
- Thiết kế cấp phối cốt liệu trên hộc nguội
- Trộn thử cấp phối cốt liệu thiết kế tại trạm trộn
- Lấy mẫu cốt liệu trên hộc nóng
- Phân tích thành phần hạt các mẫu cốt liệu, điều chỉnh cấp phối trên hộc nguội ( nếu cần).
- Sơ bộ định các hàm lượng nhựa ( lệch nhau 0,3-0,5%)
- Đúc các tổ mẫu bê tông nhựa nóng trong phòng thí nghiệm
- Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của các tổ hợp bê tông nhựa nóng.
- Trình tư vấn giám sát kết quả thí nghiệm và đề xuất hàm lượng nhựa hợp lý cho bê tông nhựa nóng.
- Thi công đoạn thử nghiệm ( tối thiểu 80 tấn bê tông nhựa nóng) (thẻ H3)
- Thực hiện sau khi có thư chấp thuận của tư vấn giám sát về kết quả thiết kế cấp phối bê tông nhựa nóng.
- Trình tư vấn giám sát hồ sơ thiết kế thi công đoạn thử nghiệm
- Chuẩn bị trạm trộn. xe máy thi công, thiết bị thí nghiệm
- Trộn bê tông nhựa, kiểm tra chất lượng bê tông nhựa nóng tại trạm trộn
- Vận chuyển, rải, lu lèn bê tông nhựa theo đúng hồ sơ thi công đoạn thử nghiệm; ghi chép các số liệu có liên quan như: nhiệt độ bê tông nhựa khi ra khỏi trạm trộn, khi rải, khi lu lèn; cao độ móng trước khi rải bê tông nhựa, cao độ mặt đường sau khi lu; số lượt lu lèn và vận tốc của các loại lu, …
- Chờ 24h khoan lấy mẫu bê tông nhựa nóng tại hiện trường để xác định độ chặt bê tông nhựa nóng và chiều dày bê tông nhựa sau khi đầm nén ở các đoạn.
- Lập công nghệ thi công đại trà, trình tư vấn giám sát và chủ đầu tư duyệt
Tưới nhựa dính bám:
- Tùy theo loại móng và trạng thái mà lượng nhựa dính bám thay đổi từ 0,8-1,3 lít/m2.
- Dùng nhựa nỏng, nhũ tương, nhựa đặc 60/70 pha với dầu hỏa theo tỷ lệ dầu hỏa trên nhựa đặc là 80/100 tưới ở nhiệt độ 45°C ± 10°C
- Phải tưới trước 4h – 6h để nhựa lỏng đông đặc lại, hoặc nhũ tương phân tách xong mới được rải bê tông nhựa. Nếu cần thảm bê tông nhựa ngay sau khi tưới dính bám có thể dùng bê tông nhựa nóng.
- Trên các lớp móng có dùng nhựa ( thấm nhập nhựa, láng nhựa,…) vừa mới thi công xong hoặc trên lớp bê tông nhựa thứ nhất vừa mới rải xong, sạch và khô ráo chỉ cần tưới nhựa từ 0,2 – 0,5 lít/m2
- Muốn thi công bê tông nhựa ngay có thể tưới nhựa đặc đun đến nhiệt độ thi công.
Chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa:
- Hỗn hợp bê tông nhựa được chế tạo tại trạm trộn chu kỳ ( trạm trộn mẻ) hoặc trạm trộn liên tục có thiết bị điều khiển bảo đảm độ chính xác yêu cầu.
- Các thành phần vật liệu sử dụng khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa trong trạm trộn phải tuân theo đúng bản thiết kế cấp phối bê tông nhựa và phù hợp với mẫu vật liệu đã đưa đi thí nghiệm
- Nhiệt độ của nhựa khi chuyển lên thùng đong của máy trộn phải ở nhiệt độ làm việc tùy theo loại nhựa
- Phải cân lường sơ bộ đá và cát trước khi đưa vào sấy với dung sai cho phép là ± 5%
- Nhiệt độ rang nóng vật liệu đá, cát được quy định sao cho nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thùng trộn đạt được 150°C -160°C , độ ẩm của đá cát sau khi ra khỏi trống sấy phải <0,5%.
- Bột khoáng ở dạng nguội và sau khi cân lường được trực tiếp cho vào thùng trộn
- Thời gian trộn hỗn hợp phải tuân theo đúng quy định kỹ thuật của từng loại máy trộn, đối với mỗi loại hỗn hợp.
- Trạm trộn phải có trang bị đầy đủ các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo quy định về kiểm tra chất lượng vật liệu, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa.
- Kiểm tra trạm trộn trước khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa:
+ Kiểm tra các bộ phận của trạm trộn, đặc biệt là bộ phận cân đong cốt liệu và nhựa cùng với độ chính xác của chúng; các nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ
+ Kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi máy hoạt động.
+ Chạy thử máy, kiểm tra độ chính xác thích hợp với lịch máy
- Kiểm tra theo dõi các thông tin thể hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn:
+ Lưu lượng các bộ phận cân đo đong đếm
+ Lưu lượng của bơm nhựa
+ Lưu lượng của các thiết bị vận chuyển bột khoáng
+ Khối lượng hỗn hợp của một mẻ trộn và thời gian trộn một mẻ
+ Nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu khoáng đã được rang nóng
+ Nhiệt độ của nhựa
+ Lượng tiêu thị của nhựa
+ Các sai số cho phép trong khi cân đong vật liệu khoáng là ±3%, của nhựa là ±1,5% khối lượng nhựa.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu:
+ Cứ 5 ngày phải kiểm tra hàm lượng bụi sét, thành phần hạt, lượng hạt dẹt của đá.
+ Cứ 3 ngày phải kiểm tra thành phần hạt, Mk, hàm lượng bụi sét hoặc ES
+ Trước khi đưa vật liệu đá, cát vào trống sấy phải kiểm tra độ ẩm của chúng để điều chỉnh khối lượng khi cân đong và thời gian sấy
+ Cứ 5 ngày kiểm tra xác định thành phần hạt và độ ẩm của bột khoáng.
+ Kiểm tra độ kim lún của mẫu nhựa hàng ngày.
- Kiểm tra hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thiết bị trộn:
+ Kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp của mỗi mẻ trộn
+ Kiểm tra bằng mắt chất lượng trộn đều của hỗn hợp
+ Kiểm tra chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa nóng đã trộn xong, bao gồm: dung lượng thực, hàm lượng nhựa, thành phần hạt, các chỉ tiêu cường độ và độ ổn định của bê tông nhựa.
+ Trong lần thay đổi công thức trộn phải lấy mẫu kiểm tra 1 lần, các máy trộn công suất lớn cứ 200 tấn hỗn hợp lấy 1 tổ mẫu của 1 công thức trộn.
Vận chuyển bê tông nhựa nóng:
- Dùng ô tô tự đổ hoặc xe chuyên dụng. Chọn trọng tải và số lượng của ô tô phù hợp với dây chuyền thi công.
- Cự ly vận chuyển đảm bảo nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa đến nơi rải không thấp hơn 120°C (thường không quá 50km)
- Thùng xe phải kín sạch và có quét lớp mỏng dầu chống dính bám. Không được dùng dầu mazut hoặc các dung môi hòa tan được nhựa bitum. Xe phải có bạt che phủ để hạn chế hỗn hợp giảm nhiệt độ
- Mỗi chuyến ô tô vận chuyển hỗn hợp khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng thời điểm xe rời trạm trộn, nơi xe đến, tên người lái xe.
- Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu máy rải phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế (≥ 120°C)
Rải bê tông nhựa nóng:
- Chỉ rải bê tông nhựa nóng bằng máy chuyên dùng
- Tùy theo bề rộng mặt đường mà dùng máy rải cho phù hợp, nếu chiều rộng rải lớn quá nên dùng 2 ( hoặc 3) máy rải hoạt động đồng thời, các máy rải đi cách nhau 10 – 20 m.
- Khi chỉ dùng 1 máy rải trên mặt đường rộng phải rải theo phương pháp sole, chiều dài của mỗi đoạn từ 25 – 80 m tùy theo nhiệt độ không khí.
- Khi bắt đầu ca làm việc cho máy rải hoạt động không tải 10-15 phút để kiểm tra máy, đặt dưới tấm là 2 xúc xắc hoặc thanh gỗ cho chiều cao bằng 1,2 – 1,3 bề dày thiết kế của lớp bê tông nhựa nóng. Trị số chính xác được thông qua đoạn rải thử.
- Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn, máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt quy định. Trong khi rải hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.
- Trong suốt thời gian rải, bắt buộc để thanh đầm của máy rải luôn hoạt động
- Chọn tốc độ của máy rải cho thích hợp công suất của các máy khác trong dây chuyền. tốc độ máy rải thật đều trong suốt thời gian rải. nếu lu quá chậm nên rải gián đoạn.
- Phải thường xuyên dùng que sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. khi cần điều chỉnh chiều dày rải phải điều chỉnh tấm là từ từ để lớp bê tông khỏi lượn sóng hoặc giật khấc.
- Phải xử lý tốt mối nối dọc và ngang, quét nhựa dính bám để đảm bảo sự kết dính tốt giữa vệt rải cũ và vệt mới.
- Khe nối dọc ở lơp trên và lớp dưới phải so le nhau, cách nhau ít nhất là 20 cm. khe nối ngang ở lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m. nếu lớp trên là bê tông nhựa nóng, lớp dưới là vật liệu gia cố xi măng, vị trí khe nối của 2 lớp cũng tương tự.
- Trên đoạn đường có độ dốc dọc lớn hơn 4% phải tiến hành rải từ chân dốc đi lên.
- Bố trí nhân công cầm dụng cụ theo máy để làm các công việc
+ Té phủ hỗn hợp hạt nhỏ, lấy từ trong phễu chứa thành lớp mỏng dọc theo mối nối, san đều các chỗ lỗi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn.
+ Xúc đào bỏ chỗ mới rải bị quá thiếu nhựa hoặc quá thừa nhựa và bù vào đó hỗn hợp tốt.
+ Gạt bỏ, bù phụ chỗ lồi lõm cục bộ trên lớp bê tông nhựa nóng mới rải
- Khi phải rải vệt lớn hơn chiều rộng rải của máy 40 – 50 cm liên tục theo chiều dài được phép mở má thép bàn ốp một bên đầu guồng xoắn phía cần rải thêm. Dùng thủ công với dùng cào xẻng phân phối hỗn hợp cho phẳng đều. phải tuân theo các quy định sau:
+ Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp không bị phân tầng.
+ Dùng cào và bàn trang rải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu.
+ Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy với chỗ rải bằng thủ công, đảm bảo mặt đường không có vết nối.
- Trường hợp máy rải bị hỏng: thời gian sửa hàng giờ, phải báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp và dùng máy san rải nốt nếu Htk > 4cm, hoặc rải nốt bằng thủ công khi còn ít bê tông nhựa nóng.
- Trường hợp máy đang rải gặp trường hợp mưa đột ngột:
+ Báo ngay về trạm trộn tạm ngưng hỗn hợp bê tông nhựa
+ Khi đã được lu lèn đến 2/3 độ chặt yêu cầu cho phép tiếp tục lu trong mưa cho đến khi đạt độ chặt
+ Khi lu lèn <2/3 độ chặt yêu cầu phải ngừng lu, san bỏ hỗn hợp. chỉ khi nào mặt đường khô ráo lại mới được rải tiếp.
+ Sau khi mưa xong, khi cần thi công gấp, cho xe chở cát đã được rang nóng ở trạm trộn (170-180°C) rải một lớp dày 2cm trên mặt đường, gom cát quét sạch, tưới nhựa dính bám lại. có thể dùng máy hơi ép và đèn khò làm khô mặt đường trước khi rải tiếp
+ Cứ 200 tấn hỗn hợp lấy 1 tổ mẫu thí nghiệm chất lượng.
- Các nước tiên tiến hiện nay dùng máy chuyển bê tông nhựa kết hợp máy rải , cách này có các ưu điểm:
+ Hỗn hợp vật liệu được trộn lại trong máy chuyển sẽ có chất lượng và nhiệt độ đồng đều
+ Vật liệu được cung cấp đều đặn từ máy chuyển vào phễu chứa của máy rải nên độ bằng phẳng của mặt đường là rất cao.
Lu lèn bê tông nhựa nóng:
- Lu lèn sơ bộ: dùng lu nhẹ bánh cứng lu 4-8 lượt/điểm , vận tốc lu không quá 1,5 – 2 km/h. các vệt lu đầu tiên đi lùi vào bê tông nhựa nóng mới rải.
- Sau lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m, bù phụ chỗ lồi lõm. Nếu vệt rải và lu so le, chừa lại vệt 10cm lu với vệt rải sau.
- Lu lèn chặt: dùng lu bánh hơi, số lượt lu khoảng 8-10 luợt/ điểm (H=4cm). tăng thêm chiều dày 1cm phải lu thêm khoảng 30-35% số lượt lu. Lu đến khi bê tông nhựa nóng đạt độ chặt K=0,98 ( kiểm tra bằng thiết bị phóng xạ trước khi quyết định kết thúc lu lèn).
- Lu lèn hoàn thiện: dùng lu nặng bánh cứng lu 4-6 lượt/ điểm, vận tốc lu không quá 2-2,5km/h.
Lưu ý:
+ Khi lu phải bố trí công nhân thường xuyên bôi dầu chống dính vào bánh lu. Nếu bê tông nhựa nóng dính bánh lu phải dùng xẻng cào ngay và bôi dầu lại. mặt khác dùng hỗn hợp hạt nhỏ lấp ngay vào chỗ bị bóc.
+ Thao tác chuyển hướng, đổi số khi lu phải từ từ để bề mặt bê tông nhựa nóng không hư hỏng, không dừng lu trên bê tông nhựa còn nóng.
+ Nhiệt độ lu lèn hiệu quả nhất khi bê tông nhựa nóng 120 – 140 °C.
- Chiều dài đoạn lu lèn, số lượng lu:
+ Chọn sao cho kết thúc lu lèn chặt nhiệt độ không nhỏ hơn 70°C ( thời gian thi công không quá 2-3h).
+ Phải chọn tổ hợp lu đồng bộ.
+ Lu hết giai đoạn này mới chuyển sang giai đoạn khác.
- Nếu lu thấy bê tông nhựa nóng bị nứt có thể do các nguyên nhân sau:
+ Nhiệt độ hỗn hợp quá cao.
+ Tải trọng lu quá nặng.
+ Lớp bê tông nhựa nóng quá mỏng.
+ Lớp móng quá yếu.
+ Hỗn hợp bê tông nhựa nóng không đạt chất lượng.
Bài viết hay - Link hữu ích:
Quy trình thi Công Carboncor Asphalt
Thi công sơn giao thông
Quy trình thi công sơn Epoxy
Từ khóa » Hệ Số Lu Lèn Bê Tông Nhựa Nóng
-
[Hướng Dẫn] Cách Tính Hệ Số Lu Lèn Bê Tông Nhựa Chi Tiết 2022
-
HỆ SỐ LU LÈN VÀ ĐẦM NÉN CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU - 123doc
-
Thảm Bê Tông Nhựa Nóng
-
Hệ Số Lu Lèn? [Archive] - CAUDUONGBKDN
-
Hệ Số Lu Lèn Bê Tông Nhựa
-
Hệ Số Lu Lèn Bê Tông Nhựa Nóng Archives - CÔNG TY TNHH ...
-
Hệ Số Lu Lèn Be Tông Nhựa C19 Archives
-
HỆ SỐ RẢI, LÈN NÉN CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU - Facebook
-
Thảm Bê-tông Nhựa Nóng - Huỳnh Trân Tradico
-
[Hướng Dẫn] Cách Tính Hệ Số Lu Lèn Bê Tông Nhựa Chi Tiết 2021
-
BÊ TÔNG NHỰA - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐỘ CHẶT LU LÈN
-
Thanhphong1112: MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA - 22 TCN 249 - 98
-
[Top Bình Chọn] - Hệ Số Lu Lèn Cấp Phối đá Dăm - Trần Gia Hưng