Thi Công Các Lớp Cấp Phối đá Dăm - Xây Dựng Đăng Phát

Đá dăm hay còn gọi là đá 0x4, là tổng hợp các sản phẩm từ đá mi bụi đến đá có kích thước lớn nhất khoảng 40mm.Thi công cấp phối đá dăm là việc nhà thầu thực hiện rải đá lên mặt đường. Bằng các phương pháp kỹ thuật làm cho đá mịn và mặt đường bằng phẳng chịu tải tốt. Hãy cùng tìm hiểu lĩnh vực thi công các lớp cấp phối đá dăm tại DANGPHAT nhé. 

thi công các lớp cấp phối đá dăm

Tại Đăng Phát, thi công các lớp cấp phối đá dăm luôn được đảm bảo đúng kỹ thuật. Chúng tôi luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu. Trình tự thi công cấp phối đá dăm cũng cực kì quan trọng để có một công trình chất lượng. Quý vị hãy tìm hiểu kỹ nhé. 

1. Yêu cầu kỹ thuật thi công cấp phối đá dăm tại Đăng Phát

kỹ thuật thi công cấp phối đá dăm

2.1 Yêu cầu về loại đá thi công cấp phối đá dăm

Các loại đá gốc được sử dụng để nghiền sàng làm cấp phối đá dăm phải có cường độ nén tối thiểu phải đạt 60 MPa nếu dùng cho lớp móng trên và 40 MPa nếu dùng cho lớp móng dưới. Không được dùng đá xay có nguồn gốc từ đá sa thạch (đá cát kết, bột kết) và diệp thạch (đá sét kết, đá sít).

Xem thêm lĩnh vực: Thi công thảm bê tông nhựa tại Đăng Phát

2.2 Thành phần hạt của vật liệu cấp phối đá dăm

Bảng 1. Thành phần hạt của cấp phối đá dăm

Kích cỡ mắt sàng vuông, mm Tỷ lệ lọt sàng, % theo khối lượng
CPĐD có cỡ hạt danh định Dmax = 37,5 mm CPĐD có cỡ hạt danh định Dmax = 25 mm CPĐD có cỡ hạt danh định Dmax = 19 mm
50 100

37,5 95 100
25 79 90 100
19  58-78 67-83 90-100
9,5 39 – 59 49 – 64  58 – 73
4,75 24 – 39 34 – 54 39 – 59
2,36 15 – 30 25 – 40 30 – 45
0,425 7 – 19 12 – 24 13 – 27
0,075 2 – 12 2 – 12 2 – 12

2.3 Lựa chọn loại cấp phối đá dăm

Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định lớn nhất Dmax) phải căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình: 

a) Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới;

b) Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên;

c) Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.

Xem thêm lĩnh vực: Xử lý và thi công nền đường tại Đăng Phát

2.4 Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu thi công cấp phối đá dăm

Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2. Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD

Chỉ tiêu Cấp phối đá dăm Phương pháp thử
1. Độ hao mòn Lo-Angele’ của cốt liệu (LA), % <=35  <=40 TCVN 7572-12 : 2006
2. Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 h, % ≥ 100 22TCN 332 06
3. Giới hạn chảy (WL)1), % ≤ 25 ≤ 35 TCVN 4197:1995
4. Chỉ số dẻo (IP)1), % ≤ 6 ≤ 6 TCVN 4197:1995
5. Tích số dẻo PP 2) (PP = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt qua sàng 0,075 mm) ≤ 45 ≤ 60
6. Hàm lượng hạt thoi dẹt 3), % ≤ 18 ≤ 20 TCVN 7572 – 2006
7. Độ chặt đầm nén (Kyc), % ≥ 98 ≥ 98 22 TCN 333 06 (phương pháp II-D)

Ghi chú:

(*) Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt qua sàng 0,425 mm.

(**) Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 13/ chiều dài; 

Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và chiếm trên 5 % khối lượng mẫu; 

Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã xác định cho từng cỡ hạt.

2.5 Lấy mẫu thi công cấp phối đá dăm

Việc lấy mẫu cấp phối đá dăm thành phẩm tại bãi chứa hoặc tại hiện trường để phục vụ cho công tác kiểm tra thành phần cấp phối hạt sau khi chế tạo, cần thực hiện như sau:

  • Yêu cầu lấy mẫu tại các đống đá CPĐD đã được nghiền sàng và pha trộn thành phẩm;
  • Khối lượng lấy mẫu CPĐD để kiểm tra chất lượng vật liệu được quy định tại Bảng 3
  • San gạt lớp bề mặt, tiến hành dùng xẻng để lấy mẫu ở độ sâu tối thiểu 0,20 m so với bề mặt ban đầu;
  • Tiến hành đồng thời lấy mẫu đá tại 4 vị trí khác nhau trên một đống đá CPĐD, sau đó trộn lại thành một mẻ đá có khối lượng yêu cầu đem đóng vào thùng hoặc túi để bảo quản, đưa về phòng thí nghiệm.

2.6 Chiều dày lớp cấp phối đá dăm

Chiều dày lớp cấp phối đá dăm được tuân theo quy chuẩn quốc gia TCVN 8859. Trong đó điểm D mục 7.2.3 về công tác san rải cấp phối đá dăm có nêu cách tính chiều dày cấp phối đá dăm như sau: 

Về quyết định chiều dày rải (thông qua hệ số lu lèn) phải căn cứ vào kết quả thi công thí điểm, có thể xác định hệ số rải (hệ số lu lèn) sơ bộ Krải như sau :

Krai = (gamma Kmax * Kgamma c) / gamma Kr

Trong đó : k max là khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn, g/cm3 ; TCVN 8859 : 2011 12 kr là khối lượng thể tích khô của vật liệu CPĐD ở trạng thái rời (chưa đầm nén), g/cm3 ; Kyc là độ chặt yêu cầu của lớp CPĐD, %

3. Hình ảnh công trình thi công các lớp cấp phối đá dăm tại Đăng Phát

đơn vị thi công cấp phối đá dăm thi công cấp phối đá dăm tại Đăng phát
thi công các lớp cấp phối đá dăm thi công các lớp cấp phối đá dăm
kỹ thuật thi công cấp phối đá dăm thi công các lớp cấp phối đá dăm

Trên đây là những thông tin về lĩnh vực thi công các lớp cấp phối đá dăm của công ty xây dựng Đăng Phát. Hy vọng quý vị có thêm thông tin về Đăng Phát cũng như kiến thức về thi công cấp phối đá dăm. Để từ đó tin tưởng và lựa chọn Đăng Phát làm công ty đồng hành cùng quý vị trên con đường chinh phục những dự án để đời. Đây là lĩnh vực con của lĩnh vực giao thông cầu đường tại DANGPHAT. Chúng tôi tự hào là nhà thầu thi công đường bộ hàng đầu Bình Dương. Và đang phấn đấu trở thành nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu miền nam Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đăng Phát

  • Website: dangphat.vn
  • Tel: 0888182838
  • Email: dangphat@dangphat.vn
  • Fanpage: DANG PHAT Construction
5/5 (1 Review)

Từ khóa » Kết Cấu Mặt đường Cấp Phối đá Dăm