Thi Công ép Cọc Bê Tông - Huỳnh Trân Tradico

THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP

§. Là công ty đa ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chuyên dụng bao gồm:

– Xây dựng nền móng tòa nhà gồm đóng cọc; ép cọc bê tông cốt thép, chôn chân trụ, thử độ ẩm, thử tải tĩnh cọc bê tông cốt thép.

– Hoàn thiện công trình xây dựng. Sản xuất bê tông, các sản phẩm từ xi măng và thạch cao ( không hoạt động tại trụ sở ).

– Bán buôn xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác…

   Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng nền móng công trình như; Nhà phố, biệt thự, nhà xưởng công nghiệp nhà chung cư cao tầng vv. Cùng với đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn, công nhân viên thành thạo công việc, có tay nghề cao + với máy móc hiện đại đa dạng về chủng loại; (dàn ép neo từ 35 đến 50 tấn, dàn ép tải từ 50 đến 90 tấn) và các dụng cụ thi công khác. Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, luôn tuân thủ theo những quy định của pháp luật hiện hành, đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động.

   Thi công nền móng công trình hay một hạng mục công trình, bài toán kinh tế vẫn là giải pháp tối ưu cần được xét đến. Nhưng cũng phải phù hợp với bối cảnh về công năng sử dụng công trình là luôn đảm bảo tính bền vững, chắc chắn và tuyệt đối an toàn. Để làm được điều đó thì chúng ta phải cần có sự tính toán một cách chính xác đến từng centimet, phân định rạch ròi từng cấp độ công trình, loại công trình, cấu trúc địa tầng và một số chỉ tiêu từng lớp đất của khu vực xây dựng công trình. Dựa theo những tài liệu khảo sát địa kỹ thuật đã có tại vị trí công trình và những công trình lân cận…mới có cơ sở sử dụng loại móng nào cho phù hợp và luôn thỏa mãn điều kiện đảm bảo an toàn là nhiệm vụ chính trong tính toán kỹ thuật nền móng công trình.

   Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ là những khu vực hình thành từ trầm tích sông-biển. Tầng đất yếu tại các khu vực này được phân bố trên diện rộng và ở một số nơi bề dày đất yếu có thể tới 40-50m. Đất yếu ở các khu vực nêu trên cũng là một điểm bất lợi đối với sự phát triển của nền kinh tế vì chi phí đầu tư cho nền móng công trình cao hơn nhiều lần so với khi xây dựng ở những khu vực có điều kiện địa chất thuận lợi hơn. Độ lún quá mức của công trình xây dựng trên nền đất yếu đã dẫn đến sự cố lún nứt ở nhiều công trình trên khu vực, làm mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng con người, thiệt hại kinh tế cho chủ đầu tư công trình vv.

  Nền móng là một trong những yếu tố rất quan trọng cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác, vì đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình. Qúy khách có nhu cầu về thi công nền móng công trình, hãy liên hệ với chúng tôi để được có được một giải pháp cho nền móng công trình tốt nhất.

I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỌC  BTCT TOÀN KHỐI – QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU ( TCVN 4453: 1995)

TCVN 4453:1995 được áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường ( khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông từ 1800kg/m3 – 2500kg/m3 ) được trộn ngay tại công trường hoặc dùng bê tông trộn sẵn ( bê tông thương phẩm ) vận chuyển từ các trạm trộn bê tông tập trung. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các loại bê tông tổ ong, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông siêu nặng và bê tông chịu hóa chất vv.

1. Các tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4453: 1995 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép

TCVN 2737: 1995 Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng và tác động

TCVN 4033: 1985 Xi măng pooclăng – puzolan

TCVN 2682: 1992 Xi măng pooclăng

TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cát tự nhiên, sỏi và đá dăm dùng cho bê tông nặng – yêu cầu kỹ thuật

TCVN 3118: 1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén

TCVN 5592: 1991 Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

TCVN 4506: 1987 Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 1651: 1985 Thép cốt bê tông cán nóng

TCVN 5592: 1991 Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

# Bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn thiết kế BTCT

Bản vẽ chi tiết kết cấu cọc BTCT điển hình 1  Bản vẽ chi tiết kết cấu cọc BTCT điển hình 2

2.TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cát tự nhiên, sỏi và đá dăm dùng cho bê tông nặng – yêu cầu kỹ thuật:

– Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt liệu nhỏ ; Là hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ chủ yếu từ 0,14mm đến 5mm. Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên, cát nghiền hoặc hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền, làm cốt liệu cho bê tông nặng thông thường trong các kết cấu có hoặc không có cốt thép.

 Cát tự nhiên 

Đá dăm

– Cốt liệu lớn (đá, sỏi); Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng cốt liệu lớn là đá mácca phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá trầm tích.

3.TCVN 1651: 1985 Thép cốt bê tông cán nóng:

– Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép tròn cán nóng mặt ngoài nhẵn hoặc có gân dùng làm cốt liệu cho các kết cấu bê tông cốt thép thông thường và bê tông cốt thép có ứng lực trước gọi là thép cốt, được chia làm 4 nhóm theo tính chất cơ học: CI,CII,CIII,CIV.

Thép cốt nhóm CI là loại thép tròn nhẵn, thép cốt nhóm CII,CIII,CIV là loại thép tròn mặt ngoài có gân (thép vằn). Mỗi nhóm thép cốt CII,CIII,CIV phải có hình dáng bên ngoài phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn này. Theo một số tiêu chuẩn mới quy định TCVN 1651: 2008 sẽ thay thế TCVN 1651: 1985 cũ. TCVN 1651: 2008 gồm 3 phần;

+ Phần 1: Thép thanh tròn trơn

+ Phần 2: Thép thanh vằn

+ Phần 3: Lưới thép hàn

– Tiêu chuẩn này áp dụng cho 3 mác thép là; CB300-V, CB400-V, CB500-V 

Chú thích: Chữ “CB” đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông, ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị quy định của giới hạn chảy trên. Ký hiệu cuối cùng “V” là viết tắt của thép vằn. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép thanh vằn được chế tạo từ thành phần như thép tấm hay đường ray xe lửa.

# Cốt thép trước khi thi công và trước khi đổ bê tông cần phải đảm bảo:

a) Bề mặt sạch không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ

b) Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng, cắt và uốn thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.

c) Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dạng, kích thước của thiết kế…   

                                                 

Gia công cốt thép cọc 

4. Quy trình sản xuất & lắp đặt coffa theo (TCVN 4453:1995)

– Cốp pha được thiết kế và thi công sao cho đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

– Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

– Cốp pha cần được gia công lắp đặt sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế.

– Vật liệu sản xuất coffa có thể dùng gỗ, thép, bê tông đúc sẵn, chất dẻo… tùy vào đặc thù của cấu kiện bê tông cần đổ để dùng loại vật liệu cốp pha nào cho phù hợp, mang tính hiệu quả kinh tế. 

Sản xuất lắp đặt coffa thép cho cấu kiện cọc bê tông Quét lớp chống dính vào đáy và thành coffa trước khi đổ bê tông

5.TCVN 5592: 1991 Bê tông nặng

– Hỗn hợp bê tông trộn sẵn là hỗn hợp xi măng, cốt liệu đặc chắc (cát, đá), nước, phụ gia được trộn kỹ và vận chuyển từ các trạm trộn bê tông tập trung đến người sử dụng, để hoàn thiện những cấu kiện bê tông đã được định hình sẵn coffa, cốt thép tại bãi đổ hoặc vị trí công trường…

– Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công của công trình, bên đặt hàng phải đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đến nhà máy sản xuất bê tông như sau:

1. Cường độ bê tông (cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày bảo dưỡng theo TCVN 3150-93 hoặc theo thỏa thuận của khách hàng)

2. Độ sụt bê tông tại chân công trình và sai số độ sụt cho phép

3. Xi măng, chũng loại, nhãn, nơi sản xuất…

4. Cốt liệu: kích thước, loại, nguồn sản xuất…

5. Phụ gia chủng loại, nơi sản xuất ( nếu có yêu cầu về phụ gia trong hồ sơ thiết kế)

6. Các yêu cầu khác nếu có: Thời gian ninh kết, độ chống thấm, lượng bọt khí, cường độ bê tông ở tuổi 3-7 ngày. Thời gian vận chuyển…

   Để tạo được chất lượng hỗn hợp bê tông theo yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chất lượng giữa hai bên; Khách hàng và người sản xuất bê tông có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức sau:

+ Phương thức A: Người sản xuất chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc chọn lựa thành phần hỗn hợp bê tông đảm bảo chất lượng bê tông theo yêu cầu của khách hàng.

+ Phương thức B: Khách hàng nhận đảm nhiệm lựa chọn thành phần hỗn hợp bê tông, người sản xuất phải đảm bảo sản xuất theo đúng thành phần hỗn hợp bê tông khách hàng đã chọn.

 

  Cấp phối bê tông trộn sẵn độ sụt 10±2 mác 250 vào cấu kiện cọc

6.TCVN 5592: 1991 Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

1/ Khái niệm. Bảo dưỡng ẩm tự nhiên là quá trình giữ cho bê tông sau khi tạo hình được luôn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho sự thủy hóa và đóng rắn của xi măng ngoài tự nhiên, đảm bảo chất lượng bê tông.

2/ Phân vùng khí hậu theo yêu cầu bảo dưỡng bê tông:

Qúa trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như; (nắng, gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng bốc hơi vv) nên chế độ bảo dưỡng bê tông được quy định theo từng vùng lãnh thổ và từng mùa cụ thể của mỗi vùng. 

3/ Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông:

Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông được phân ra làm 2 giai đoạn: Bảo dưỡng ban đầu và bảo dưỡng tiếp theo, hai giai đoạn này là liên tục kế tiếp nhau, không có bước gián đoạn.

– Bảo dưỡng ban đầu: Phủ lên bề mặt bê tông bằng các vật liệu đã được làm ẩm để giữ cho bê tông không bị mất nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu như: (nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, không khí)

» Tiến hành bảo dưỡng bê tông ban đầu như sau: Bê tông sau khi được tạo hình xong, được phủ ngay bề mặt bằng các tấm vật liệu đã được làm ẩm ( như bao tải, rơm, rạ, tấm cót ẩm vv) lúc này không tưới nước để tránh cho bê tông không bị nước phá hoại do chưa có đủ cường độ cần thiết và không va chạm mạnh vào cấu kiện bê tông.

» Bảo dưỡng tiếp theo: Tiến hành kế tiếp ngay sau khi giai đoạn bảo dưỡng ban đầu cho tới khi kết thúc quá trình bảo dưỡng. Trong thời gian này phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho mọi bề mặt của kết cấu bê tông. Số lần tưới nước trong ngày tùy thuộc vào mức độ cần thiết của từng vùng để đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn ẩm ướt. Vào ban đêm do độ ẩm không khí cao hơn nên không cần phải tưới nước. 

Bảo dưỡng bê tông đúng quy trình kỹ thuật

   £.Kết luận

   Sản phẩm cọc bê tông cốt thép đúc sẵn đã hoàn thành, đạt chất lượng xuất xưởng chuẩn bị cho công tác vận chuyển cọc đến vị trí công trình để thi công. Quá trình vận chuyển cọc bê tông cốt thép tới bãi tập kết, cũng như quá trình dựng cọc vào vị trí hạ cọc tại công trình, đều phải tuân thủ các biện pháp chống hư hại cọc. Nghiêm cấm việc lăn hoặc kéo cọc BTCT bằng dây.

II: TCVN 9394:2012 ĐÓNG VÀ ÉP CỌC – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 9394:2012 được áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có địa chất công trình đặc biệt như vùng có hang cát tơ, mái đá nghiêng, đá cứng…

1. Các tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 5308: 1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

TCVN 9393: 2012 Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.

2. Quy định chung

2.1 Thi công hạ cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế thi công, trong đó bao gồm: Dữ liệu về bố trí các công trình hiện có và công trình ngầm; đường cáp điện có chỉ dẫn độ sâu lắp đặt đường dây tải điện và biện pháp bảo vệ chúng; danh mục các máy móc thiết bị; trình tự và tiến độ thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; bản vẽ bố trí mặt bằng thi công kể cả điện nước và các hạng mục tạm thời phục vụ thi công.

   Để có đầy đủ số liệu thi công móng cọc, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, khi cần thiết nhà thầu phải tiến hành đóng, ép các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đề cương của tư vấn hoặc thiết kế đề ra.

2.2 Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc định vị trục thường làm bằng các cọc đóng nằm cách trục ngoài cùng của móng không nhỏ hơn 10 m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng tọa độ của chúng cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia.

2.3 Bên đơn vị thi công căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện môi trường cụ thể để lập biện pháp thi công cọc; Viện dẫn công nghệ thi công đóng/ép cọc, thiết bị dự định chọn, kế hoạch đảm bảo chất lượng, trong đó nêu rõ trình tự hạ cọc dựa theo điều kiện đất nền, cách bố trí đài cọc, số lượng cọc trong đài, phương pháp kiểm tra độ thẳng đứng, kiểm tra mối hàn, cách đo độ chối cọc, biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường vv.

2.4 Dự kiến sự cố và cách xử lý. Lập bảng tiến độ thi công.

2.5 Trước khi thi công hạ cọc cần tiến hành các công tác chuẩn bị sau đây:

a) Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của chúng vv.

b) Thăm dò khả năng có các chướng ngại vật dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến chúng.

c) Xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn. Nghiệm thu mặt bằng thi công, lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và tọa độ các cọc cần thi công trên mặt bằng, đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng và độ chối của cọc…

d) Hàn nối các đoạn cọc. Chỉ bắt đầu hàn nối các đoạn cọc khi:

– Kích thước các bản mã đúng với thiết kế.

– Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc với nhau.

– Bề mặt bản mã giữa hai đầu đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.

e) Đường hàn nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực, không có những khuyết tật sau đây; chiều cao và chiều rộng của mối hàn không đồng đều; đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ vv.

f) Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối hàn không có khuyết tật.                                                                       

BẢN VẼ BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC                                      BẢN VẼ BIỆN PHÁP NÉN TỈNH CỌC

3. Vật liệu cọc BTCT

   Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc rỗng, tiết diện vành khuyên (đúc ly tâm) hoặc cọc đặc, tiết diện đa giác đều hoặc vuông (đúc bằng ván khuôn gỗ hoặc thép…) Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế, cọc được nghiệm thu theo TCVN 4453:1995

4. Cọc thép

   Cọc thép thường được chế tạo từ thép ống hoặc thép hình cán nóng. Chiều dài các đoạn cọc chọn theo kích thước không gian thi công, cũng như kích thước và năng lực của thiết bị hạ cọc. Chiều dày cọc thép lấy theo quy định của thiết kế thường bằng chiều dày chịu lực theo tính toán cộng với chiều dày chịu ăn mòn. Trong trường hợp cần thiết có thể được bảo vệ bằng phun vữa xi măng mác cao, chất dẻo hoặc phương pháp điện hóa. Các đoạn cọc thép nối hàn, chiều cao và chiều dài đường hàn phải tuân thủ theo thiết kế.

5. Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh

a) Lựa chọn thiết bị hạ cọc cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định. Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực ngang lên cọc. Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp. Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi thi công.

b) Lựa chọn hệ phản lực cho công tác ép cọc phụ thuộc vào đặc điểm hiện trường, đặc điểm công trình, đặc điểm địa chất công trình, năng lực của thiết bị ép. Có thể tạo ra hệ phản lực bằng neo xoắn chặt trong lòng đất, hoặc dàn chất tải bằng vật nặng như tải sắt, tải bê tông vv.

c) Lực ép trước khi dừng, (Pep) KT trong khoảng từ (Pep) min đến (Pep) max trong đó:

+ (Pep) min  là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định.

+ (Pep) max  là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.

+ (Pep) KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc.

Trong trường hợp không đạt được hai điều kiện trên, cần báo cho thiết kế để có biện pháp xử lý.

Ép cọc BTCT bằng biện pháp neo xoắn chặt trong lòng đất

Ép cọc BTCT đúc sẵn bằng dàn tải thépÉp cọc BTCT đúc sẵn bằng dàn tải bê tông 

6. Giám sát và nghiệm thu

– Bên đơn vị thi công phải cử kỹ thuật thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép nhật ký hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện chủ đầu tư nên kết hợp với đại diện bên đơn vị thi công tiến hành nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc tại hiện trường, lập biên bản nghiệm thu theo mẫu in sẵn. Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng, bên đơn vị thi công phải báo cho thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà.

– Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định, thì bên đơn vị thi công phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc gãy, xác định nguyên nhân, báo thiết kế có biện pháp xử lý (có thể xử lý bằng biện pháp đóng bù cọc).

– Khi đóng cọc đạt độ chối quy định nhưng cọc chưa đạt độ sâu theo thiết kế, thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi…Bên đơn vị thi công cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

+ Nghiệm thu công tác đóng và ép cọc tiến hành theo các quy định hiện hành. Hồ sơ nghiệm thu được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình.

7. An toàn lao động

   Khi thi công cọc phải thực hiện mọi quy định về an toàn lao động theo TCVN 5308:1991 và đảm bảo vệ sinh môi trường theo đúng các quy định hiện hành. Trong ép cọc, đoạn cọc mồi bằng thép phải có đầu chụp, phải có biện pháp an toàn khi dùng hai đoạn cọc mồi nối tiếp nhau để ép.

 Cty chúng tôi xin gửi đến Qúy khách hàng bảng báo giá ép cọc bê tông cốt thép tại TP.HCM như sau:

1. Cọc đúc sẵn tại xưởng:

Loại thép

Mác bê tông

Tiết điện cọc

Chiều dài

Đơn giá

Thép Việt Nhật

250

250×250

4m,5m,6m,7m,8m

215.000 đồng/m

Thép Pomina

250

250×250

4m,5m,6m,7m,8m

210.000 đồng/m

Thép Đa Hội

250

250×250

4m,5m,6m,7m,8m

185.000 đồng/m

  Ngoài việc sản xuất cọc đại trà, công ty chúng tôi còn nhận gia công lắp đặt coffa, cốt thép, đổ bê tông hoàn thiện cọc theo bản vẽ thiết kế của Qúy khách hàng tại xưởng hoặc tại vị trí bãi tập kết vật tư công trình. Tiết diện cọc nhận gia công từ ( 200×200, 250×250, 300×300 ) mm

2.Bảng giá nhân công + ca máy ép cọc 250×250 tại tp.hcm

Công trình (ép neo)

Đơn giá thi công

Đối với công trình có tổng khối lượng cọc ≥ 300

40.000 –  50.000  đồng/m

Đối với công trình có tổng khối lượng cọc ≤ 300

Tính trọn gói cho cả công trình:  (Từ  10.000.000 – 14.000.000) 

+ Gía trên không bao gồm VAT 10% ( Ép tải từ 60 ≥ 70 tấn ) tiền nhân công+ca máy ép áp dụng cho công trình lô khoán dưới 400m cọc từ 16.000.000 – 22.000.000 triệu.

#.Bảng báo giá trên chỉ có tính chất tham khảo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được tư vấn tốt nhất về chi phí, cũng như chất lượng cho công trình của Qúy khách hàng. 

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TM-DV HUỲNH TRÂN

Địa chỉ: 256 đường Tam Bình,P.Tam Phú,TP.Thủ Đức,TP.HCM

Hotline: 0978 991 881 

Email: huynhtrantradico12@gmail.com

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !

Từ khóa » Cọc Bê Tông Cốt Thép được Công Nhận ép Xong Khi đạt Các Yêu Cầu