Thị Giác ở Cá – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Cấu tạo
  • 2 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một con mắt của cá

Thị giác ở cá đề cập đến thị giác (khả năng nhìn) hay thị lực ở các loài cá. Đa số các loài cá nói chung đều có thị giác không phát triển nhiều do bởi các loài cá sống trong môi trường nước có độ trong không cao và ánh sáng bị giảm dần theo độ sâu. Cá sống tầng sâu có thị giác kém hơn, nhiều loài cá gần như không thấy gì, cá biệt có những loài cá mù là những loài sống ở đáy đã tiêu biến chức năng nhìn và thay vào đó là chức năng cảm nhận của các giác quan khác. Tuy vậy, cũng có một số loài cá có khả năng nhìn thấy mục tiêu cũng tương đối xa. Thậm chí trong khi câu cá, người câu không nhìn thấy một số loài cá dưới nước nhưng ngược lại cá có thể phát hiện ra người câu, khi đó cá không dám bắt mồi.

Cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá thường có hai mắt nằm ở phần đầu của cá. Vị trí hình dạng và chức năng của mắt cũng thay đổi theo tập tính sống của từng loài cá. Cá sống tầng mặt thì mắt thường to và nằm ở hai bên nửa trên của đầu, chẳng hạn như mắt cá trích, cá mè, cá he. Cá sống chui rúc hoặc sống ở tầng đáy thì mắt thường kém phát triển hoặc thoái hóa, bù lại phát triển các giác quan khác, chẳng hạn như Lươn, cá trê, cá lưỡi mèo. Cá sống vùng triề mắt thường nằm trên hai cuống ở đỉnh đầu như Cá thòi lòi, cá bống sao, cá bống kèo. Để có thể giúp cho cá phát hiện ra mồi ta thường đưa mồi đến gần khu vực có cá xuất hiện và di chuyển mồi tới lui, lên xuống nhằm gây sự chú ý và kích thích sự bắt mồi của cá.

Vị trí của cơ quan thị giác là mắt thường nằm ở hai bên đầu của cá. Chức năng để nhìn, tham gia vào việc giữ thăng bằng cho cơ thể cá. Góp phần tạo nên màu sắc của cá. Hình dạng cấu tạo của Mắt của cá thường gồm có 4 phần chính: Màng cứng: Là lớp ngoài cùng của mắt. Phía trước hình thành giác mạc trong suốt và phẳng để tránh va chạm lúc cá bơi lội. Ở cá sụn màng cứng bằng sụn. Ở cá xương màng cứng bằng tổ chức sợi.

Màng mạch: Là lớp nằm sát bên trong màng cứng. Gồm nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố. Màng mạch kéo dài ra phía trước hình thành mống mắt ở giữa có đồng tử. Võng mô: Là bộ phận sinh ra cảm giác, nằm ở phần trong cùng của mắt. Võng mô do nhiều tế bào thị giác hình thành; Có hai loại tế bào thị giác: Tế bào thị giác hình que: Cảm nhận cường độ ánh sáng nhanh hoặc chậm. Tế bào hình chóp nón: Cảm nhận màu sắc ánh sáng. Thủy tinh thể: Hình cầu, trong suốt. Giữa giác mạc, võng mô và thủy tinh thể chứa đầy dịch thủy tinh thể trong suốt dạng keo có nhiệm vụ cố định vị trí thủy tinh thể. Ánh sáng xuyên qua thủy tinh thể để đến võng mô. Ngoài ra mắt cá còn có cơ treo, cơ kéo, mấu lưỡi liềm. Cá không có tuyến lệ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bone Q and Moore RH (2008) Biology of Fishes Taylor & Francis Group. ISBN 978-0-415-37562-7.
  • Helfman, G. S.; Collette, B. B.; Facey, D. E.; Bowen, B. W. (2009). The Diversity of Fishes: Biology, Evolution and Ecology. Wiley-Blackwell.
  • Moyle, PB and Cech, JJ (2004) Fishes, An Introduction to Ichthyology. 5th Ed, Benjamin Cummings. ISBN 978-0-13-100847-2
  • Arthur, Joseph; Nicol, Colin; Somiya, Hiroaki (1989). The eyes of fishes. Clarendon Press. ISBN 978-0-19-857195-7.
  • Douglas, R. H. & Djamgoz, M. (eds) (1990) The Visual System of Fish. Chapman and Hall, 526 pp.
  • Lamb TD, Collin SP, Pugh EN (tháng 12 năm 2007). “Evolution of the vertebrate eye: opsins, photoreceptors, retina and eye cup”. Nat. Rev. Neurosci. 8 (12): 960–76. doi:10.1038/nrn2283. PMC 3143066. PMID 18026166. Illustration. Review
  • Lamb TD (2011) Evolution of the Eye Lưu trữ 2013-12-12 tại Wayback Machine Scientific American, 305: 64–69.
  • Land, Michael F and Nilsson, Dan-Eric (2012) Animal Eyes Oxford University Press. ISBN 9780199581146.
  • Hagfish research has found the "missing link" in the evolution of the eye. See: Nature Reviews Neuroscience.
  • Nilsson DE and Pelger S (1994) "A pessimistic estimate of the time required for an eye to evolve" Lưu trữ 2017-03-21 tại Wayback Machine Proceedings of the Royal Society of London B, 256 (1345): 53–58. doi:10.1098/rspb.1994.0048
  • Berlinski, David (2002) Has Darwin Met His Match? Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine Page 34, The Vexing Eye (Letter). Commentary, ngày 1 tháng 12 năm 2002.
  • Nilsson, Dan-E. “Beware of Pseudo-science: a response to David Berlinski's attack on my calculation of how long it takes for an eye to evolve”. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • "Evolution of the Eye" – video on Nilsson-Pelger model (scroll down)
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thị_giác_ở_cá&oldid=68430250” Thể loại:
  • Giải phẫu cá
Thể loại ẩn:
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
  • Lỗi CS1: thiếu tạp chí

Từ khóa » Cá Sợ ánh Sáng