Thi Lý Thuyết ô Tô B1, B2, C Và D Bao Nhiêu Câu Là đậu?

Mục lục

Toggle
  • 1. Tại sao phải thi bằng lái ô tô B1, B2, C và D? 
  • 2. Thi lý thuyết ô tô B1, B2, C và D đúng bao nhiêu câu là đậu?
  • 3. Mẹo học lý thuyết ô tô các hạng
    • Biển báo
    • Sa hình
  • 4. Điều kiện thi bằng lái xe ô tô các hạng 
    • 4.1 Bằng B1, B2
    • 4.2 Bằng C
    • 4.3 Bằng D 
  • 5. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô các hạng 

Thi bằng lái ô tô bao nhiêu câu? Thi lý thuyết B2 bao nhiêu câu là đậu? Cùng với đó là lý thuyết bằng B1, C và D bao nhiêu câu và cần đạt bao nhiêu câu thì đỗ. Học viên cần nắm chắc nội dung này để đảm bảo quá trình học nghiêm túc và đáp ứng đủ kiến thức để đạt đúng số câu theo quy định. Đây cũng là phần thi quan trọng để tiến hành các phân thi khác nhau và lấy được bằng lái xe. 

1. Tại sao phải thi bằng lái ô tô B1, B2, C và D? 

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà n ước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Bằng lái xe cho phép người điều khiển phương tiện tương ứng
Bằng lái xe cho phép người điều khiển phương tiện tương ứng

Theo quy định thì khi học viên có:

Bằng lái xe B1 thì được phép điều khiển:

– Các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

Bằng lái xe B2 thì được phép điều khiển:

– Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

– Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

 – Ôtô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

– Máy kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

Bằng lái xe C thì được phép điều khiển:

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2

Bằng lái xe D thì được phép điều khiển:

– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

Như vậy, chỉ khi có bằng lái xe các hạng thì bạn mới có thể điều khiển được các loại xe tương ứng. Vì thế, khi có nhu cầu sở hữu hoặc lái xe ô tô con, ô tô tải, ô tô chở khách,… thì bắt buộc bạn phải đăng ký thi bằng lái xe. Trong quá trình thi, phần lý thuyết đóng vai trò quan trọng và thí sinh cần làm đủ số câu đúng theo yêu cầu. 

2. Thi lý thuyết ô tô B1, B2, C và D đúng bao nhiêu câu là đậu?

Để có bằng lái xe các hạng B1, B2, C và D thì học viên cần thi và đạt đủ điểm lý thuyết và thực hành. Sau khi làm đúng số câu hỏi lý thuyết theo quy định thì học viên mới có thể được chỉ định đi thi tiếp phần lái xe mô phỏng, thi sát hạch sa hình và thi đường trường. Vậy cụ thể thi bằng lái ô tô bao nhiêu câu là đậu? thi lý thuyết B1, B2 bao nhiêu câu là đậu?  Theo đó, mỗi loại bằng lại yêu cầu bạn đáp ứng số câu trả lời đúng trong thời gian khác nhau. Cụ thể:

Bằng B1: Thi sinh phải trả lời đúng 27/30 câu, tương đương với đúng 90% tổng số câu, kèm theo điều kiện phải trả lời đúng hết các câu điểm liệt mới được coi là đạt điểm lý thuyết để tiếp tục các phần thi tiếp theo.

Bằng B2: Đối với học viên đăng kí sát hạch giấy phép lái xe hạng B2, trong bài thi chính thức của bạn sẽ có 35 câu hỏi. Để vượt qua phần thi lý thuyết bạn phải làm đúng ít nhất 32/35 trong tổng thời gian là 20p thì mới đạt yêu cầu.

Bằng C: Thời gian làm bài là 24 phút. Số điểm đối với hạng C bạn cần có để đạt là 37/40 câu hỏi, tương đương 90% câu trả lời đúng và bạn không bị sai bất kỳ câu hỏi điểm liệt nào.

Bằng D: Thí sinh sẽ thực hiện phần thi này trên máy tính có cài đặt phần mềm sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tiến hành làm bài trong khoảng thời gian là 26 phút, trả lời đúng 42/45 câu hỏi và không trả lời sai câu điểm liệt là đạt.

Theo đó, học viên cần biết mình thi hạng bằng nào với các yêu cầu cụ thể ra sao để chuẩn bị về lượng kiến thức và tinh thần thật ổn định trước khi bước vào kỳ thi. Để hỗ trợ học viên làm bài thi một cách tốt nhất bạn có thể tải phần mềm thi lý thuyết lái xe ô tô về ôn tập hoặc phần mẹo học lý thuyết ô tô dưới đây sẽ tổng hợp một số bí quyết nhỏ để rút ngắn thời gian học cho bạn. 

Học viên cần biết mình thi hạng bằng nào với các yêu cầu cụ thể ra sao để chuẩn bị về lượng kiến thức
Học viên cần biết mình thi hạng bằng nào với các yêu cầu cụ thể ra sao để chuẩn bị về lượng kiến thức

3. Mẹo học lý thuyết ô tô các hạng

1. Nhìn ý trả lời: Chọn các ý trả lời sau:

  • Nghiêm cấm, bị nghiêm cấm : Câu 1 -> câu 6, câu 33
  • Không được : Câu 07 -> câu 31, câu 66
  • Bắt buộc : Câu 285
  • Phải có phép của cơ quan có thẩm quyền : Câu 57, 63, 184
  • Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép : Câu 120, 153, 155, 109, 110, 129, 158
  • Giảm tốc độ : Câu 161, 165, 224, 225 ( câu 228, 249 đọc hiểu )
  • Về số thấp, gài số : Câu 218, 221
  • Dùng thanh nối cứng : Câu 117, 118
  • Báo hiệu tạm thời : Câu 96
  • Hiệu lệnh người điều khiển giao thông : Câu 88
  • Phương tiện giao thông đường sắt : Câu 246, 247
  • Đèn chiếu xa sang gần : Câu 227
  • Đèn chiếu gần : Câu 59
  • Không thể tháo rời : Câu 180

2. Chú ý các ý trả lời bằng các chữ sau: (chữ đầu tiên)

  • “Phải” : Câu 130, 256
  • “Quan sát” : Câu 110, 213, 258, 230, 215, 217
  • “Kiểm tra” : Câu 208
  • “Nhường” : Câu 128
  • “Là” : Câu 131
  • “Cách” : Câu 211, 212

=> Thì chọn ý dài nhất .

Những câu hỏi về bằng lái xe:

HẠNG TUỔI QUY ĐỊNH
A1 18 Điều khiển xe mô tô từ 50cc -> 175cc
A2 18 Điều khiển xe mô tô trên 175cc
A3 18 Điều khiển xe mô tô 3 bánh ( 3 gác, xích lô, xe lam )
A4 18 Điều khiển xe máy kéo có trọng tải 01 tấn
B1 ( Số tự động ) 18 Điều khiển xe số tự động đến 9 chỗ, không được hành nghề lái xe
B1 18 Điều khiển xe đến 9 chỗ, không được hành nghề lái xe
B2 18 Điều khiển xe đến 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn
C 21 Điều khiển xe đến 9 chỗ, xe tải trên 3,5 tấn
D 24 Điều khiển xe từ 13 -> 30 chỗ
FC 24 Điều khiển xe đầu kéo, kéo sơmi rơ mooc
FE 27 Điều khiển ô tô chở khách nối toa
E 27 Điều khiển xe trên 30 chỗ

Mẹo chọn nhanh:

  • B1 => chọn đáp án có chữ “không hành nghề lái xe”
  • B2 => 2
  • C => 3
  • D => 1
  • E => 2
  • FC => 2
  • FE => 1 Ví dụ : Câu 80 đến 87
  • Tất cả những đáp án nào có con số thì chọn con số lớn nhất ( Câu 71, 72, 73, 74, 102, 103, 104, 250, 287 )
  • Tuổi tối đa của nam và nữ : 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ : Câu 75
  • Niên hạn sử dụng ô tô chở người : 20 năm : Câu 281
  • Niên hạn sử dụng ô tô chở hàng : 25 năm : Câu 280
  • Người lái xe : + Không làm việc quá 10 tiếng : Câu 179                        + Không lái xe kiên tục quá 04 tiếng : Câu 178
  • Cảnh sát giao thông : + Giơ 2 tay chọn 4 : Câu 89                                    + Giơ 1 tay chọn 3 : Câu 90

3. Những từ mẹo trên câu hỏi

  • Thấy chữ dốc : Chọn 1 : Câu 243
  • Thấy chữ “trong khu vực đông dân cư”: Chọn 1, trừ những câu hỏi có từ không thì chọn 2 : Câu 133 -> 136
  • Ngoài khu vực đông dân cư : ( số km cuối dòng )
CÓ DÃY PHÂN CÁCH KHÔNG CÓ DÃY PHÂN CÁCH
90km/h => Chọn 2 80km/h => Chọn 3
80km/h => Chọn 2 70km/h => Chọn 2
70km/h => Chọn 1 60km/h => Chọn 3
60km/h => Chọn 1 50km/h => Chọn 3

=> Câu vd : Câu 137 -> câu 144 .

  • Trên câu hỏi có từ “cự ly tối thiểu” Chọn 3 : Câu 145 -> 147

=> Trừ câu hỏi có số 60km/h thì chọn đáp án 2 .

  • Khi sơ cứu người bị tai nạn: + máu phun mạnh:cầm máu không trực tiếp:Câu 177
  • Thấy chữ dốc : Chọn 1 : Câu 243

4. Những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật máy và thiết bị ô tô

Câu hỏi Đáp án
Hộp số Chuyển động lùi : Câu 296
Dây đai Hãm giữ chặt : Câu 290, 302
Kính chắn gió An toàn : Câu 283
Động cơ diezen không nổ Nhiên liệu lẫn không khí : Câu 304
Có vòng xuyến Nhường bên trái
Không vòng xuyến Nhường bên phải : Câu 116
Công dụng động cơ ô tô Nhiệt năng biến đổi thành cơ năng : Câu 292
Công dụng hệ thống bôi trơn Cung cấp lượng dầu bôi trơn : Câu 293
Hệ thống truyền lực Truyền mô men : Câu 294
Hệ thống phanh Giảm tốc độ : Câu 298
Hệ thống lái Thay đổi hướng chuyển động : Câu 297
Công dụng của ly hợp Truyền hoặc ngắt động cơ : Câu 295
Động cơ 4 kỳ 4 hành trình : Câu 291
Ắc quy Tích trữ điện năng : Câu 300
Túi khí Giữ chặt người, giảm khả năng va đập : Câu 303
Máy phát điện Phát điện năng : Câu 301

Biển báo

Có 5 loại biển báo:

  • Biển nguy hiểm ( hình tam giác vàng )
  • Biển cấm ( vòng tròn đỏ )
  • Biển hiệu lệnh ( vòng tròn xanh )
  • Biển chỉ dẫn ( vuông, hình chữ nhật xanh)
  • Biển phụ ( vuông, chữ nhật trắng đen ) Hiệu lực nằm ở biển phụ khi có đặt biển phụ

6 quy tắc cần nhớ:

  • Cấm xe nhỏ -> cấm xe lớn ( không tính xe mô tô )
  • Cấm xe lớn -> không cấm xe nhỏ ( không tính xe mô tô )

Sơ đồ: Xe con -> Xe khách -> Xe tải -> Xe máy kéo -> xe kéo móc

  • Cấm 2 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 4 bánh
  • Cấm 4 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 2 bánh
  • Cấm rẽ trái -> cấm quay đầu
  • Cấm quay đầu -> không cấm rẽ trái

Chú ý các mẹo:

  • Những câu hỏi có dấu ngoặ kép : là hỏi tên biển báo đó
  • Những câu hỏi không có dấu ngoặc kép : là hỏi ý nghĩa của biển báo đó Câu ví dụ : 425 -> 428
  • Biển báo hiệu lệnh có 2 mũi tên (đặt trước ngã 3, 4) thì được phép quay đầu xe đi theo hướng ngược lại : câu 430
  • Quy tắc vạch kẻ đường : + Vạch màu vàng : là vạch phân chiều + Vạch màu trắng : là vạch phân làn Câu ví dụ : 478, 479, 480

Sa hình

5 quy tắc:

  • Bước 1: Xét xe trong giao lộ
  • Bước 2: Xét xe ưu tiên ( Chữa cháy, Quân sự, Công an, Cứu thương )
  • Bước 3: Xét xe đường ưu tiên ( biển báo )
  • Bước 4: Xét xe bên phải không vướng ( từ ngã 4 )
  • Bước 5: Xét xe rẽ phải trước, đi thẳng, rẽ trái, quay đầu

Mẹo chọn nhanh:

  • Thứ tự các xe:
    • 2 hình giống nhau thì chọn theo quy tắc: Phải, thẳng, trái ( nếu 2 xe cùng phải thì chọn xe )
    • Có vòng xuyến: nhường bên trái
    • Không vòng xuyến: nhường bên phải
  • Thấy đại ca (CSGT) -> chọn đáp án 3 : câu 487,488
  • Thấy xe quân sự hoặc xe PCCC -> chọn đáp án 2 : câu 492, 493, 494, 495, 500
  • Thấy xe công an -> chỉ quan tâm đáp án 1 và 4 ( đáp án nào có xe công an đi trước thì chọn) : câu 496, 497, 498
  • Hình giống như đang đua xe -> thì bắt chiếc xe cuối cùng bỏ một bánh xe, còn bao nhiêu bánh xe thì chọn đáp án đó : câu ví dụ 567, 568, 569

Nhìn vào các gợi ý trên thì thí sinh hoàn toàn có thể đưa ra đáp án đúng mà không tốn quá nhiều thời gian học khi đã bước vào giai đoạn nước rút. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức tham khảo để đạt điểm cao trong kỳ thi. Để có thể điều khiển xe di chuyển, lưu thông trên đường thì ngoài các kiến thức học cơ bản trong sách, bạn cần nắm rõ về các điều luật hiện hành và áp dụng nó vào thực tế. 

Vậy để có thể tham gia học và thi lý thuyết cũng như thực hành, học viên cần phải làm gì? Trước hết, cần đạt đủ điều kiện theo quy định.

4. Điều kiện thi bằng lái xe ô tô các hạng 

Bằng lái ô tô sẽ có các yêu cầu cụ thể đối với từng hạng bằng. 

4.1 Bằng B1, B2

  • Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam
  • 18 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch)
  • Đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, có CMND/ hộ chiếu còn thời hạn
  • Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, làm chủ được hành vi, không mắc các bệnh tim mạch, lây nhiễm theo đúng quy định của Bộ GTVT

4.2 Bằng C

  • Người tham gia kỳ sát hạch lái xe hạng C phải đủ 21 tuổi theo luật hiện hành, tính cho đến ngày học viên sát hạch.
  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập hợp pháp lâu năm tại Việt Nam.
  • Phải có sức khỏe tốt, không được mắc dị tật về tay chân như  thiếu hoặc thừa ngón tay chân hay trường hợp 2 ngón tay trên bàn tay bị mất chức năng hoặc cả bàn chân bị mất chức năng,…không mắc các bệnh tâm thần, bệnh thần kinh, bệnh truyền nhiễm, bệnh có thể lây lan sang người khác hay những bệnh cần cách ly,…được liệt kê trong danh sách ban hành của bộ GTVT. 
  • Khi đăng ký, học viên phải cung cấp giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp, đóng dấu giáp lai trên ảnh và phải có chữ ký của bác sĩ chuyên khoa mới hợp lệ

4.3 Bằng D 

Bằng D không phải là hạng bằng có thể thi trực tiếp. Học viên phải thực hiện thi nâng hạng khi trước đó đã có bằng B2 hoặc C với số km lái xe an toàn lớn.

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc/ học tập hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 24 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch
  • Có từ đủ 3 năm kinh nghiệm lái xe và 50.000km lái xe an toàn đối với nâng hạng 1 dấu từ C lên D hoặc từ đủ 5 năm kinh nghiệm lái xe và 100.000km lái xe an toàn đối với nâng hạng 2 dấu từ B2 lên D
  • Có trình độ học vấn tối thiểu từ cấp THCS trở lên
  • Có bằng lái xe hạng B2 hoặc C vẫn còn thời hạn sử dụng

Xét thấy đủ điều kiện về sức khỏe, độ tuổi,…thì bạn có thể tự tin nộp hồ sơ vào các trung tâm để được tham dự kỳ thi sát hạch bằng lái xe theo mong muốn. 

5. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô các hạng 

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu
  • Bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn
  • Giấy khám sức khỏe lái xe không quá 6 tháng
  • Ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6 theo yêu cầu
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu (với bằng D)
  • Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng cấp tương đương công chứng. Xuất trình bản chính khi được kiểm tra (theo yêu cầu của trung tâm, với bằng C, D)
  • Bản sao bằng lái xe ô tô hiện có. Xuất trình bằng lái khi dự sát hạch và nhận bằng lái xe.
Hồ sơ thi bằng lái xe cần được chuẩn bị kỹ lưỡng đối với từng hạng bằng
Hồ sơ thi bằng lái xe cần được chuẩn bị kỹ lưỡng đối với từng hạng bằng

Số giấy tờ ở từng hạng bằng và từng trung tâm sẽ có sự thay đổi khác nhau. Ở các trung tâm uy tín, học viên sẽ được hỗ trợ giấy tờ riêng. 

Tóm lại, bài viết đã đưa ra câu trả lời thi lý thuyết b2 bao nhiêu câu là đậu và bằng B1, C, D cho học viên. Nếu còn thắc mắc về các khóa học lái xe ô tô thì học viên có thể liên hệ với trung tâm để được giải đáp sớm nhất. 

Từ khóa » Học Lý Thuyết Lái Xe ô Tô Bằng B1