Thí Nghiệm Nén 3 Trục - Diễn đàn Của Các Kỹ Sư Kết Cấu Việt Nam

  • Đăng nhập hoặc Đăng kí
    • Logging in... Ghi Nhớ? Ðăng Nhập Quên mật khẩu hoặc tên đăng nhập or Sign Up
    • Log in with
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG Collapse Thông báo Collapse No announcement yet. thí nghiệm nén 3 trục Collapse X Collapse
  • Bài gởi
  • Bài viết mới nhất
  • Tìm Kiếm
  • Trang of 3
  • Lọc
  • Giờ All Time hôm nay Last Week Last Month
  • Show All Discussions only Photos only Videos only Links only Polls only Events only
Filtered by: Clear All new posts Previous 1 2 3 template Next
  • pham van duy pham van duy Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Mar 2009
    • Bài gởi: 9
    • Share
    • Tweet
    #1

    thí nghiệm nén 3 trục

    08-04-2009, 06:05 PM Thí nghiệm nén 3 trục là thí nghiệm khó và đắt tiền. Đối với nền đường đất yếu người ta thường sử dụng thí nghiệm nén 3 trục để xác định độ bền của đất vì thí nghiệm này phản anh rõ điều kiện làm việc thực tế của đất nền. mọi người có thể nói rõ hơn về vấn đề này được ko? và với các sơ đồ thí nghiệm UU,CU,CD thì ta sẽ sử dụng kết quả của các thi nghiệm này như thế nào, trong trường hợp nao? Tại sao trong báo cao khảo sát phải có cả 3 sơ đồ này? Va có phải sử lý thống kê kết quả thí nghiệm nén 3 trục ko? Tags: None
  • thanhkc thanhkc Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Apr 2009
    • Bài gởi: 21
    • Share
    • Tweet
    #2 09-04-2009, 04:10 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Chào anh. Theo hướng dẫn thì sơ đồ UU sử dụng cho truờng hợp tải trọng tác dụng tức thì. Sơ dồ CU sử dụng cho trừong hợp là việc bình thường sau khi đất cố kết không thóat nước. còn sơ đồ CD sử dụng trong trường hợp làm việc lâu dài (cố kết có thóat nước) Thân

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • pham van duy pham van duy Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Mar 2009
    • Bài gởi: 9
    • Share
    • Tweet
    #3 09-04-2009, 06:44 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi thanhkc Chào anh. Theo hướng dẫn thì sơ đồ UU sử dụng cho truờng hợp tải trọng tác dụng tức thì. Sơ dồ CU sử dụng cho trừong hợp là việc bình thường sau khi đất cố kết không thóat nước. còn sơ đồ CD sử dụng trong trường hợp làm việc lâu dài (cố kết có thóat nước) Thân vậy theo bạn có cần phải tiến hành cả 3 sơ đồ này cùng lúc ko

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • thanhkc thanhkc Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Apr 2009
    • Bài gởi: 21
    • Share
    • Tweet
    #4 10-04-2009, 06:48 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Chào anh. Theo em thì tùy thuộc vào điều kiện thiết kế của bài toán mà quyết định xem có cần phải làm cả 3 thí nghiệm 1 lúc hay k? ví dụ là: anh thiết kế công trình đắp đất trên nền đất yếu chẳng hạn, như vậy anh phải trả lời được khi công trình thi công tức thời thì CT có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ UU. Sau khi đắp dứoi tải trong CT nước thóat ra hoặc k thóat ra và nền thì cố kết khi đó anh cũng phải trả lời là khi đó có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ CU. ở Một thời gian nào đó nuwosc thóat hết đất cố kết rồi anh cũng phải trả lời là ct có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ CD. Tóm lại là phải cụ thể anh ạ

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • pham van duy pham van duy Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Mar 2009
    • Bài gởi: 9
    • Share
    • Tweet
    #5 13-04-2009, 10:22 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi thanhkc Chào anh. Theo em thì tùy thuộc vào điều kiện thiết kế của bài toán mà quyết định xem có cần phải làm cả 3 thí nghiệm 1 lúc hay k? ví dụ là: anh thiết kế công trình đắp đất trên nền đất yếu chẳng hạn, như vậy anh phải trả lời được khi công trình thi công tức thời thì CT có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ UU. Sau khi đắp dứoi tải trong CT nước thóat ra hoặc k thóat ra và nền thì cố kết khi đó anh cũng phải trả lời là khi đó có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ CU. ở Một thời gian nào đó nuwosc thóat hết đất cố kết rồi anh cũng phải trả lời là ct có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ CD. Tóm lại là phải cụ thể anh ạ nhưng nếu báo cáo khảo sát người ta cho giá trị c, phi của cắt phẳng và giá trị c, phi của thí nghiệm nén 3 trục của cả 3 sơ đồ thí nghiệm thì ta sủ dụng nó như thế nào trong thiết kế sử lý nền đường đất yếu. Và sự khác nhau khi sử dụng kết quả của 2 thí nghiệm trên như thế nào.Mong bạn và các anh chị giả thích rõ hơn. thanks

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • thangdcct thangdcct Thành viên
    • Tham gia ngày: Aug 2007
    • Bài gởi: 51
    • Share
    • Tweet
    #6 24-08-2009, 11:47 AM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi pham van duy View Post nhưng nếu báo cáo khảo sát người ta cho giá trị c, phi của cắt phẳng và giá trị c, phi của thí nghiệm nén 3 trục của cả 3 sơ đồ thí nghiệm thì ta sủ dụng nó như thế nào trong thiết kế sử lý nền đường đất yếu. Và sự khác nhau khi sử dụng kết quả của 2 thí nghiệm trên như thế nào.Mong bạn và các anh chị giả thích rõ hơn. thanks Nếu là đất yếu thì bạn phải lấy kết quả thí nghiệm của nén 3 trục. Mặt khác nếu là nền đường thì phải lấy kết quả thí nghiệm nén 3 trục theo sơ đồ UU và CU. Cái này có trong tiêu chuẩn ở các công thức tính đấy

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • dinhhiendccta51 dinhhiendccta51 Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Mar 2009
    • Bài gởi: 20
    • Share
    • Tweet
    #7 10-09-2009, 09:56 AM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Chào các bác, các anh chị! Cũng liên quan đến thí nghiêm, em có thắc mắc mong các bác chỉ giáo? Vấn đề là, khi ta phân loại đất theo chỉ số dẻo Ip, đối với đất loại cát thì Ip<1.để xác định được Ip thì ta phải xác định độ ẩm giới hạn dẻo và độ ẩm giới hạn chảy, đối với đất sét, sét pha, cát pha thì không có gì khó nhưng đối với cát thì dùng phương pháp nào để xác định độ ẩm giới hạn dẻo và độ ẩm giới hạn chảy? Ta có thể dùng phương pháp lăn trên tấm kính nhám để xác đinh độ ẩm giới hạn dẻo và phương pháp thả trùy và casagrande để xác định độ ẩm giới hạn chảy như đối với đất sét được không hả các bác?

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • hieunghi hieunghi Thành viên tích cực
    • Tham gia ngày: Oct 2005
    • Bài gởi: 117
    • Share
    • Tweet
    #8 11-09-2009, 01:35 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi dinhhiendccta51 View Post Chào các bác, các anh chị! Cũng liên quan đến thí nghiêm, em có thắc mắc mong các bác chỉ giáo? Vấn đề là, khi ta phân loại đất theo chỉ số dẻo Ip, đối với đất loại cát thì Ip<1.để xác định được Ip thì ta phải xác định độ ẩm giới hạn dẻo và độ ẩm giới hạn chảy, đối với đất sét, sét pha, cát pha thì không có gì khó nhưng đối với cát thì dùng phương pháp nào để xác định độ ẩm giới hạn dẻo và độ ẩm giới hạn chảy? Ta có thể dùng phương pháp lăn trên tấm kính nhám để xác đinh độ ẩm giới hạn dẻo và phương pháp thả trùy và casagrande để xác định độ ẩm giới hạn chảy như đối với đất sét được không hả các bác? Hiện nay không có cách nào xác định giới hạn dẻo ngoài cách "lăn". Giới hạn chảy thì có nhiều cách. Cát là loại đất không dẻo (non-plastic), không thể xác định được giới hạn dẻo (vì không thể lăn đến "con giun" 2li). Đối với ASTM khi thấy hơn 50% lớn hơn trên rây 200 (0.075mm) là coi như loại cát. Chỉ số dẻo đối với loại đất này không có ý nghĩa gì.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • geocuong geocuong Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Apr 2009
    • Bài gởi: 9
    • Share
    • Tweet
    #9 06-10-2009, 09:06 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục theo em thi bac hieunghi noi con thieu. theo em duoc hoc trong chuon trinh thi doi voi dat co 50% lon hon rat 200 thi dung la dat loai cat. Tuy nhien ta van phai xem xet den ham luong hat min va phan loai dat cho phu hop, vi doi voi ham luong hat min ma tren 12% thi tinh chat cua dat loai cat da thay doi rui. Do do chi so deo doi voi dat loai cat nhung co ham luong hat min tren 5% deu phai duoc xem xet ca. Muc dich chi so deo la de phan loai dat va xac dinh so bo tinh chat cua dat ma

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • wasabi wasabi Thành viên
    • Tham gia ngày: Aug 2006
    • Bài gởi: 47
    • Share
    • Tweet
    #10 25-11-2009, 06:33 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi hieunghi View Post Hiện nay không có cách nào xác định giới hạn dẻo ngoài cách "lăn". Giới hạn chảy thì có nhiều cách. không hẳn, có một số cách khác để xác định giới hạn dẻo. Tất nhiên trong tiêu chuẩn là chưa thấy có, nhưng cũng có thể làm tham khảo được. Ngay cả thí nghiệm giới hạn chảy, theo từng tiêu chuẩn thì dùng mỗi cách riêng, duy chỉ có tiêu chuẩn Việt là 'chơi' cả hai cách cassagrade và vaxiliep rất linh hoạt?!? Nguyên văn bởi hieunghi View Post Cát là loại đất không dẻo (non-plastic), không thể xác định được giới hạn dẻo (vì không thể lăn đến "con giun" 2li). đúng, kể cả nhiều đất cát pha, việc lăn giun 3mm cũng là điều...không tưởng Nguyên văn bởi hieunghi View Post Đối với ASTM khi thấy hơn 50% lớn hơn trên rây 200 (0.075mm) là coi như loại cát. Chỉ số dẻo đối với loại đất này không có ý nghĩa gì. riêng cái này ASTM phân loại ưu việt hơn tiêu chuẩn phân loại nhà mình Gravitation is not responsible for people falling in love

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • wimax16vnn wimax16vnn Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Jun 2010
    • Bài gởi: 1
    • Share
    • Tweet
    #11 03-06-2010, 10:10 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục mình đang tìm hiểu về máy nén 3 trục zị cho mình hỏi về ưu nhược điểm của loại máy nén 3 trục này? do mình cần làm báo cáo ý mà. tìm google mà chưa ra thanks đã giúp đỡ!

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • Phan Thai Phan Thai Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Aug 2010
    • Bài gởi: 19
    • Share
    • Tweet
    #12 07-09-2010, 01:21 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi pham van duy View Post Thí nghiệm nén 3 trục là thí nghiệm khó và đắt tiền. Đối với nền đường đất yếu người ta thường sử dụng thí nghiệm nén 3 trục để xác định độ bền của đất vì thí nghiệm này phản anh rõ điều kiện làm việc thực tế của đất nền. mọi người có thể nói rõ hơn về vấn đề này được ko? và với các sơ đồ thí nghiệm UU,CU,CD thì ta sẽ sử dụng kết quả của các thi nghiệm này như thế nào, trong trường hợp nao? Tại sao trong báo cao khảo sát phải có cả 3 sơ đồ này? Va có phải sử lý thống kê kết quả thí nghiệm nén 3 trục ko? về TN 3 trục, có thể nói ngắn gọn như sau: - vì quy trình TN phức tạp, thời gian TN lâu, đòi hỏi TBị đắt tiền nên 3 trục thường được thay thế bằng TN cắt phẳng theo mặt cắt định trứơc. vì vậy độ chính xác ko cao (tuy nhiên, vẫn có thể áp dụng trong những trường hợp cụ thể. điều này đòi hỏi người thiết kế có kinh nghiệm và xác định mức độ tin cậy của kết quả để aps dụng cho phù hợp.) - chính xác hơn, TN 3 trục phản ánh rõ điều kiện làm việc của nền vì ngoại lực mô tả tác dụng vào mẫu đất theo các phương và chiều tương đối phù hợp với đièukiện thực tế (có thể điều chỉnh được), và mặt cắt phá hoại là bất kỳ theo mặt bất lợi nhất về trạng thái ứng suất. vì vậy, TN này xác dịnh được mô hình phá hoại gần với thực tế nhất. qua đó, người TKế có thể đưa ra các giải pháp khắc phục hợp lý, an toàn. - về mô hình TN UU, CU hay CD là tùy thuộc vào điều kiện làm việc sau này của đất nền để lựa chọn cho hợp lý. việc lựa chọn mô hình TN phải dựa vào các điều kiện như: + đặc điểm tải trọng: điều kiện phân bố tải trọng, động hay tĩnh, ... + đặc điểm địa tầng: loại đất, chiều dày phân bố, nước ngầm,... để xét xem đất nền có bị thoát nước hay ko, nhanh hay chậm,.... + điều kiện thi công: nhanh hay chậm, điều kiện tháo khô móng (nước ngầm).... trình tự thi công... -----> ví dụ: đào hố móng nhanh, điều kiện thoát nứoc kém thi có thể chọn mô hình UU., nếu thời gian thi công móng kéo dài, đièu kiện thoát nước tốt, tháo khô thì có thể dùng mô hình CU hoặc CD...... - còn vì sao trong báo cáo DCCT có cả 3 thông số C, phi của 3 mô hình trên: ở đây phải hiểu rằng Báo cáo ĐCCT là sản phẩm theo đơn hàng của Chủ đầu tư, (đầu bài là do TVTK đưa ra) nên có thể là do TVTK yêu cầu cả 3 loại thông số trên. hoặc có thể là vì Ko có yêu cầu cụ thể của CĐT , nên bên khảo sát làm theo cách 'thừa hơn thiếu' nên làm cả chứ ko phải là trong báo caos phải có cả 3 nội dung trên. - về xử lý thống kế số liệu của TN này: + về nguyên tắc thì phải làm xử lý thống kế để đảm bảo độ tin cậy (có thể kiểm soát được). + nhưng vì, thường loại TN này thời gian làm kéo dài, chi phí tốn kém nên thường được xác định với số lượng hạn chế và nhìn chung là khá chọn lọc. vì vậy, vị trí TN, mô hình TN ... đều được cân nhắc kỹ bởi TVTK và đơn vị khảo sát. do đó, cũng khó làm xử lý thống kê vì cũng ít công trình đủ số liệu để làm. thường thì sử dụng trực tiếp. vấn đề là người sử dụng (TVTK) cần biết là số liệu đó ở tình trạng nào mà thôi, để có ứng xử hợp lý khi đưa vào tính toán. vì vậy, khi lập báo cáo KS ĐCCT, điều quan trọng là bên KS phải cho biết rõ số liệu đó đã xử lý thống kê hay chưa, cùng các thông tin cần thiết theo quy dịnh để người sử dụng biết. một vài ý kiến tham khảo thanks

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • geotek geotek Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Jul 2010
    • Bài gởi: 9
    • Share
    • Tweet
    #13 08-09-2010, 04:06 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi pham van duy View Post Thí nghiệm nén 3 trục là thí nghiệm khó và đắt tiền. Đối với nền đường đất yếu người ta thường sử dụng thí nghiệm nén 3 trục để xác định độ bền của đất vì thí nghiệm này phản anh rõ điều kiện làm việc thực tế của đất nền. mọi người có thể nói rõ hơn về vấn đề này được ko? và với các sơ đồ thí nghiệm UU,CU,CD thì ta sẽ sử dụng kết quả của các thi nghiệm này như thế nào, trong trường hợp nao? Tại sao trong báo cao khảo sát phải có cả 3 sơ đồ này? Va có phải sử lý thống kê kết quả thí nghiệm nén 3 trục ko? Gửi bạn Thí nghiệm nén 3 trục "thông thường" chỉ được dùng trong nghiên cứu cơ học đất. Thí nghiệm nén 3 trục truyền thống không phản ánh được điều kiện làm việc thực tế trên hiện trường. Muốn phản ánh được điều kiện làm việc thực tế trên hiên trường bạn có thể dùng "oedometer test" (nén 1 chiều). Bạn có thể dùng thí nghiệm nén 3 trục để mô phỏng điều kiện làm việc thực tế trên hiện trường nhưng bạn phải biết cách điều chỉnh "cell pressure" và "deviator stress". Thí nghiệm cắt trực tiếp "thông thường" dùng trong các bài toán "plane strain" (ví dụ như là hầm, đập, tường chắn đất, móng băng). Thí nghiệm này có khá nhiều nhược điểm như là "ununiformity of stress" trên mặt cắt và mặt cắt chưa chắc đã là mặt yếu nhất của đất. Thì nghiệm này thông thường chỉ dùng trên đất rời và khi đã xác định được mặt cắt yếu nhất của đất. Muốn chuyển đổi kết quả từ thí nghiệm 3 trục ra thí nghiệm cắt cũng dễ thôi. Chỉ cần vẽ vòng Mohr thì tính được ngay. Cần chú ý là thí nghiệm cắt là thí nghiệm "plane strain" (tức là biến dạng bị giới hạn trong 2 phương) còn thí nghiệm 3 trục thì biến dạng trong 3 phương. Vì thế mà góc phi của thí nghiệm cắt cao hơn góc phi của thí nghiệm 3 trục một chút. Về thí nghiệm 3 trục, có 3 loại là: UU (unconsolidated undrained) CU (consolidated undrained) CD (consolidated drained) thông thường thì không dùng CD vì mất nhiều thời gian UU (thí nghiệm rất nhanh) dùng khi cần tính undrained strength của đất yếu không thoát nước CU là hay dùng nhất khi người ta cần làm thí nghiệm nén 3 trục UC thì không có nghĩa gì Unconsolidated hay Consolidated là những từ khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Thí nghiệm nén 3 trục có 2 giai đoạn chính. Một là đưa đất về trạng thái mà bạn muốn thí nghiệm (ví dụ như là trạng thái hiện trường chẳng hạn). Trong giai đoạn này, người ta để nước thoát nên gọi nó là consolidated. Giai đoạn thứ hai là tác dụng lực lên mẫu đất. Nếu để nước thoát thì gọi là drained, còn nếu không thì là undrained. Last edited by geotek; 08-09-2010, 04:29 PM.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • Phan Thai Phan Thai Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Aug 2010
    • Bài gởi: 19
    • Share
    • Tweet
    #14 09-09-2010, 09:14 AM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục chào bạn GEOTEK, vì chưa biết bạn nên cứ gọi là bạn nhé, có gì sai thì bỏ qua. tôi có đọc trao đổi của bạn trên diễn đàn về TN 3 trục. Tôi thấy nhiều ý bạn nói chưa đúng đâu (có thể do cách dùng từ hay có ý gì khác. vì đây là diễn đàn cho mọi người nên có cả người chưa biết cũng như người đã biết (tuy ở nhiều mức độ khác nhau), nên cũng cần chú ý tới độ chính xác để anh e muốn học tập trao đổi có dược kiến thức đúng, chuẩn để áp dụng. nếu ko họ sẽ nói sai theo, mà tệ hơn là lam sai nữa thì ... .(nếu là tham khảo thì ko gì lám nhưng là các ý kiến mang tính 'chỉ giáo' thì cần thận trọng hơn. có gì ko đúng thì bỏ qua nhé. thanks

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • geotek geotek Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Jul 2010
    • Bài gởi: 9
    • Share
    • Tweet
    #15 09-09-2010, 12:34 PM Ðề: thí nghiệm nén 3 trục Nguyên văn bởi Phan Thai View Post chào bạn GEOTEK, vì chưa biết bạn nên cứ gọi là bạn nhé, có gì sai thì bỏ qua. tôi có đọc trao đổi của bạn trên diễn đàn về TN 3 trục. Tôi thấy nhiều ý bạn nói chưa đúng đâu (có thể do cách dùng từ hay có ý gì khác. vì đây là diễn đàn cho mọi người nên có cả người chưa biết cũng như người đã biết (tuy ở nhiều mức độ khác nhau), nên cũng cần chú ý tới độ chính xác để anh e muốn học tập trao đổi có dược kiến thức đúng, chuẩn để áp dụng. nếu ko họ sẽ nói sai theo, mà tệ hơn là lam sai nữa thì ... .(nếu là tham khảo thì ko gì lám nhưng là các ý kiến mang tính 'chỉ giáo' thì cần thận trọng hơn. có gì ko đúng thì bỏ qua nhé. thanks Chào bạn, Có thể mình dùng từ chưa được chính xác bởi vì mình không học cơ học đất ở Việt Nam. Mình đã rất cố gắng dịch sang tiếng Việt rồi nhưng chắc chắn đôi chỗ vẫn chưa hợp lí. Nếu mình có nói sai chỗ nào thì mong bạn góp ý. Mình sẵn sàng nhận khuyết điểm cũng như bảo vệ ý kiến của mình. Cảm ơn bạn.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
Previous 1 2 3 template Next Quảng cáo cuối trang Collapse Hotline: 038.77 88888 - Email: support@ketcau.com | WWW.KETCAU.COM - CẦU NỐI CỦA CÁC KỸ SƯ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH, ĐỊA KỸ THUẬT VIỆT NAM. DIỄN ĐÀN http://ketcau.com/forum NƠI HỘI TỤ CỦA CÁC KỸ SƯ KẾT CÂU VIỆT NAM All times are GMT+7. This page was generated at cách đây 1 phút. Working... Ðồng ý Không OK OK Hủy X

Từ khóa » Thí Nghiệm Nén 3 Trục Theo Sơ đồ Cu