Thí Nghiệm Nén 3 Trục? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng

Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
  • Bí quyết thiết kế shop đẹp cực hút khách!!
Thí nghiệm nén 3 trục? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Thí nghiệm nén 3 trục? Thí nghiệm nén 3 trục là thí nghiệm khó và đắt tiền. Đối với nền đường đất yếu người ta thường sử dụng thí nghiệm nén 3 trục để xác định độ bền của đất vì thí nghiệm này phản anh rõ điều kiện làm việc thực tế của đất nền. mọi người có thể nói rõ hơn về vấn đề này được ko? và với các sơ đồ thí nghiệm UU,CU,CD thì ta sẽ sử dụng kết quả của các thi nghiệm này như thế nào, trong trường hợp nao? Tại sao trong báo cao khảo sát phải có cả 3 sơ đồ này? Va có phải sử lý thống kê kết quả thí nghiệm nén 3 trục ko? Có 78 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
deptrainhatnha Chào anh. Theo hướng dẫn thì sơ đồ UU sử dụng cho truờng hợp tải trọng tác dụng tức thì. Sơ dồ CU sử dụng cho trừong hợp là việc bình thường sau khi đất cố kết không thóat nước. còn sơ đồ CD sử dụng trong trường hợp làm việc lâu dài (cố kết có thóat nước) Thân
deptrainhatnha
trangyu lan vậy theo bạn có cần phải tiến hành cả 3 sơ đồ này cùng lúc ko
trangyu lan
ngoduong89 Chào anh. Theo tôi thì tùy thuộc vào điều kiện thiết kế của bài toán mà quyết định xem có cần phải làm cả 3 thí nghiệm 1 lúc hay k? ví dụ là: anh thiết kế công trình đắp đất trên nền đất yếu chẳng hạn, như vậy anh phải trả lời được khi công trình thi công tức thời thì CT có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ UU. Sau khi đắp dứoi tải trong CT nước thóat ra hoặc k thóat ra và nền thì cố kết khi đó anh cũng phải trả lời là khi đó có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ CU. ở Một thời gian nào đó nuwosc thóat hết đất cố kết rồi anh cũng phải trả lời là ct có đảm bảo an tòan k? đây là sơ đồ CD. Tóm lại là phải cụ thể anh ạ
ngoduong89
chongthambamien.vn nhưng nếu báo cáo khảo sát người ta cho giá trị c, phi của cắt phẳng và giá trị c, phi của thí nghiệm nén 3 trục của cả 3 sơ đồ thí nghiệm thì ta sủ dụng nó như thế nào trong thiết kế sử lý nền đường đất yếu. Và sự khác nhau khi sử dụng kết quả của 2 thí nghiệm trên như thế nào.Mong bạn và các anh chị giả thích rõ hơn. thanks
chongthambamien.vn
Robertol Nếu là đất yếu thì bạn phải lấy kết quả thí nghiệm của nén 3 trục. Mặt khác nếu là nền đường thì phải lấy kết quả thí nghiệm nén 3 trục theo sơ đồ UU và CU. Cái này có trong tiêu chuẩn ở các công thức tính đấy
Robertol
tandc128 Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển.
Luckyman
tandc128 Chào các bác, các anh chị! Cũng liên quan đến thí nghiêm, tôi có thắc mắc mong các bác chỉ giáo? Vấn đề là, khi ta phân loại đất theo chỉ số dẻo Ip, đối với đất loại cát thì Ip ví dụ: đào hố móng nhanh, điều kiện thoát nứoc kém thi có thể chọn mô hình UU., nếu thời gian thi công móng kéo dài, đièu kiện thoát nước tốt, tháo khô thì có thể dùng mô hình CU hoặc CD...... - còn vì sao trong báo cáo DCCT có cả 3 thông số C, phi của 3 mô hình trên: ở đây phải hiểu rằng Báo cáo ĐCCT là sản phẩm theo đơn hàng của Chủ đầu tư, (đầu bài là do TVTK đưa ra) nên có thể là do TVTK yêu cầu cả 3 loại thông số trên. hoặc có thể là vì Ko có yêu cầu cụ thể của CĐT , nên bên khảo sát làm theo cách thừa hơn thiếu nên làm cả chứ ko phải là trong báo caos phải có cả 3 nội dung trên. - về xử lý thống kế số liệu của TN này: + về nguyên tắc thì phải làm xử lý thống kế để đảm bảo độ tin cậy (có thể kiểm soát được). + nhưng vì, thường loại TN này thời gian làm kéo dài, chi phí tốn kém nên thường được xác định với số lượng hạn chế và nhìn chung là khá chọn lọc. vì vậy, vị trí TN, mô hình TN ... đều được cân nhắc kỹ bởi TVTK và đơn vị khảo sát. do đó, cũng khó làm xử lý thống kê vì cũng ít công trình đủ số liệu để làm. thường thì sử dụng trực tiếp. vấn đề là người sử dụng (TVTK) cần biết là số liệu đó ở tình trạng nào mà thôi, để có ứng xử hợp lý khi đưa vào tính toán. vì vậy, khi lập báo cáo KS ĐCCT, điều quan trọng là bên KS phải cho biết rõ số liệu đó đã xử lý thống kê hay chưa, cùng các thông tin cần thiết theo quy dịnh để người sử dụng biết. một vài ý kiến tham khảo thanks
profiltam
ngoduong89 Gửi bạn Thí nghiệm nén 3 trục "thông thường" chỉ được dùng trong nghiên cứu cơ học đất. Thí nghiệm nén 3 trục truyền thống không phản ánh được điều kiện làm việc thực tế trên hiện trường. Muốn phản ánh được điều kiện làm việc thực tế trên hiên trường bạn có thể dùng "oedometer test" (nén 1 chiều). Bạn có thể dùng thí nghiệm nén 3 trục để mô phỏng điều kiện làm việc thực tế trên hiện trường nhưng bạn phải biết cách điều chỉnh "cell pressure" và "deviator stress". Thí nghiệm cắt trực tiếp "thông thường" dùng trong các bài toán "plane strain" (ví dụ như là hầm, đập, tường chắn đất, móng băng). Thí nghiệm này có khá nhiều nhược điểm như là "ununiformity of stress" trên mặt cắt và mặt cắt chưa chắc đã là mặt yếu nhất của đất. Thì nghiệm này thông thường chỉ dùng trên đất rời và khi đã xác định được mặt cắt yếu nhất của đất. Muốn chuyển đổi kết quả từ thí nghiệm 3 trục ra thí nghiệm cắt cũng dễ thôi. Chỉ cần vẽ vòng Mohr thì tính được ngay. Cần chú ý là thí nghiệm cắt là thí nghiệm "plane strain" (tức là biến dạng bị giới hạn trong 2 phương) còn thí nghiệm 3 trục thì biến dạng trong 3 phương. Vì thế mà góc phi của thí nghiệm cắt cao hơn góc phi của thí nghiệm 3 trục một chút. Về thí nghiệm 3 trục, có 3 loại là: UU (unconsolidated undrained) CU (consolidated undrained) CD (consolidated drained) thông thường thì không dùng CD vì mất nhiều thời gian UU (thí nghiệm rất nhanh) dùng khi cần tính undrained strength của đất yếu không thoát nước CU là hay dùng nhất khi người ta cần làm thí nghiệm nén 3 trục UC thì không có nghĩa gì Unconsolidated hay Consolidated là những từ khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Thí nghiệm nén 3 trục có 2 giai đoạn chính. Một là đưa đất về trạng thái mà bạn muốn thí nghiệm (ví dụ như là trạng thái hiện trường chẳng hạn). Trong giai đoạn này, người ta để nước thoát nên gọi nó là consolidated. Giai đoạn thứ hai là tác dụng lực lên mẫu đất. Nếu để nước thoát thì gọi là drained, còn nếu không thì là undrained.
ngoduong89
dacbiet chào bạn GEOTEK, vì chưa biết bạn nên cứ gọi là bạn nhé, có gì sai thì bỏ qua. tôi có đọc trao đổi của bạn trên diễn đàn về TN 3 trục. Tôi thấy nhiều ý bạn nói chưa đúng đâu (có thể do cách dùng từ hay có ý gì khác. vì đây là diễn đàn cho mọi người nên có cả người chưa biết cũng như người đã biết (tuy ở nhiều mức độ khác nhau), nên cũng cần chú ý tới độ chính xác để anh e muốn học tập trao đổi có dược kiến thức đúng, chuẩn để áp dụng. nếu ko họ sẽ nói sai theo, mà tệ hơn là lam sai nữa thì ... .(nếu là tham khảo thì ko gì lám nhưng là các ý kiến mang tính chỉ giáo thì cần thận trọng hơn. có gì ko đúng thì bỏ qua nhé. thanks
dacbiet
rtgreter vret ẻ Chào bạn, Có thể tôi dùng từ chưa được chính xác bởi vì tôi không học cơ học đất ở Việt Nam. Tôi đã rất cố gắng dịch sang tiếng Việt rồi nhưng chắc chắn đôi chỗ vẫn chưa hợp lí. Nếu tôi có nói sai chỗ nào thì mong bạn góp ý. Tôi sẵn sàng nhận khuyết điểm cũng như bảo vệ ý kiến của tôi. Cảm ơn bạn.
rtgreter vret ẻ
DonaldMi Các bạn yêu thích cơ học đất không nên quan niệm thí nghiệm 3 trục là khó, phức tạp, tốn thời gian, vân vân. Thí nghiệm 3 trục truyền thống không hề khó. Tôi không hiểu những câu trả lời thí nghiệm này khó, ... cộng thêm một đống lý thuyết có giúp ích gì cho những bạn đam mê nghiên cứu hay không. Quá trình học cơ học đất của tôi ở bên này các học sinh đều được thực hành thí nghiệm 3 trục. Tôi thấy ngỡ ngàng khi nhiều kĩ sư việt nam có khi còn nhiều tuổi hơn tôi mà không hiểu một tí gì về thí nghiệm này. Tệ hơn nữa là nhiều người còn hiểu vẹt và hiểu sai mà cứ tưởng tôi là đúng. Tháng 11 tới có giáo sư David Muir Wood thỉnh giảng ở Việt Nam. Những bạn nào yêu thích mô hình đất thì không nên bỏ qua cơ hội này.
DonaldMi
phuonganh12 chào geotek; muốn trao đổi thêm một chút nhé. hình như geotek nhầm lẫn gì ko giữa TN 3 trục với oedometer vì rằng, nén một chiều mới bị hạn chế bởi đk ko nở hông hoặc nở hông hạn chế còn 3 trục thì cho phép nở hông ko hạn chế. điều này giúp TN 3 trục mô tả được ứng xử của đất dưới tác dụng của ngoại lực gần với thực tế hơn chứ. ngoài ra, nén một chiều chỉ cho phép xác định cv, mv, k thôi còn 3 trục thì ngoài các thôgng số này còn xác định được chỉ tiêu cường độ c, phi,.... - nhìn chung, có thể xác định chuyển đổi giữa cắt phẳng với 3 trục thông qua các tương quan đủ tin cậy nhưng vì nhiều lý do mà các tương quan này cũng chưa được thực hiện nhiều nên việc chuyển đổi giữa chúng cũng nên hạn chế, chứ nó cũng ko hoàn toàn đơn giản như geotek nói đâu. vì rằng, cơ chế phá hoại của đất trong hai sơ đồ TN cũng ko giống nhau nên kết quả sẽ theo đó mà khác nhau là điều dễ hiểu. * còn ở VN ta, ko phải là vì TN3 trục khó đến mức ko làm được hoặc sợ ko dám làm mà vì những nguyên nhân hạn chế như: giá thành thường rất cao (so với các TN thông thường khác), thiết bị ko được phổ biến và thiếu đồng bộ do chi phí đâu tư cao, thời gian tn dài (trừ UU) nên thường chỉ các DA mà CĐT hiểu rõ ý nghĩa của TN này mới chịu bỏ tiền ra làm thôi. từ những nguyên nhân đó mà dẫn đến một thực trạng là đội ngũ TN viên am hiểu về 3 trục ko nhiều (tất nhiên, vẫn có nhiều người làm được theo những y/cầu chuẩn đấy, nói ý này xin phép được cáo lỗi với các bậc thầy TN nhé ).... có gì xin trao đổi thêm nhé chứ về khía cạnh XH thì còn nhiều v/đề phải bàn lắm, xin dịp khác. thanks
phuonganh12
KennethOt Chào anh Phan Thái, Tôi hoàn toàn không nhầm lẫn giữa nén một chiều và nén ba trục như bạn nói đâu. Nén một chiều mới phản ánh điều kiện làm việc thực tế của đất. Nếu bạn tác dụng một áp lực sigma_v lên đất theo phương thẳng đứng thì áp lực theo phương ngang sẽ là Ko*sigma_v bởi vì nở hông bị cản. Ko được gọi là "earth pressure at rest". Trên hiện trường, các phần tử đất dưới công trình đều bị bao bọc xung quanh bởi các phần tử đất khác. Thí nghiệm ba trục truyền thống cho phép nở hông nên không phản ánh được kiều kiện hiện trường. Thí nghiệm ba trục được dùng trong nghiêm cứu mô hình đất bởi vì "volumetric deformation" decoupled với "distortional deformation" nên người ta dễ nghiên cứu biến dạnh tuyến tính hơn. Sự nhầm lẫn trên tôi gặp rất nhiều rồi nên cũng không thấy lạ nữa. Còn về chuyển đổi giữa thì nghiệm cắt và thí nghiệm ba trục thì rất đơn giản. Công thức là sin(phi)=tan(alpha) c=a/cos(phi) với a và alpha được định nghĩa bởi q_f=a + p_f*tan(alpha) (q và p là kết quả của thí nghiệm 3 trục) Chuyện thí nghiệm nén một chiều cho các số liệu nén một chiều là điều dễ hiểu bởi vì người ta thiết kết nó với mục đích như thế. Làm thí nghiệm nén một chiều là rất quan trọng khi người ta phải xây đập đất, cầu đường trên đất yếu. Chính bởi vì nén ba trục không phản ánh được điều kiện làm việc thực tế nên người ta mới phải dùng phương pháp SHANSEP và một số phương pháp khác để quy đổi.
KennethOt
Edwandhext Bài toán hố đào thì sao nhỉ. Nói nén ba trục không phản ánh được điều kiện thực tế là chưa chính xác. Nén một chiều chỉ đúng trong duy nhất một trường hợp là tải trọng phải một chiều thì lúc đó epsilonh sẽ bằng không. Việc này có thể control bằng nén ba trục K0 bạn ợ. Bạn nên xem lại SHANSEP (Stress History And Normalized Soil Engineering Parameters) dẫn đầy là Charles Chuck Ladd (MIT), trong đó nó đề cập đến thử nghiệm DSS, CK0CU và CK0EU....và có khi lại còn dùng cả kết quả FVT....để xác định cái đường cong của SHANSEP đó. Với việc nén một trục oedometer test bạn làm gì mà xác định được cái gọi là undrained shear strength hay c, phi.... Nếu như bảo phần tử đất dưới công trình bị bao bọc bởi các phần tử đất lân cận nên không có chuyển vị ngang là chưa chính xác. P/S: Thiet bi nén ba trục có thể làm được luôn cái mà oedometer test làm, tuy nhiên nó có lợi thế là xác định được luôn K0.
Edwandhext
ClintomEa Tôi không biết bạn Nguyễn Công Oang đang reply tôi hay là bạn Phan Thái. Bạn thử đọc lại những gì tôi viết xem. Tôi nói rằng dùng oedometer để xác định các thông số nén một chiều. Quan trọng nhất là để tìm ra trạng thái của đất. Tôi đang đề cập đến nén ba trục truyền thống, stress path delta_q/delta_p=3. Tôi hiểu rõ cách làm thí nghiệm các stress path khác (loading, unloading, compression, extension) nên bạn không cần phải dạy. Các thì nghiệm này thì đa phần industry mù tịt nên tôi không nói làm gì. Còn SHANSEP thì tôi cũng hiểu rõ nên cũng không cần bạn dạy. Các phần tử dưới bị bao bọc bởi các phần tử ngang, rõ ràng trong trạng thái at rest thì chuyển vị = 0. Vì thế thì sigma_h=Ko*sigma_v chứ không phải Ka hay Kp gì cả. Nói chung bạn Phan Thái nên tự nhận là tôi sai đi và anh Nguyễn Công Oanh cũng nên đọc cho cẩn thận trước khi reply.
ClintomEa
nguyentrungata Tôi không có chuyên môn sâu trong chủ đề này nhưng muốn góp ý bạn Geotek một chút về cách trình bày quan điểm. Khi đi làm tôi đã từng gặp các thẩm định viết rằng chúng tôi làm sai, thậm chí còn nói là sai cơ bản và có khi dùng những lời lẽ nặng nề hơn, VD thiếu khách quan chả hạn. Những lúc đọc như vậy chúng tôi rất khó chịu vì thẩm định nói không đúng, hoặc có khi cũng đúng nhưng cách diễn đạt được hiểu theo nghĩa là không có tinh thần hợp tác làm việc. Trong những trường hợp như thế chúng tôi sẵn sàng chiến đấu tới cùng để bảo vệ quan điểm của tôi và coi những ông thẩm định đó có cách giao tiếp cũng không ổn. Theo kiểu viết văn của bạn tôi thấy bạn là người mới tham gia diễn đàn và tính cách tương đối hăng hái. Tuy nhiên biết cách trình bày bất đồng quan điểm mà vẫn giữ hòa khí là một điều mọi người đều mong muốn. Bác Nguyễn Công Oanh là một thành viên có tiếng trong diễn đàn về cơ học đất - nền móng trên nền yếu và chắc cũng được nghiên cứu về học thuật không thua bạn đâu.
nguyentrungata
RobbertooWig kiến thức là ko hạn chế nên có lẽ vói những dẫn chứng đó chưa đủ để giải thích đâu. rõ ràng là khái niệm oedometer rất khác với TN 3 trục đó. ở đây tôi chỉ nói chung là mô hình 3 trục là có khả năng cho phép mô tả trạng thái ứng suất gần với thực tế nhất. còn oedometer thì ko k/chế được áp lực ngang mà chỉ x/dịnh theo hệ số k thôi. - còn về xác định tương quan, hình như bạn đang coi trọng hóa vấn đề lý thuyết quá đấy. ko ai có thể bỏ qua lý thuyết nhưng nó lại mang những yếu tố hạn chế dẫn đến sai khác nhiều so với thực tế (đơn giản hóa do bỏ qua nhiều y/tố ảnh hưởng). những tương quan nay cũng rất nhiều người nghiên cứu nhưng có một thực tế là hiện nay, xu hướng là người ta dùng trực tiếp các kết quả TN được (thậm chí một số thông số cần phải quan trắc trực tiếp tại hiện trường). còn việc xác định thông số này qua thông số kia như geotek giới thiệu thì chỉ cần cho tôi công thức là tìm tính đc ngay, vấn đề là độ tin cậy của các số liệu đó ở mức nào thôi. còn như Geotek vói tôi và bạn Công AOnh thì tôi ko muốn tranh luận nữa. có thể chúng ta ko hiểu nhau thôi. chào
RobbertooWig
thatgia Nếu cách hành văn của tôi có gì chưa đúng thì xin mọi người bỏ qua. Nếu bạn đọc lại các posts thì sẽ thấy tôi không phải là tự dưng mà tôi quá hăng hái đến như thế. Đơn giản là bởi vì nhiều người nắm chưa vững kiến thức mà đã chỉ trích người khác. Hơn nữa, nếu chỉ trích thì cũng nên nói thẳng ra là chỉ trích về những điểm kĩ thuật gì, không nên úp mở chỉ trích tính cách người khác. Mỗi người có một tính cách khác nhau, điều ấy cần được tôn trọng. Bạn thử nghĩ xem có bức xúc không khi mà muốn góp ý đúng thì bị chỉ trích lặt vặt ở đẩu ở đâu? Còn bác Nguyễn Công Oanh thì tôi không muốn bàn, bác ấy đọc chưa kĩ những gì tôi viết mà đã góp ý loạn xạ. Sự tôn trọng mà tôi giành cho bác ấy nói chung là không còn. Tóm lại là nếu góp ý thì tôi chỉ góp ý về những điều mà tôi biết, những lĩnh vực mà tôi không nắm rõ thì tôi không dám phát biểu đâu.
thatgia
MrAn12345 chia sẻ cùng diễn đàn, a e quan tâm: Cơ học đất nói chung, trong đó có mảng Thí nghiệm đất. - Trong thí nghiệm đất cũng được chia ra làm hai hướng chính: trong phòng và hiện trường. - trong số các chỉ tiêu TN cũng được phân ra làm các nhóm chỉ tiêu: cơ học - lý học - hóa học. mục đích: phân loại đất ----> xác định thành phần và tính chất của đất (đối với công trình thì sử dụng nhiều là các tính chất cơ học (cường độ).... những vấn đề này là cơ bản và được giới thiệu trong các giáo trình giáo khoa rồi. ở đây tôi chỉ xin trích dẫn một tý thôi (chứ ko có ý lên lớp ai đâu nhé). về các chỉ tiêu cơ học, ví dụ như cắt, nén,.. khi làm TN là để xác dịnh các ứng xử của chúng khi có tác dụng ngoại lực ----> phục vụ thiết kế. chứ các TN này đâu có xác định được trạng thái của đất (phản ảnh bởi các chỉ tiêu vật lý khác như độ ẩm, khối lượng thể tích,....) còn để gọi tên đất thì phải làm thêm một số chỉ tiêu khác như chảy-dẻo, t/p hạt.... vì vậy, như Geotek nói "oedometer là để xác định trạng thái của đất thì tôi e là chung chung quá(?) theo tôi, oedometer ko phải dùng để xác định trạng thái của đất mà chỉ là xác định ứng xử cơ học của đất với tác dụng của ngoại lực thôi. còn trạng thái của đất để xin nhường cho các TN chỉ tiêu vật lý khác.a e có đ/kiện n/cứu sâu từng TN là tuyệt vời nhưng đôi khi quá chú tâm vào kỹ thuật chi tiết, lý thuyết hóa và ý nghĩa đầu ra của nó lại chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí còn lệch lạc (?). thực tế còn nhiều chỉ tiêu chưa làm trực tiếp hoặc ko làm trực tiếp được nên phải dùng các quan hệ tương quan để xác dịnh. cái việc này thì chắc mọi ngừoi đều biết, nhưng vấn đề dặt ra là các tham số tương quan đó tin cậy đến đâu, kiểm chứng thế nào thôi. cũng vì những mối băn khoăn đó mà phát sinh ra một hướng cũng ko kém phần thú vị là quan trắc hiện trường, ưu điểm là chính xác, độ tin cậy cao, tất nhiên khó khăn lớn là chi phí tốn kém, và đôi khi ko phải TN nào cũng làm được. Nếu có gì chưa chuẩn xin a e góp ý nhé, đặc biệt là các chuyên gia am hiểu về CHĐ-NMCT, TN đất. thanks
MrAn12345
Charlesquew Có thể tôi nói chưa được rõ lắm ở phía trên về oedometer nhưng đây là một trong những thí nghiệm đơn giản và dễ hiểu. Lý do mà thí nghiệm này được dạy trong chương trình đại học là: - Sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng trong mẫu đất được chảy ra ngoài có thể được mô phỏng bằng diffusion equation. Đây là một trong những equation có thể giải được. + Nghiệm của diffusion equation là diffusion coefficient + Cộng với giả dụ là đất đang trong trạng thái quá cố kết (=elastic deformation) -> xác định được coefficient of consolidation. -Kết quả của thí nghiệm này là đồ thị specific volume versus sigma_v i.e. stress-strain relationship của đất. Đây là đồ thị quan trọng để xác định lambda và kappa. Thí nghiệm oedometer không đo áp lực ngang nên không thể vẽ được đồ thị p versus q. Nếu có cả hai đồ thị p versus q và specific volume versus sigma_v thì không nói làm gì nữa rồi. Còn trong thí nghiệm Unconfined Compression ...có thể coi là một trường hợp đặc biệt của triaxial UU... (đối lập với odeometer ở chỗ đất được nở hông i.e.không bị cản bởi vòng sắt), sigma_3=0, sigma_1 thì đo được nên từ đấy tính ra undrained shear strength.
Charlesquew
quyetthang122 Công nhận bạn đi học nườc ngoài có khác, tôi đoán thế. Tuy nhiên bạn cũng nên biết là mấy cái trò mà bạn học được thì tại VN cũng làm được rồi, tôi nói về cái stress path test mà bạn trình bày bên trên ý.
quyetthang122
sukem13579 Tôi có bảo là ở Việt Nam không làm được đâu? Thực ra tôi tin chắc là ở Việt nam làm được vì ở Ấn Độ, Bangladesh và Srilanka người ta cũng làm rồi. Mà cũng chỉ có triaxial extension là khó hơn một chút thôi. Còn nếu muốn đi sâu vào lĩnh vực này thì có thể nói là bao la. Người ta cải tiến triaxial test muôn hình muôn vẻ bạn ạ. Cái mà tôi muốn đề cập đến ở đây là thí nghiệm ba trục truyền thống và nén một chiều là những thí nghiệm căn bản trong ngành. Nguyên tắc thí nghiệm thì không khó nên không nên nói là nó phức tạp khiến nhiều bạn ngại tìm hiểu thêm. Ông anh thử nghĩ xem nếu mọi người ngại tìm hiểu hai thí nghiệm này thì học lên mô hình đất làm sao được. Ngay cả state parameters và material parameters nhiều người còn nhầm lẫn thảm hại, chắc một phần cũng do chưa đọc nhiều về hai thí nghiệm này. Mà tôi nói không có gì là cao xa cả đâu. Đây toàn là kiến thức căn bản hết dạy cho học sinh năm thứ 3 hay năm thứ 4 đại học. Chỉ cần hiểu nhầm một ít thôi thì khi ra trường sẽ phung phí tiền vào những thứ không cần thiết mà có khi cũng chả tìm ra được tính chất của đất để phục vụ thi công. Đây là tôi còn chưa đề cập đến mảng numerical modelling. Nhiều người cứ thích nhảy vào làm mà chả hiểu tí gì về mô hình đất và nguyên lí lập trình, nhiều khi gây ra những lỗi có khi ngồi tìm cả ngày cũng chẳng hiểu vì sao. Ngay cả những giáo sư đầu ngành cơ học đất theo tôi biết cũng còn rất cẩn thận và khuyên học sinh nên thận trọng với numerical modelling.
sukem13579
deptrainhatnha Đúng là bạn học kinh thật. đến numerical modeling cơ đấy. À mà tình cờ>>> tôi đọc được một tính toán của bọn coffey geotechnics và cả scott wilson nữa thì người ta cũng chẳng làm đến mấy cái modeling như bạn nói. Mà là tính toán hoàn toàn bằng tay (hand calculation đấy). Mà bạn biết trong coffey geotechnics và scott wilson có những đồng chí nào về modeling, hay gì gì đấy thì bạn có thể tự tìm hiểu. À mà đừng nên thần thánh hóa những cái gì tưởng là mới nhưng chẳng mới chút nào cả. Hy vọng bạn học tốt nhưng thứ bên trên
deptrainhatnha
greent Tôi chẳng hiểu ông anh định nói cái gì. Không nên úp mở như thế. Có phải đấy là cái tính suy diễn quá nhiều của người Việt chăng? Có gì thì tôi nói thế. Nói sai thì tôi nhận mà nói đúng thì tôi bảo vệ ý kiến của tôi. Đơn giản chỉ có thế. Mà hơn nữa là tôi không coi trọng việc bằng cấp, việc làm cao hay thấp, có tiếng hay không có tiếng ở trong diễn đàn, cái tôi coi trọng là những cái gì đang được bàn bạc.
greent
tontai em theo dõi mục này từ đầu thì tôi thấy bác đang nói hơi lộn xộn một tí . Lúc thì nói Việt Nam không làm được rồi lại nói Việt nam hay ấn độ --- làm được nghĩa là sao? Đọc bài của bác và các bài của mấy bác kia tôi thấy cứ lộn cào cào , người thì nói tn nén 3 trục đơn giản và không thực tế bằng nén 1 trục không nỡ hông , và nhiều ý kiến ngược lại là nén 3 trục rất chính xác , thực tế????? nhưng khi tôi hoc đại học và đọc sách nhiều thì nén 3 trục phản ánh rất thực tế và giá thành rất cao
tontai
dacbiet định tham gia thảo luận, thấy có người phát biểu giọng mỉa mai, nên thôi. Có lẽ phải mở một số thread khác: thí nghiệm cắt 3 trục, nén 1 trục, numerical... chỗ này các bác đôi co, hiểu lầm nhau rồi.
dacbiet
Vimcentcow Để tôi khẳng định lại cho mọi người đỡ hiểu nhầm: - Tôi chưa bao giờ nói việt nam chưa làm được nén ba trục cả. Không biết ai đút lời nói này vào miệng tôi nữa. - Tôi nói rằng tôi tin chắc là việt nam làm được vì các nước khác cũng làm rồi. - Tôi bảo rằng là nén ba trục truyền thống không phản ánh điều kiện thực tế của đất. - Tôi bảo rằng là nén ba trục có thể phản ánh điều kiện thực tế của đất, nhưng phải biết cách điều chỉnh "cell pressure" để làm sao cho radial strain=0. Thí nghiệm này không phải là nén ba trục truyền thống. - Tôi bảo rằng là các kiểu nén ba trục không truyền thống khác thông thường chỉ dùng trong nghiên cứu ở trường đại học. Cũng chả mấy kĩ sư đang hành nghề hiểu về chúng cả. Nếu bạn hiểu thì chắc bạn khá hơn nhiều người. - Tôi chưa bao giờ đề cập đến giá cả của thiết bị này vì tôi không biết giá của nó ở Việt Nam. - Tôi chỉ hơi bức xúc bởi vì một số người thích phê phán tôi nhưng không phê phán quan điểm kĩ thuật mà lại thích moi ra những thứ linh tinh để nói. - Tôi nói những gì tôi cho là đúng và không xúc phạm đến ai. - Tôi không dành trọn cuộc đời cũng như toàn bộ thời gian của tôi trên diễn đàn này, không phải là celebrity hay social butterfly trong diễn đàn. Tôi không thích và cũng không thích tranh giành ánh hào quang như nhiều người trong diễn đàn>. - Bây giờ thì tôi biết là có mấy bác Việt Nam trong này có lòng tự trong cao lắm. - Còn về những quan điểm của tôi trình bày nếu các bạn đọc sách cơ học đất của nhóm Cambridge thì sẽ thấy nó dễ hiểu hơn. Sách Critical state soil mechanics của Schofield & Wroth miễn phí trên mạng. Sách này trình bày hơi tóm tắt một tí. Hai quyển sách của ông David Muir Wood thì rõ hơn và tôi cho là hay hơn. Thế thôi. Chúc mọi người ngủ ngon.
Vimcentcow
Robertgomo Tôi nghĩ mọi người nên gạt đi những thứ tạp nham vô bổ và chuyên tâm tranh luận về khoa học thôi. Tôi thấy bạn geotek hiểu chính xác tuy bạn trình bày hơi dễ hiểu lầm nếu kô đọc kĩ. Đúng là thí nghiệm nén 3 trục khó tiến hành vì chi phí đắt nhưng độ chính xác cao và kô hề khó như nhiều người nói.
Robertgomo
ngoduong89 Màu đỏ: Thế cái true triaxial có phải là truyền thống không, cái này người ta thực hiện tầm thập kỷ 60 của thế kỷ trước thì phải>>> Màu xanh: Cái này thì tôi thấy rồi>>> Màu đỏ tía: Ngoài những người lập ra trang này (nếu có thể) thì chẳng ai dành trọn cuộc đời vào diễn đàn này cả. Nếu muốn làm celebity hay social butterfly như bạn nói thì nên có kết quả học tập tốt và có vài cái paper đăng trên ASCE, can. Goetech, hay tạp chí tương tự. Người nào chả có hào quang khi đi học nước ngoài nhỉ, nên nhìn vào gì cũng thấy thấp>>>. Màu xanh lá cây: Tôi vừa mới có kết luận đúng là người Việt tôi khác người các nước khác thật cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Màu xám: Nhiều khi đọc nhưng không có nghĩa là hiểu. Đọc được và hiểu được cái đọc được là hai phạm trù hoàn toàn không giống nhau. Anyway, chúc mọi người một weekend thật là vui tươi và thành công trong học tập, và cả thực hành nữa.
ngoduong89
Robertol Các bác toàn dân cơ học đất lại du học trời Tây nên tranh luận nhau về lý thuyết khủng quá. Tôi là kỹ sư quèn thôi nhưng cũng đã làm thực tế nhiều nên mạo muội tham gia mấy ý kiến như sau: - Các thí nghiệm nén cố kết, nén nở hông, nén ba trục hiện nay hầu hết các phòng thí nghiệm ĐCCT ở HN và TpHCM đều có thể thực hiện được; - Thí nghiệm nén cố kết để xđ các thông số áp lực tiền cố kết, chỉ số nén lún Cc, chỉ số nén nở Cs, hệ số cố kết đứng Cv, hệ số thấm K. Các chỉ tiêu này sử dụng để tính lún cố kết nền theo thời gian. - Thí nghiệm nén 1 trục nở hông để xác định cường độ kháng nén và kháng cắt của đất. Thí nghiệm này một số anh tôi thiết kế cầu cảng thường yêu cầu để thiết kế sức chịu tải của cọc, thiết kế dân dụng hầu như không yêu cầu; - Thí nghiệm ba trục UU để xác định C và Phi của đất ở trạng thái không thoát nước. Nhiều bác chuyên gia cho rằng Phi phải lấy bằng zero do thí nghiệm mẫu đất ở trạng thái bão hòa và không thoát nước (tôi thì không thông lắm vì nếu giải thích như vậy thì Phi trong thí nghiêm ba trục sơ đồ CU cũng phải bằng zero ah?). C lấy từ thí nghiệm ba trục UU được coi như sức kháng cắt không thoát nước của đất và được sử dụng để kiểm toán ổn định của nền đất yếu trong giai đoạn đầu chất tải. Tuy nhiên, do giá trị C này thường khá nhỏ so với sức kháng cắt không thoát nước xác định bằng các thí nghiệm hiện trường (phổ biến là cắt cánh) nên thực tế kết quả thí nghiệm ba trục UU hầu như chỉ để tham khảo; - Thí nghiệm ba trục sơ đồ CU để xác định C và Phi của đất ở trạng thái cố kết và không thoát nước. Tuy nhiên, hầu hết anh tôi thiết kế thấy không dùng được thí nghiệm CU vào tính toán gì cả. Một số người (trong đó có tôi) thường sử dụng Phi từ thí nghiệm CU để tính giá trị gia tăng cường độ kháng cắt của đất khi thiết kế đắp nền theo nhiều giai đoạn, điều này có vẻ không đúng lắm về mặt lý thuyết nhưng cũng không biết lấy phi ở đâu thì đúng. -Thí nghiệm ba trục sơ đồ CD thường chỉ được thực hiện khi nghiên cứu khoa học chứ dân thiết kế hầu như không yêu cầu; - Như vậy có thể thấy thí nghiệm nén cố kết (không nở hông) và thí nghiệm ba trục mục đích hoàn toàn khác nhau: một TN để xác định các chỉ tiêu về biến dạng, một TN để xác định các chỉ tiêu về cường độ của đất. - Tôi thì cho rằng thí nghiệm nén 3 trục (với áp lực Sigma3 bằng áp lực bản thân của đất tại chiều sâu lấy mẫu) phản ánh đúng hơn về trạng thái làm việc của đất so với thí nghiệm nén một trục không nở hông. Thực tế khi thiết kế xử lý nền chúng tôi vẫn thường bố trí thiết bị đo chuyển vị ngang của đất, kết quả cho thấy đất có nở hông. - Có một chỉ tiêu thí nghiệm rất cần khi thiết kế xử lý nền bằng bấc thấm hay giếng cát là hệ số cố kết ngang của đất Ch, mà sao tôi không thấy các bác tranh luận? Về mặt lý thuyết thì có thể xđ được bằng thí nghiệm nén cố kết với mẫu dao vòng lấy theo phương ngang. Tuy nhiên khi thí nghiệm theo phương pháp này, kết quả cho Ch gần bằng Cv không hợp lý. Thực tế khi thiết kế tôi thường chọn Ch bằng 3 lần Cv. Bác nào nhiều kinh nghiệm cho ý kiến về vấn đề này nhé.
Robertol
terrydoa Nhân tiện up lên cho các bác xem cái kết quả bên tôi làm CK0CU. > > >
terrydoa
casinomkw Không dùng cái phi làm gì bác ợ. Dùng cái này là chuẩn nhất, chỉ có điều phải lập cái hàm này trước. > Và đây là tính toán và kiểm tra bằng thử nghiệm hiện trường >
casinomkw
ao anh xa Toi thấy các bạn nói mỗi người chỉ đúng một khía cạnh về cwo học đất. Điều quan trọng là mục khảo sát của chúng ta là cái gì (phải thật rõ ràng thì tôi sẽ tư vấn cho các bạn). địa chỉ nguyenquangtam656*
ao anh xa
taolaai topic này thảo luận lâu rồi, ko rõ bác muốn nói về cái gì, đây là diễn đàn bác cứ trực tiếp góp ý kiến để mọi người học hỏi và thảo luận.
taolaai
profillinkmuoimot11 Anh Oanh nói cái hàm nào thế, tôi xem mà chưa thấy, cái hàm Cu/p đó hả anh. (ah tôi thấy rồi, tại tôi chưa thấy cái hình, máy tôi nó bị làm sao đó, jờ thấy rùi).
profillinkmuoimot11
viet toan 12 Thí nghiệm nén 3 trục không nhất thiết phải có dủ cả 3 sơ đồ như bạn đưa ra đâu. Tôi đã từng làm về công trình kè trên biển, tầng đất bùn dày khoảng 20.0m. Và đã làm thí nghiệm theo CU - cố kết không thoát nước. Cái cần cho thiết kế là tính toán thiết kế theo C và phi theo CU chứ không dùng C và phi theo 1 trục thông thường. Việc lựa chọn sơ đồ thí nghiệm sẽ do điều kiện làm việc của công trình quyết định (giải pháp xử địa kỹ thuật đối với đất nền công trình đó - thường là do thiết kế yêu cầu)
viet toan 12
moaza12vs rất tâm đắc với câu nói này (in đậm) của Geotek, có lẽ vì thế mà nhiều khi ngành khoa học việt nam mới không có sự trao đổi và học hỏi như mong muốn. haizzz Góp ý thêm chút nữa la bác nguyencongoanh noi geotek thần thánh hóa một số thứ. Cái này sai, geotek chi nói ra cái sai chung của rất nhiều geotechnical engineer (cái này hoàn toàn có lý), chứ ko bảo bác không biết mà bác phải chứng to tôi biết như thế (hay chứng tỏ việtnam tôi biết) . xem mấy cái report bác gửi kèm chỉ biết tủm tỉm cười haizzz cong ty này model nọ, tiêu chuẩn nọ tiêu chuẩn kia, khi đề cập dến nó thì cung nên nói cụ thể về nọi dung của nó. Nếu chỉ đưa ra cái tên thì google làm tốt hơn thế. Thân
moaza12vs
tontai Thực ra thì nhà cháu cũng chẳng thể hiện là tôi biết gì hết, chỉ có điều có những người cứ nghĩ cao siêu. Ông giáo nhà cháu chỉ nói một câu rất đơn giản hãy làm cái phức tạp thành đơn giản nhất. Mấy cái bên trên không phải là report gì cho cam, nhà cháu cũng copy paste lên thôi, chẳng hiểu gì đâu> Chủ yếu là nghe hơi nồi chõ thôi mà, bị cười cũng nhiều chứ không phải mỗi bác cười>. Mà nhà cháu chẳng biết gì đâu chỉ là thấy cái nào lạ lạ thì pót lên cho mọi người xem cho vui thôi. Rất cám ơn góp ý của bác>. Bác nên đọc lại từ đầu topic thật kỹ vào, nhiều khi đọc lướt nó lại có gì đó không được ổn.
tontai
240315 Hóa ra có cái tọp pịc này hay đáo để mà mãi hôm nay tôi mới biết. May mà chỉ có cái nén 3 trục và 1 trục chứ có thêm cái nén 2 trục và 4trục thì chắc còn vui nữa. Về cái chuyện 2 anh này, anh nào mô tả đúng hơn sự làm việc của đất thì tôi thấy cả hai anh đều sai bét, mỗi anh đều chỉ mô tả gần đúng cho một số trường hợp riêng nào đó mà thôi. Cái việc xét xem anh nào hay hơn thì cũng giống như việc xét xem giữa trọng lượng với khoảng cách thì dùng cái nào sẽ hay hơn. Chẳng chỉ mỗi nén 3 trục hay 1 trục mà đối với mỗi con người đều thế cả. Chẳng có cái thí nghiệm nào lại có thể tốt cho mọi trường hợp mà nó chỉ tốt cho một số trường hợp riêng mà thôi. Theo tôi thì có cả hai anh này thì tốt, mà có thêm các anh 2 trục, 4 trục và nhiều trục nữa thì càng tốt và thậm chí không có các anh này thì cũng chẳng sao. Miễn là, khi tranh luận xong thì nên vui vẻ. Đây có phải là chỗ để chia tiền, tranh chức, giành quyền đâu mà phải mệt mỏi.
240315
MichaelKet Mà đúng là nó cái máy nén 2 trục và 4 trục thật cơ mà Mà không biết làm cái jack-up ở chủ đề hôm trước nó có cần phải làm thí nghiệm không hay chính cái đó nó đã là một thì nghiệm rồi nhỉ> Em là tôi cũng thấy cái tô píc này quá hay chứ không phải là hay nữa. Các bác mà thấy 5 chú TS học nước ngoài (5 nước khác nhau) ngồi đấu với nhau thì hay phải biết
MichaelKet
dutrieu Cái này đúng là bệnh nghề nghiệp của em! Chắc do gặp nhiều quá nên đâm ra vơ đũa cả nắm. Chắc phải rút kinh nghiệm vụ này thôi>. Mà 4 trục thì 3 trục + một trục thời gian nữa đó bác>
dutrieu
trangyu lan Nếu coi cái anh thời gian là một trục không gian đặc biệt thì các thí nghiệm nén cố kết có xét đến thời gian trên máy nén 3 trục sẽ là Thí nghiệm 4 trục. Tiện đây, để làm phức tạp hóa vấn đề thì ta có thể xem xét nghiên cứu các thí nghiệm nén 21 trục. Theo cái bọn Lý thuyết Dây thì không gian của chúng ta sống thực chất là có ít nhất 21 chiều độc lập tuyến tính trong đó có 3 chiều thời gian khác nhau và có 16 chiều nó xoắn tít và cuộn vào ở tại các tọa độ khác nhau của cái không gian 3 chiều mà chúng ta đã biết. Với các thí nghiệm 21 trục theo cái không gian 21 chiều này thì chắc sẽ con vui hơn nhiều. Lúc này, con voi vốn được quan sát và hiểu theo cái không gian 3 chiều + 1 chiều thời gian sẽ được quan sát và hiểu theo không gian 18 chiều + 3 chiều thời gian. Sợ rằng lúc này các ông thầy bói sẽ không còn miệt thị lẫn nhau nữa mà có khi các ông ấy dùng súng băn vào tương lai của chiều thời gian thứ hai để từ đó viên đạn đi đến quá khứ của chiều thời gian thứ 3 rồi trở về thời hiện tại của chiều thời gian thứ nhất trúng ngay và giết chết đối thủ tranh luận của tôi. Chắc là lằng nhằng lắm không dám đọc lại nữa.
trangyu lan
thuymo Hê hê. đúng là tiểu nhân chí nhỏ gặp nhau.
thuymo
Robertgomo để tiếp nối chương trình, vẫn là tn 3 trục nhưng nhà cháu mới dòm thấy bọn nó còn làm thí nghiệm 3 trục với mẫu trụ vuông. Mục đích là để sigma2 khác sigma3, đúng nghĩa tn 3 trục thực sự. Hẳn phải có cái ưu điểm thì bọn nó mới làm vậy. Đề nghị các bác phân tích giùm xem nếu làm vậy nó sẽ tốt hơn cho những trường hợp tính toán, thiết kế nào? Mong các cao thủ tham kiến, đặc biệt các cao thủ đã học thạc sĩ, tiến sĩ, và các bác học ở trời TÂY
Robertgomo
Vincentpype bác cứ hay đùa, thạc sỹ hay tiến sỹ thì họ cũng chi nghiên cứu nhất định về một mảng của họ thôi, không có gi to tát cả. đá sang mảng khác nhiểu khi họ cũng ngáo ngơ ngay chứ co phai tiến sỹ la biết tuốt đâu bác. em ở bển, engineer được coi trong hơn PhD nhiều bác ợ, bác lam PhD ma ko tiếp tục ở lại trong các trường đại học để lên tiếp assistant prof roi associated prof thì coi như phí của giời. Mà bác biết đấy một lab có bao nhiêu ông PhD ai cũng ở lại làm prof hết thì có mà loạn. Xin ra ngoài làm engineer thì cũng ok thôi, mà giả sử có chú tuyển thì nó cung chỉ coi 0 year experiences thôi, có khác gì một chú engineer mới ra trường đâu. khác cái là ai làm PhD thì có thời gian ôn kiến thức cơ bản rất vững, sau nay đi làm thì vọt xa va cao hơn các chú engineer thường ) và không hay bị mắc những lỗi như Geotek đề cập. trở lại vấn đề bác hỏi, phải nói thật là tôi không biết
Vincentpype
RobertDum Có, cần phải biết profil Su versus Depth đối với lớp đất dính, và phi với đất rời. có thể dùng down hole cpt test, vừa để láy mẫu thí nghiệm vừa có profile qc (qt). thí nghiệm on board thường được dùng la UU, mini vane, torvane, fall cone tất cả đều được tiến hành. profile Su được đưa ra theo số liệu thí nghiệm (upper bound va lower bound ket hợp với Su=qt-sigma0/Nkt)
RobertDum
EduardoMn Có vẻ cái bác đang hỏi là true-trixial test chăng? Cái này thì đúng là nó có cho thấy ứng xử của mẫu dưới các tổ hợp khác nhau của s1,2 và 3. Cái này nó đề cập trong một vài papers trong Advanced Triaxial Testing of Soil and Rock STP977 1988. May quá lại có soft copy gửi mọi người tham khảo phát. http://www.megaupload.com/?d=6CGJGSRR Em nghĩ cái này VN ta có thể chế tạo được chăng? Một cái cell, vài cái load cell vài cái LVDT thì cũng thành 3 trục nhỉ> (Em đùa đấy nhé)
EduardoMn
profillinkmuoimot11 Khà khà, hình như có vẻ thế giới đang chuyển từ labo test sang field test để cắt giảm chi phí chăng. Quả xuyên này chắc cần phải to lắm nhỉ> Thế mà tôi cứ tưởng cần gì phải tính cứ ấn (với tải trọng không đổi cho trước) đến khi nào nó hết lún thì thôi vì theo cách nghĩ nông dân của tôi thì tôi thấy chẳng cần phải mần mấy cái thí nghiệm trên? Không biết giữa tính toán và thực tế khi ấn thế nào nhỉ? Nếu bác có kinh nghiêm này bật mí chút cho mọi người thí quí lắm.
profillinkmuoimot11
CharlesEn Các bác học nước ngoài ghê quá, chém cả Anh lẫn Việt. Đề nghị các bác khi viết tiếng Anh nhớ chú thích cả tiếng Việt để các bạn mới vào nghề còn hiểu được và đỡ tốn công tra. Em xin trích câu của bác wasabi + với bác nguyencongoanh: "Mong các cao thủ tham kiến, đặc biệt các cao thủ đã học thạc sĩ, tiến sĩ, và các bác học ở trời TÂY" + "có kinh nghiêm này bật mí chút cho mọi người thí quí lắm".
CharlesEn
GeorgeEr vậy có nên hiểu tn 2 trục = 1 trục + 1 trục thời gian? >
GeorgeEr
truongtiengka Có thể> Và một cách hiểu nữa là 2 trục không có trục thời gian (hình như cái này là plain strain test thì phải)>
truongtiengka
thanhtinh Cái này tôi nói rất rõ trong vụ jack up của bác ngọc rồi ợ, mục đích tính của cái jack up này là xem trong quá trình ấn hệ thống có ổn định hay không, chứ không phải cứ thế mà ấn cho đến khi nào hết lún thì thôi Vị dụ khi một lớp đất tốt nắm trên lớp đất yếu thì khi ấn nó sẽ dễ bị punch through (đâm xuyên) làm độ lún tăng đột ngột gây hệ thống bi mất ổn định. chính vị vậy khi ấn đến gần lớp này thì cần đua ra nhưng chỉ dẫn cần thiết cho nhà thầu. Tương tự một vấn đề hay gặp khi mất ổn định nữa là squeezing, cài này tôi cũng bó tay không biết giải thích tiếng việt thế nào. Còn CPT làm ngoài biển (offshore) nó khác onshore nhiểu bác ợ có hai kiểu la Seabed mode (ấn liên tục) và down hole mode (vừa khoan vừa ấn). Nếu là offshore geotechnical survey thì 99% là có CPT (có thể có thêm piezometer hay pressometer) (+ lấy mẫu + thí nghiệm ngay trên tàu).
thanhtinh
RaymondEr Nếu vậy thì ấn khi nào mới dừng được. Và thường thì thiết kế sẽ chỉ ra tầng nào đó có thể chịu được cái tải trọng kia (cái này chắc phải tính toán), vậy thì giữa tính toán và thực tế như thế nào nhỉ theo kinh nghiệm của bác ấy. Màu đỏ, cái này có phải dùng để đo áp lực nước không nhỉ. Bác nói thử hiện tượng squeezing nó là như thế nào đi>
RaymondEr
fordthudo1 Màu đỏ: đúng roài bác tính toán với thực thế công nhận là nhiều khi khác nhau nhiều, chinh bởi vậy khi tính dựa vào so liệu Su thí nghiệm và dựa tren profil qc, thường thì chọn ra 2 profil để tính (upper bound - lower bound: cận trên cận dưới) thường thì với những engineer co kính nghiệm thì kết quả thực thế sẽ nằm trong giới hạn này. Nếu khi ấn thấy hệ thộng ổn định rồi, nhưng độ sâu này rất gần với vị trí có thể gây punch through thì thường họ sễ tiếp tục ấn xuyên qua lớp đât yếu đó Squeezign là trường hợp sét yếu (soft clay) nằm trên lớp đất tốt (stiff clay hoặc sand) khi ấn sẽ làm một lượng lớn đất chuyển vị ngang (hoặc gây trượt) ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, như pile fondation của jacket platform hay các đường ống dẫn nằm ngầm dưới biển, pipeline.
fordthudo1
Winmordbet - hehe, tôi cũng nghĩ là bác nghi ngờ chuyện này, về mặt lý thuyết phân tích thì nghiệm thì giống nhau cả thôi, các khác la thiết bị. bác cứ nghí làm con CPT ở độ sau 4000-6000m thì nó sẽ khác là làm con CPT trên mặt đất chứ (cái độ sâu này tôi phịa đây, chủ yếu là do các reseach centre làm còn industry nó chi làm ở độ sâu

Từ khóa » Thí Nghiệm Nén Cu