Thí nghiệm nén lún(nén nhanh)? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Thí nghiệm nén lún(nén nhanh)? Trong hồ sơ khảo sát địa chất tôi thấy có 2 thí nghiệm: Thí nghiệm nén nhanh và thí nghiệm nén cố kết. cả 2 đều cho ra quan hệ e-p,cho ra 2 giá trị hệ số rỗng e với từng cấp tải không khác nhau cho lắm.Tôi đã biết thí nén cố kết còn thí nghiệm nén nhanh trong phòng thí nghiệm thì chưa rõ lắm...Mong a e chỉ giáo. Có 39 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Hoàn toàn có thể sở hữu mẫu nhà 2 tầng nông thôn 500 triệu được. Nếu bạn biết cách lựa chọn mẫu thiết kế và phân giai đoạn thi công xây dựng |
| cách đây lâu rồi khi nước ta mới thành lập cơ sở vật chất nói chung còn nghèo ,cơ sơ thí nghiệm cho Địa chất công trình còn ít và lạc hậu, vậy làm sao có đủ thiết bị để nén cố kết từ đó các vị giáo sư tham khảo thí nghiệm nén cố kết, tham khảo thí nghiệm nén của trung Quốc và nước Liên xô anh hùng, từ đó mới rút ra được một cách nào đó tương đối đúng khi biến đường cong thành đường hơi thẳng và đưa ra qui phạm nén nhanh ( coi như Tỷ lệ biến dạng cấp cuối cùng và sau 24 giờ) cũng gtwowng đương với các cấp áp lực tương ứng KL : nén nhanh và nén cố kết đều giống nhau ở dạng là thí nghiệm nén với nhiều cấp áp lực nén nhanh ít hơn chỉ có 4) và ra cái đường cong e-logP na ná nhau còn khac snhau ở chỗ 1 cái cho đủ các chỉ tiêu để tính lún theo thời gian và độ lún của nó sẽ lớn hơn so với nén nhanh, cuối cùng hệ số nén lún của nén cố kết sẽ to hơn nén nhanh ( cái điều cuối là suy luận vì chưa bao giờ thí nghiệm trên cùng 1 mẫu 2 kiểu nén cả), và khi tư vấn châu âu hay nhật có hỏi thì trả lời là quick consolidation test ( hay o đờ meter test) | ArthurGip | |
| cảm ơn lời giải đáp,tuy nhiên tôi nghĩ 2 loại thí nghiệm trên gọi với 2 tên khác nhau, do đó nó phải tồn tại một đặc trưng gì đó khác nhau giữa chúng trong quá trình thí nghiệm,và đó là gì,rất mong a e giúp đỡ, nếu được a có thể nêu chi tiết thí nghiệm nén nhanh dùm được không ? nếu ta tiến hành cả 2 loại thí nghiệm và tìm ra được cả 2 hệ số rỗng ở cả 2 thí nghiệm cho 1 lớp đất, vậy khi dùng ta dùng bên nào sẽ chính xác hơn? | noithatap | |
| Như tôi nói rồi đấy thực tế không có nén nhanh ( chỉ có VN còn bên Hồ cẩm Đào còn sử dụng không thì không rõ),QUy trinh nén nhanh thì bạn tham khảo tiêu chuẩn trong đó có cách tính luôn. Tôi nói thế vì nếu bạn học trường mỏ ( xin lỗi nếu hơn tuổi tôi) bạn sẽ biết thầy Nguyễn Huy Phuong va chính thay đã kể cho cả lớp trong đó có tôi tại sao lại là nén nhanh ( nguyên văn trên tôi thêm tí cho nó vui vẻ ý mà) và thế này nhé nếu đúng chuẩn theo nén cố kết bạn phải giữ nguyên cấp áp lực đến khi biến dạng sau 24 tiếng không ột quá 0.02mm thì mới tăng tải ( vậy bạn thử hình dung xem mẫu yếu VD : Sét dẻo chảy thì nó sẽ lún nhiều hơn so với nén nhanh để 2 tiếng và nhân với biến dạng quy ước ) vậy theo bạn dùng e nào chinh xác hơn | AlfomzoMl | |
| Ps : bạn nên tham khảo tài liệu nén nhanh và nén cố kết đi khi đó bạn sẽ không phải hỏi như thế này ( với tiêu chuẩn mới nhất 2011 do Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam biên soạn cho đất xây dựng công trình thủy lợi thì nén cố kết coi như là chính thức còn nén nhanh chỉ được phép thực hiện khi có yêu cầu của TVTK) | levantrai | |
| Thực tế là nén nhanh không chính xác bằng nén cố kết,nhưng đa số hồ sơ toàn thí nghiệm nén nhanh vì nó rẻ tiền,nếu có nén cố kết thì cũng chỉ có vài mẫu cho vui,muốn lấy thông số để tính lún cũng không có vì nếu khảo sát 10 lớp đất may lắm chỉ thí nghiệm nén cố kết 2,3 mẫu,nén nhanh thì có từng lớp.Cũng vì đồng tiền cả thôi. | viet toan 12 | |
| Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà | Luckyman | |
| Cái thí nghiệm nén cố kết còn được gọi là nén chậm. Nén nhanh là nén trong thời gian ngắn, khoảng 2h - 4 h cho một lần nén. Còn nén chậm là nén trong thời gian dài, khoảng 24, 48 h và nếu thích thì là 1000 h hoặc cứ ngâm tôm kệ nó ở trên máy thích đến bao giờ gỡ ra cũng được. Thực tế ngoài hiện trường thì đất còn bi nén lâu hơn rất nhiều cho nên cái anh nén chậm thường sẽ phù hợp hơn anh nén nhanh khi so với thực tế. Khi coi cái anh nén chậm là chính xác thì rõ ràng là anh nén nhanh không chính xác. Để tính toán thì người ta cần có kết quả nén chậm chứ không ai dùng kết quả nén nhanh để tính toán cả. Tuy nhiên các cô thí nghiệm thường hay phải về cho con bú nên không thể mẫu nào cũng nén chậm được nhất là khi số lựong máy thí nghiệm cố kết là hạn chế. Nếu có thật nhiều máy thì có thể không cần nén nhanh nữa mà mẫu nén nào cũng cho nén chậm cho nó chính xác hơn và thu được nhiều tiền thí nghiệm hơn. Như vậy, để có thời gian cho các cô thí nghiệm về nhà cho con bú mà vẫn có được kết quả đủ chính xác chấp nhận được thì người ta thường tiến hành nén nhanh tất cả các cấp tải và nén chậm cái anh cấp tải cuối cùng. Ví dụ, với các cấp tải p1, p2, p3 và p4, sau khi nén ta có hệ số rỗng e1, e2, e3 và e4 cho nén nhanh và có hệ số rỗng E4 cho nén chậm. Cái tỷ số k = E4/e4 được gọi là hệ số hiệu chỉnh giữa nén chậm và nén nhanh. Dựa trên cái hệ số hiệu chỉnh này mà người ta xác định ngược lại các hệ số rỗng E1, E2 và E3 khi nén chậm bằng công thức Ei = k. ei. Thế thôi. Đơn giản như con gián. Dưng mà tôi không biết là tôi có chém trúng không, biết đâu tôi lại chém gió. Bạn nên tìm sách đọc lại thì tốt hơn chứ cứ đi nghe người ta bảo thì dễ có ngày phải bán nhà để trả nợ lắm đấy. . | Roberter | |
| Làm sao để biết cái E4 là của nén chậm vậy chú? | phuonganh12 | |
| Để biết nó là nén chậm thì dễ thôi. Nhìn vào cái biểu đồ nén nếu thấy thời gian nén là 24 h hoặ 48 h thì nén chậm. Còn nếu thấy nó vèo 1 cái đã xong trong 2 h thì đó là nén nhanh. | Stephenon | |
| Nếu theo tiêu chuẩn người ta qui ước lấy biến dạng sau 24/8 giờ của cáp cuối ra 1 số K và vì các cấp trước chỉ nén sau 2 giờ nên lấy tổng số đọc ( trừ hiệu chỉnh máy)*K này sẽ ra được tổng độ lún của cấp đó sau 24h. Thực tế ra không phải về cho con bú đâu cụ ạ ( cụ có cho bú đâu mà biết) mà quan trọng nhất là làm 1 mẫu cố kết mất tối thiểu 7 ngày nên không phù hợp với điều kiện máy móc ở VN. Hơn nữa đố ai dùng kết quả nén nhanh để tính bài toán lún theo thời gian | lightzar | |
| CỤ Ngọc xem tin nhắn của cháu chưa ạ cháu muốn hỏi về vấn đề non-gi gi hôm qua | thanhvu | |
| Dừng vui dính đến giao thông và xử lý nền là mấy cái biển quan trắc chờ lún có việc làm đấy | nongdan | |
| Hiện tại tôi chỉ mới ra trường chưa có kn nhiều tôi đang thiết kế móng cho công trình trong Tp.hcm và trong hồ sơ khảo sát địa chất nó có ghi rất rõ ràng 2 cột 1 cột là thí nghiệm nén cố kết,một cột là thí nghiệm nén lún(nén nhanh) rất rõ ràng,cảm ơn bác NGOC_IBST đã chỉ giáo. have nice day ! | casinomkw | |
| Tôi có biết gì đâu nhưng tôi thấy cứ mỗi khi thí nghiệm nén cố kết là các cô thí nghiệm lại hay về nhà cho con bú kể cả những cô chưa có con và những cô trên 50 tuổi con đã lớn cũng đều như thế cả. | Freddievaw | |
| Cái thí nghiệm nén cố kết là thí nghiệm nén chậm cho tất cả các cấp. Cấp nào cũng ít nhất mất 24 h. Khi làm thí nghiệm nén nhanh thì người ta nén chậm 1 phát ở cuối thôi để còn có thời gian cho con bú. | thuymo | |
| À thì ra người ta phát minh ra thí nghiệm nén nhanh vì vấn đề cho con bú... cảm ơn bác nhiều. | duancuacuon | |
| Sorry doanthinhbk nhe ( di nhien mơi ra trường thì ít hơn tuổi tôi) vì tôi hiểu nhầm cách hỏi của bạn nên mơi trả lthwees rút kinh nghiệm hỏi thẳng vào vấn đề nhé | profilmuoibon14 | |
| Tôi thấy phandungdkt trả lời như thế cũng tốt có sao đâu. Sau 5 năm nữa thì bạn doanthinhbk sẽ là ra trường lâu rồi. Lúc đó bạn ấy xem lại cái này thì vẫn rất là tốt. Đấy chính là cái hay của các Diễn đàn, luôn lưu lại các chuyện cũ rích và xưa như trái đất nhưng lại là mới và đầy hấp dẫn gây tò mò cho các thế hệ sau. . Và rồi có khi sau 40 năm nữa, bạn doanthinhbk có đọc lại cái topic này thì có khi lúc đó lại bảo sao cũng nó ngớ ngẩn thế nhỉ, toàn bàn bạc những cái chẳng đâu vào đâu cả. | kiwisoda | |
| vậy mà lúc đầu tôi tưởng nén nhanh là nén ko cố kết - là cái thí nghiệm để mô tả nền đất khi mới chịu tải mà chưa kịp cố kết | rtgreter vret ẻ | |
| Mấy bác làm thí nghiệm của tôi làm cực ký lụi. Xem lại cái tiêu chuẩn đi và sẽ thấy rằng nén nhanh này chỉ dùng cho đất quá cố kết trước và đất có hệ số thấm nằm ở một khoảng nào đấy mà với việc nén thì không cần đến 24h thì đã đạt cái gọi là độ lún ổn định, như vậy thực chất nén nhanh cũng chính là nén cố kết, chỉ là người ta đã biết áp dụng để rút ngắn thời gian nén đối với một số loại đất nhất định. Ví dụ đất cát, hoặc đất quá cố kết trước nặng thì chẳng ai nén cấp tải được lưu đến 24h giờ cả. Việc lựa chọn 24h trong đó cũng có yếu tố tiện lợi, vì sáng hôm nay gia tải, thì sáng mai có thể gia cấp tải tiếp theo. Đối với đất cố kết thường hoặc cố kết trước nhẹ thì việc nén nhanh là việc làm hết sức bậy bạ và chẳng thể dùng được vào mục đích nào cả Và đọc lại các loại tiêu chuẩn về oedometer test thì chẳng thấy ai trên thế giới này có mô tả cái nén nhanh cho đất yếu mà người ta vẫn đang làm và lấy tiền ở VN cả | Renatosymn | |
| Chịu bác bác chỉ được cái nói đúng. Em kể cho bác một câu chuyện thế này: sáng nay tôi lên phố qua quán phở rất ngon nhưng giá đề là 30K/1b ma trong túi chỉ còn 40K nếu ăn phở quán đấy mà nổ xe thì toi, nhìn quanh chả thấy quán xôi bánh mỳ đâu may mà bên cạnh có quán phở đề 15K/1b tôi vào ăn. Kết quả : tôi vẫn được ăn phở tuy nhiên làm cốc trà đá xong thấy cồn ruột tôi đoán phở này toàn cho mì chính chắc chỉ có 1 hai cục xương. BIết thế nhịn đói tìm quán bánh mỳ hay xôi thì hơn.Tiếc là chả có | Rolandpr | |
| Theo cách hiểu của người Nga và theo tiêu chuẩn của họ thì họ không có cái anh quá cố kết, cố kết thường gì sất. Họ chỉ có cái cố kết cấu trúc có vẻ gần với cái anh cố kết trước nhưng hoàn toàn không cùng ý nghĩa. Vì vậy, họ đã áp dụng cái kiểu này cho các loại đất với một vài ghi chú nho nhỏ. Tại Việt nam, khi áp dụng theo cái tiêu chuẩn của Nga thì đã làm theo các cách này chứ Việt nam không thể tự bịa ra cái này được đâu. Không biết là các kiến thức của người Nga có được coi là của cái thế giới này không nhỉ hay là kiến thức của thế giới chỉ duy nhất đúng và chỉ bó tròn trong những cái mà ta đã biết mà thôi. Cái cách thí nghiệm này không chỉ áp dụng tại Nga và Việt nam mà còn áp dụng ở nhiều nơi khác mà không biết những nơi đó có được coi là thuộc thế giới này không (Trung quốc, Anbania, Bungaria...). Cùng một vấn đề nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau và cách giải quyết khác nhau. Khi ta theo cái cách này thì không có nghĩa cách khác lại là sai ngay được. Tất nhiên là khi tính toán người ta sẽ có những cách khác nhau để sử dụng cái kết quả thí nghiệm đó. Nếu lấy kết quả thí nghiệm theo quan niệm này để áp dụng cho lý thuyết theo quan niệm khác thì chắc chắn sẽ là không hợp lý và rồi khi thấy không hợp lý thì lại vội cho ngay là cách đó đã sai. Thực ra thì tất cả các cách hiểu về tự nhiên thì còn lâu mới đúng được. Đằng nào thì cũng là sai cả thôi mà. | Bernardmt | |
| Em thì chưa có cơ hội đọc cái tiêu chuẩn của các nước khối XHCN, tuy nhiên theo tôi nghĩ nếu người ta đã đẻ ra môn cơ học đất hiện đại thì chắc các qui ước quốc tế nó cũng tương tự nhau, chẳng thể có cái việc nó làm sai hoàn toàn cả. Riêng về việc nén nhanh thì nếu bác nói thế thì các anh Nga....cho đến VN là làm giống nhau chăng, tức là khi áp lực nước lỗ rỗng thặng dư chưa tiêu tán hế mà đã tăng tải---->thì rằng là mà cái áp suất kia đâu phải lên khung hạt và chẳng thể vẽ được lên cái đồ thị e-p. Tôi cũng đọc sách của các giáo sư Nga, điển hình là bác N.A.tsutovit (bản tiếng việt) thì hình như chẳng có cái khái niệm là nén nhanh cho đất có hệ số thấm bé (như kiểu các anh VN nhà ta sáng tạo ra). Cái dở của tôi là phải thấy cái bản gốc nó nói là nén nhanh cho đất yếu thì tôi mới tin, vì thậm chí người ta in thành tiêu chuẩn VN hẳn hoi mà nó có khi còn trái ngược với bản gốc mà (chắc các nhà khoa học nhà tôi tự hiểu hoặc sáng tạo ra chăng) Còn bác nói về cái độ bền cấu trúc thì tôi thấy có vẻ nó giông giống với cái pc P/S: Mà tôi thấy dạo này các bác đi học Nga hay các chú XHCN cũ thì hình như nó giống với phương tây rồi bác ợ. Không biết có đúng không | Robertol | |
| Tôi vừa có cái tài liệu KS của một dự án ở Bungarria, trong đó cái anh nén cố kết cũng được làm như đã nói. Tôi cũng có một số tài liệu khảo sát của Trung quốc, họ cũng làm như thế. Cái tô đỏ: Ở ta thì chẳng có trường phái cóc nào cả. Cứ ai cho bú thì coi người đó là mẹ, dù cho người đó mắt một mí hay tóc vàng hoặc gặp nhau thì cúi gập xuống hoặc là bất kể cái gì chẳng giống chút nào với bà mẹ đẻ ra tôi cả. Họ chuyển sang giống phương Tây là để kiếm miếng ăn thôi. Trong khi đó chính bản thân phương Tây lại đang xích lại gần Nga. Thì đấy, nếu bạn xem cái EURCODE thì sẽ thấy. Các kiểu tính toán, quan niệm của cái EURCODE này thì lại giông giống các tiêu chuẩn cũ và mới của Nga và khác với các tiêu chuẩn phương Tây trước đó. Hay là bọn phương Tây bây giờ nó lại ngu hơn tôi vì đã không chịu theo tuyệt đối cái trường phái phương Tây cũ mà lại đánh võng sang trường phái của Nga ??? | Alegowasea | |
| Bác có thế pót lên đây cái trang mà bác nói là nó giống giống với nhau ấy, và nhân tiện bác pót luôn cái hệ số thấm hoặc cái OCR đính kèm nhé. Vấn đề là ở bản chất, người ta dùng nén nhanh nhưng nó lại có ý nghĩa là nén cố kết nếu làm đúng (cái này dựa vào hệ số thấm hoặc OCR), còn cũng một cái ý nhưng lại dùng cho đất bùn yếu thì nó lại là thành nhầm to bác ợ. Cách làm như thế thì hơi giống vẹt tí Cái qui định khi nào dùng nén nhanh thì được nói rất rõ trong cái TCVN 4200-1995. Mà tự bác nghĩ là sẽ thấy nó buồn cưới, nén 2h khi epwp chưa tiêu tán thì vẽ cái e-p kiểu gì, rồi lại cấp tải đầu mới được 50%, và cấp tải sau mới được 30% chẳng hạn....> | hoahuongduong | |
| Bọn nó không thèm biết cái OCR và cái pc là cái cóc khô gì hết cả. Cách làm của bọn nó để suy từ nhanh sang chậm như thế nào thì tôi đã trình bày trong bài 7 rồi. Tất cả các thắc mắc của bạn tôi cũng đã nói trong bài 7 và các bài tiêp đó rồi. Khi cần thiết và có yêu cầu thì người ta không nén nhanh mà nén chậm tất cả. Còn bình thường, khi không có yêu cầu đặc biệt thì người ta nén nhanh tất cả các cấp và nén chậm 1 phát ở cấp tải cuối cùng thôi để giành thời gian về nhà cho con bú. Với tớ, khi thiết kế xử lý nền đất yếu, tôi chưa bao giờ yêu cầu nén nhanh cả vì tôi cóc tin vào cái mối liên hệ suy ra từ nhanh sang chậm như đã trình bày trong bài 7. Người ta thường hay đổ tại thời gian gấp để bỏ nén chậm chỉ làm nén nhanh. Khi này, tôi yêu cầu họ làm báo cáo sơ bộ không có thí nghiệm nén cố kết để tôi cũng thiết kế sơ bộ mà thôi. Bao giờ có kết quả thí nghiệm nén cố kết (tất cả các cấp đều chậm) thì sẽ có thiết kế chính thức. Thực ra cái trò nén nhanh rồi suy ra nén chậm là vì hoàn cảnh khó khăn. Số lượng máy thí nghiệm nén ít nên phải làm như vậy. Với 1 mẫu một máy thì mất ít nhất 7 ngày nếu nén chậm tất cả các cấp. Trong khi đó, tôi thấy các phòng thí nghiệm đó chỉ có 4 máy thì làm sao ăn hết được các mẫu trong khoảng thời gian ngắn đựoc. Cái chuyện này giống như chuyện nấu cơm ngày xưa bằng bếp củi hoặc đun bằng rơm rạ đó. Khi nấu cơm phải làm rât nhiều thủ tục. Thằng cháu ngoại của tôi khi nghe tôi kể về cách nấu cơm ngày xưa thì nó phán là : Sao ngu thế, mua một cái nồi cơm điện thì có phải đỡ vât vả hơn không. Thôi, ở ta thời đó qua rồi nhưng hiện nay vẫn còn nhiều nơi khác khó khăn lắm họ vẫn phải theo cách cũ thôi. | dutrieu | |
| Cái chính là cách làm đó có vẻ chẳng theo một nguyên lý gì cả> Và việc áp dụng hình như không đúng ngay cả dùng TCVN bác ạ Hy vọng là các thầu phụ của tôi không phải bị tôi không trả tiền vì cái việc làm nén nhanh này. Tôi không phản đối việc nén cát mà chỉ dùng có chưa đến 1 tiếng cho cấp tải, thì cái này cũng có thể gọi là nén nhanh nhưng nó đúng, còn tôi đã từng thấy các báo cáo dày đến có khi cả nghìn trang mà một loạt kết quả nén nhanh không thể dùng vào đâu được thế mới gọi là lãng văn phí Mà các dự án này tổng mức đầu tư có đến vài nghìn tỷ đồng (việc trang bị mấy cái máy nén hoặc thậm chí 100 cái để khỏi phải gọi là nó làm à ươm là việc trong tầm tay)> Nếu nói khó khăn thì thay vì làm 100 mẫu như thế thì chỉ cần làm 10 mẫu cho nó đúng thì tốt hơn và hữu hiệu hơn rất nhiều lần. Chứ 100 cái kia lắp vào mà tính toán có ngày nằm ấp như chơi | jinchan | |
| Bác lại đúng rồi tôi tính trung bình 1 người để làm chính xác thì chỉ thí nghiệm được 2 mẫu nén cố kết cùng 1 luc suy ra để 100 máy cần 50 người và để làm 1000 mẫu ( vài tỷ mà) mất 70 ngày. Sau 70 ngày đấy lấy tiền và việc đâu để nuôi 45 người ( giữ lại 5 người) và chọ họ nghỉ thế là lại thất nghiệp | Winmordbet | |
| thế nào là cùng 1 lúc??? có ai lại làm nén tức thời nhiều mẫu cùng 1 lúc để đọc, kiểu gì cũng phải bố trí lệch nhau một chút, ít nhất cho thời gian đầu đọc nén, nếu làm như vậy thì một người có thể theo dõi nhiều mẫu đồng thời. tính toán như bạn thì doanh nghiệp chết, kiểu này chưa thể làm điều hành PTN được> cơ mà cái phandungdkt đang minh họa chả phải cái bác nguyencongoanh nói>. | profillinkmuoihai12 | |
| ặc chào bác tôi đi làm đây. Hic ai chả biết là phải làm đúng nhưng vấn đề là không biết làm sao mà đây? | Robertol | |
| Trong bảng này nó đâu có nói nén nhanh? Nó đưa ra cả Cv thì chắc là nén chậm rồi Còn cái bọn trạng thái cứng thì đúng là có thể dùng cái vụ nhanh được> khi mà áp lực nén vẫn < pc | PrikoliSsSSdda | |
| Nếu là nén chậm thì phải có đoạn dỡ tải bác à! | 53caugiay | |
| dỡ tải có hay không là theo yêu cầu, ko phụ thuộc nén chậm hay nhanh | Donaldsor | |
| Kết quả thí nghiệm nén ba trục CU trong Bảng tổng hợp hình như cũng có vấn đề. | anhtuannguyen0904 | |
| Nhanh hay chậm thì cũng có đoạn dỡ tải. Có yêu cầu hay không thì tôi thấy các cô thí nghiệm vẫn cứ dỡ tải. Cứ ép mãi mà không chịu dỡ tải thì mỏi lắm và không lấy được mẫu đất ra để ép tiếp quả khác. Ép mãi một mẫu cũng chán. | noithatchangson | |
| Chịu thầy, Không hiểu thầy và giáo sư Xoay ngồi với nhau thì thế nào. CHả khác gì hỏi đường đến IBST chỉ một hồi người hỏi nói : thế không nổ máy thì đi bằng niềm tin à. Mà tiện đây tôi cũng muốn hỏi ( bác Oanh và các bác khác) uh thì nén nhanh với đất yếu sai ok vậy tại sao nén nhanh chỉ có 4 cấp áp lực mà trong tiêu chuẩn qui định nén cố kết tối thiểu 5 cấp PS : Hôm qua có thấy bác nt rủ người dưng đi uống bia cháu tiếc quá vì buổi trưa uống rượu rồi hi vọng sớm có ngày được biết bác | ewrewrwewe | |
| Chào bạn! vui lòng cho tôi hỏi, thí nghiệm nén lún trong hồ sơ địa chất cho cấp áp lực nén là: p=50, 100, 200, 400 kPa. Nhưng khi tính lún cho móng cọc, giá trị ứng suất lớn hơn 400 kPa thì tôi cần phải nội suy như thế nào. Mong các bạn trả lời giúp, cảm ơn n. | MrAn12345 | |
| Chào các bạn! vui lòng cho tôi hỏi, thí nghiệm nén lún trong hồ sơ địa chất cho cấp áp lực nén là: p=50, 100, 200, 400 kPa. Nhưng khi tính lún cho móng cọc, giá trị ứng suất lớn hơn 400 kPa thì tôi cần phải nội suy như thế nào. Mong các bạn trả lời giúp, cảm ơn n. | nguoixau | |