Thi Tốt Nghiệp THPT Năm 2009 Từ Ngày 2 đến 4-6 - Báo Tuổi Trẻ

CmT1yGR1.jpgPhóng to
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2008 tại Hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) sáng 28-5 - Ảnh: Quốc Dũng
TTO - Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2009 được tổ chức từ ngày 2 đến 4-6. Theo đó, thí sinh phải thi sáu môn, ngoài ba môn bắt buộc là văn, toán, ngoại ngữ thì chậm nhất đến ngày 31-3 Bộ GD-ĐT sẽ công bố ba môn thi còn lại.

Tuổi Trẻ Online giới thiệu chi tiết đối tượng và điều kiện dự thi, thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, lịch thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2009… cùng các thông tin liên quan.

Đối tượng và điều kiện dự thi

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam và người nước ngoài đang học tập, sinh sống tại Việt Nam (gọi chung là người học) đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi. Người học đã học hết chương trình THPT nhưng không đủ điều kiện dự thi hoặc đã dự thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước và các đối tượng khác được Bộ GD-ĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).

Điều kiện dự thi đối với giáo dục THPT: đã tốt nghiệp THCS; đã học xong chương trình THPT; được đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực ở từng lớp học; đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém; tổng số buổi nghỉ học trong năm học lớp 12 không quá 45 buổi (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại); không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.

Điều kiện dự thi đối với giáo dục thường xuyên: đã tốt nghiệp THCS; học hết chương trình THPT. Đối với người học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên: không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12; nếu là người học trong diện xếp loại hạnh kiểm thì phải có thêm điều kiện hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên; không nghỉ quá 45 buổi học trong năm học lớp 12 (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại). Đối với những người học theo hình thức tự học có hướng dẫn: không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và có đầy đủ hồ sơ dự thi hợp lệ theo quy định.

Điều kiện dự thi đối với thí sinh tự do: đã tốt nghiệp THCS; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi. Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường THPT nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

Thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Đối với giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên, thí sinh sẽ được trường hướng dẫn cụ thể. Người đã học hết chương trình THPT, trong năm tổ chức kỳ thi ĐKDT tại trường phổ thông, nơi học lớp 12, không được ĐKDT ở cơ sở giáo dục khác; học sinh lớp 12 năm học 2008-2009 ở giáo dục THPT không được ĐKDT tốt nghiệp THPT năm 2009 theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Riêng đối với thí sinh tự do, Tuổi Trẻ Online nêu những điểm đáng chú ý về thủ tục đăng ký dự thi (ĐKDT). Theo đó, thí sinh nộp cho trường phiếu ĐKDT in theo mẫu của Bộ GD-ĐT. Phiếu ĐKDT là bản tóm tắt tất cả các thông tin về thí sinh; có cam đoan và chữ ký của thí sinh. Hồ sơ dự thi của thí sinh còn có các giấy tờ khác quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT.

Ngoài phiếu ĐKDT theo mẫu của Bộ GD-ĐT, học bạ THPT (bản chính), giấy khai sinh (bản sao), bằng tốt nghiệp THCS (bản chứng thực), giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực), các loại giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)... thí sinh tự do cần phải có thêm giấy xác nhận không vi phạm trong thời gian bị kỷ luật cấm thi của trường phổ thông dự thi năm trước.

Sau khi đủ các giấy tờ trên, thí sinh tự do (cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên) được ĐKDT tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của chính quyền cấp xã) hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp 12.

Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi ĐKDT một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0; đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.

Thí sinh tự do không đủ ĐKDT ở những năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm hoặc nghỉ học quá 45 buổi trong năm học lớp 12 thì phải có xác nhận của chính quyền cấp xã trong đơn xin dự thi của thí sinh về phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh trật tự của địa phương.

ejUADUAK.jpgPhóng to
Thí sinh kiểm tra túi đựng đề thi trước khi đề thi được cán bộ coi thi chuyển đến thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 tại Hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) sáng 28-5 - Ảnh: QUỐC DŨNG

Chậm nhất 30 ngày trước ngày thi, thi sinh phải nộp hồ sơ ĐKDT tốt nghiệp bởi sau thời hạn này, các trường không được phép nhận thêm hồ sơ. Chậm nhất 10 ngày trước hôm thi, trường phải thông báo những trường hợp không đủ điều kiện dự thi.

Bộ GD-ĐT cũng quy định nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi của thí sinh cần hướng dẫn cụ thể và có những biện pháp tích cực giúp thí sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng cộng điểm ưu đãi, khuyến khích và chế độ ưu tiên (nếu có); tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ. Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được UBND cấp xã xác nhận; UBND cấp xã xác nhận về cư trú, việc không ở trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự của thí sinh; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định.

Lịch thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2009

Theo đó, các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý thi theo hình thức tự luận; còn các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ (gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật) thi theo hình thức trắc nghiệm. Những môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 (trong số các môn nêu trên) sẽ được thông báo cụ thể vào cuối tháng 3-2009.

Đề thi dành cho các đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, gồm: thí sinh học ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, ban Cơ bản, thí sinh học trường THPT kỹ thuật và thí sinh tự do. Đề thi được ra theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn gồm hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình: chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (chuẩn hoặc nâng cao); riêng thí sinh tự do được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài. Đối với tất cả thí sinh, nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.

Đối với các môn ngoại ngữ (gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật): đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Đề thi dành cho thí sinh học theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT: được ra theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.

Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi đáp ứng cho tất cả các đối tượng thí sinh học lớp 12 THPT năm học 2008-2009. Đề thi kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học; đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính sư phạm; phân loại được trình độ của người học; phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.

Theo quy chế thi hiện hành, thí sinh tự do phải thi cùng đề thi như thí sinh đang học lớp 12 THPT năm học 2008-2009; thí sinh tự do phải tự cập nhật, bổ sung kiến thức theo các hình thức khác nhau để chuẩn bị cho việc dự thi.

Thời gian làm bài của thí sinh (không kể thời gian phát đề): các môn văn và toán: 150 phút/môn, các môn thi trắc nghiệm: 60 phút/môn, các môn còn lại: 90 phút/môn. Lịch thi cụ thể như sau:

Lịch thi tốt nghiệp THPT:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ phát

đề thi

Giờ

bắt đầulàmbài

2-6-2009

Sáng

Văn

150 phút

7g25

7g30

Chiều

Môn thứ tư

60 phút

14g15

14g30

3-6-2009

Sáng

Môn thứ năm

60 phút

7g15

7g30

Chiều

Môn thứ sáu

90 phút

14g25

14g30

4-6-2009

Sáng

Toán

150 phút

7g25

7g30

Chiều

Ngoại ngữ

60 phút

14g15

14g30

Môn thay thế

60 phút

14g15

14g30

Lịch thi tốt nghiệp Bổ túc THPT:

2-6-2009

Sáng

Văn

150 phút

7g25

7g30

Chiều

Môn thứ ba

60 phút

14g15

14g30

3-6-2009

Sáng

Môn thứ tư

90 phút

7g25

7g30

Chiều

Môn thứ năm

90 phút

14g25

14g30

4-6-2009

Sáng

Toán

150 phút

7g25

7g30

Chiều

Môn thứ sáu

60 phút

14g15

14g30

Tổ chức thi theo cụm trường

Mỗi cụm trường gồm ít nhất 3 trường THPT hoặc 3 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX); hoặc thành lập cụm thi hỗn hợp gồm ít nhất 2 trường THPT và 2 trung tâm GDTX (khối GDTX xếp xáo trộn, nhưng vẫn riêng một khối). Đây là yêu cầu tối thiểu; ghép được càng nhiều trường trong một cụm trường càng tốt.

Trường hợp đặc biệt, những trường ở vùng xa, vùng cao, hải đảo, đi lại khó khăn, không đáp ứng quy định thì Sở GD-ĐT phải báo cáo Bộ GD-ĐT xem xét, quyết định.

Trong mỗi cụm trường, danh sách thí sinh được sắp xếp theo các bước sau:

+ Bước 1: Xếp theo thứ tự ban: Thí sinh ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, ban Cơ bản; thí sinh GDTX (nếu có).

+ Bước 2: Xếp theo thứ tự ngoại ngữ: Trong mỗi ban, trừ thí sinh GDTX, xếp theo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật); nếu có thí sinh học ngoại ngữ 3 năm thì xếp khối ngoại ngữ 3 năm trước, 7 năm sau.

+ Bước 3. Trong mỗi ngoại ngữ hoặc trong danh sách thí sinh GDTX: tên thí sinh được xếp theo thứ tự a, b, c...

Mỗi thí sinh có một số báo danh gồm sáu chữ số: 2 chữ số đầu là mã số cụm trường; 4 chữ số sau là số thứ tự của thí sinh trong danh sách, đánh từ 0001 đến hết số thí sinh của cụm trường.

Công nhận tốt nghiệp THPT

Sau kỳ thi, từ ngày 18 đến 23-6, các Sở GD-ĐT sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết quả tạm thời. Trước ngày 25-6 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.

Từ khóa » Hình ảnh Bằng Cấp 3 Năm 2009