Thị Trường Con Gấu Là Gì? Nhà đầu Tư Cần Làm Gì Trong Giai đoạn Này?

Thị trường con gấu là một trong những thuật ngữ đầu tư quan trọng và phổ biến. Trong giai đoạn này, các mã cổ phiếu và thị trường sẽ tràn ngập trong sắc đỏ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để nhà đầu tư xem xét lại chiến lược đầu tư của mình. Bài viết này, DNSE sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi “thị trường con gấu là gì, nhà đầu tư cá nhân nên làm gì trong giai đoạn này”.

Bò và Gấu có ý nghĩa gì? Liên quan thế nào tới uptrend, downtrend, sideways? – HVBVG
Mục lục hiện 1 Thị trường con gấu là gì? 1.1 Nguyên nhân xảy ra thị trường con gấu 2 Các giai đoạn của thị trường con gấu 2.1 Giai đoạn 1: 2.2 Giai đoạn 2: 2.3 Giai đoạn 3: 2.4 Giai đoạn 4: 3 Những hành động nhà đầu tư cá nhân cần làm trong thị trường con gấu là gì? 3.1 Ví dụ về cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup trong giai đoạn 2008-2009) 4 Kết luận

Thị trường con gấu là gì?

Thị trường gấu (tiếng anh là Bear market) là giai đoạn thị trường chứng khoán sụt giảm. Đây là tên gọi bắt nguồn từ cách kết liễu con mồi của gấu: tấn công từ trên xuống. Hành động này là ẩn dụ cho chuyển động của thị trường, nếu xu hướng giảm thì được xem là thị trường gấu.

Thị trường gấu xuất hiện khi các mã chứng khoán sụt giảm liên tục, thấp nhất từ 20% và có thể hơn so với mức đỉnh gần nhất. Bởi lẽ đây là khoảng thời gian mà tâm lý nhà đầu tư vô cùng tiêu cực và bi quan lan rộng toàn thị trường.

Thị trường gấu có thể là sự sụt giảm của 1 nhóm ngành cụ thể nói riêng hoặc cả chỉ số VN-index nói chung, hay rộng hơn có thể cả nền tài chính toàn cầu với xu hướng đi xuống. Nguy hiểm hơn, thị trường gấu có thể là dấu hiệu cho 1 nền kinh tế suy thoái.

Xem thêm: Thị trường con bò là gì? Nhà đầu tư cá nhân nên làm gì trong giai đoạn này?

VN-Index trong giai đoạn thị trường con gấu năm 2008 - 2009
VN-Index trong giai đoạn thị trường con gấu năm 2008 – 2009

Nguyên nhân xảy ra thị trường con gấu

Giá cổ phiếu là phản ánh kỳ vọng tương lai của dòng tiền và lợi nhuận của các công ty liên quan. Khi triển vọng tăng trưởng suy yếu, kỳ vọng tương lai về doanh nghiệp hoặc nền kinh tế sẽ sụp đổ, giá cổ phiếu sẽ giảm đi. Trong quá trình đó, hành vi bầy đàn FOMO (Hiệu ứng sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài số đông) sẽ bảo vệ các khoản đầu tư trong sự sợ hãi lan rộng, dẫn tới hiện tượng bán tháo hàng loạt.

Nguyên nhân dẫn đến thị trường gấu thường khác nhau. Nhìn chung, khi nền kinh tế suy thoái hoặc triển vọng tăng trưởng kém, khủng hoảng chính trị, đại dịch, chiến tranh,… đều có thể là các nguyên nhân dẫn tới thị trường gấu.

Các giai đoạn của thị trường con gấu

Cũng như bất cứ chu kỳ kinh tế nào, nhà đầu tư vẫn có thể nhận biết khi nào xảy ra thị trường gấu bằng cách phân biệt các giai đoạn của nó. Từ đó, bạn có thể lập nên kế hoạch phản ứng hợp lý, bảo toàn vốn đầu tư của chính mình. Thị trường gấu bao gồm 4 giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1:

Đặc điểm của giai đoạn này là khi điểm số thị trường đang quá cao so với kỳ vọng, đi kèm là tâm lý nhà đầu tư cũng hưng phấn. Nhưng về cuối giai đoạn, khi tâm lý bắt đầu có cảm giác bất an về triển vọng của nền kinh tế, một số nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường để bảo toàn khoản đầu tư.

Giai đoạn 2:

Thiếu cầu từ sau cuối giai đoạn 1, các chỉ số kinh tế bắt đầu kém khả quan, giá cổ phiếu bắt đầu lao dốc, những nhà đầu tư đến trễ phải nếm đòn đau, bán tháo trong sợ hãi, tâm lý tiêu cực lan rộng khắp thị trường.

Giai đoạn 3:

Khi giá cổ phiếu được điều chỉnh về mức hợp lý, các nhà đầu cơ, đầu tư cơ bản bắt đầu bắt đáy, tạo thanh khoản cho thị trường.

Giai đoạn 4:

Đà giảm của thị trường bắt đầu chậm lại, khi định giá đã hợp lý hơn, thị trường chờ đợi các luồng thông tin tốt để bật tăng. Kết thúc chu kỳ thị trường con gấu.

4 giai đoạn của VN-Index trong thị trường con gấu
4 giai đoạn của VN-Index trong thị trường con gấu

Những hành động nhà đầu tư cá nhân cần làm trong thị trường con gấu là gì?

Nhà đầu tư cá nhân nên hành động thế nào?
Nhà đầu tư cá nhân nên hành động thế nào?

Có thể nói, thị trường con gấu là lúc để thử thách tâm lý của những nhà đầu tư non trẻ, muốn bảo vệ được thành quả của mình. Các nhà đầu tư cá nhân cần có phương pháp rõ ràng, kiên định với con đường của riêng mình. Cần phải vững tâm lý, tránh bị ảnh hưởng bởi tâm lý FOMO.

Bên cạnh đó, đây là thời điểm tuyệt vời để nhận biết sức khỏe của các công ty trên thị trường. Một doanh nghiệp tốt khi khủng hoảng xảy ra sẽ biết cách bảo toàn chính ngân sách của họ và ngược lại. Từ đó, nhà đầu tư có thể nhận biết doanh nghiệp nào mình nên nắm giữ, mua vào ngày tại nền giá tốt.

Ví dụ về cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup trong giai đoạn 2008-2009)

Biểu đồ cổ phiếu VinGroup (VIC) trong và sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008
Biểu đồ cổ phiếu VinGroup (VIC) trong và sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008

VinGroup là một trong tập đoàn có vốn hóa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Để làm được điều đó, ban lãnh đạo đã có những chiến lược và kế hoạch hoàn mỹ để bảo toàn ngân sách của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ năm 2008 và đầu 2009, hầu hết cổ phiếu của các doanh nghiệp đều tuột dốc. VIC cũng không là ngoại lệ khi giá cổ phiếu rớt mạnh từ 7,700đ xuống đáy 1,860đ.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế dần đi vào ổn định, VIC đã có đà tăng giá ngoạn mục. Đây là minh chứng cho việc doanh nghiệp biết bảo toàn ngân sách trong khủng hoảng sẽ trở thành cổ phiếu cơ bản tiềm năng trong mắt nhà đầu tư.

Kết luận

Thị trường con gấu xuất hiện khi các mã cổ phiếu rớt giá liên tục và tạo xu hướng giảm trên thị trường chung. Sẽ rất nguy hiểm nếu nhà đầu tư tham gia đầu tư vào giai đoạn này. Vì thế, hãy giữ cho mình cái đầu lạnh và xem xét thật kỹ chiến thuật đầu tư tiếp theo. Điều này sẽ giúp các chứng sĩ tránh bị thua lỗ trong giai đoạn thị trường con gấu.

Từ khóa » Chu Kỳ Gấu