Thị Trường Mục Tiêu Của Cà Phê Trung Nguyên - MISA AMIS
Có thể bạn quan tâm
Cafe Trung Nguyên là thương hiệu nổi tiếng chiếm thị phần lớn trong phân khúc cafe. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược thị trường mục tiêu của Cà phê Trung Nguyên trong bài viết này!
Mục lục Hiện I. Giới thiệu tổng quan về Cà phê Trung Nguyên II. Phân tích mô hình SWOT của Cà phê Trung Nguyên III. Phân tích thị trường mục tiêu của Cà phê Trung Nguyên IV. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing V. Tổng kếtI. Giới thiệu tổng quan về Cà phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên được ra đời vào năm 1996, là giai đoạn đất nước Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn đổi mới. Trong thời buổi bấy giờ, ngành cà phê Việt Nam tuy năng suất, sản lượng rất cao nhưng giá trị cà phê khi đó lại vô cùng thấp, khiến người nông dân gặp không ít khó khăn, đói nghèo. Nắm bắt được giá trị của hạt cà phê trên thị trường thế giới, thương hiệu Cà phê Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã xuất hiện, thổi làn gió mới vào thị trường cà phê nước nhà.
Những cái tên như Sáng Tạo 1, 2, 3, 4, 5, 8 cùng với các dòng sản phẩm cà phê rang xay chữ I, chữ S, Nâu, chế phin,… lần lượt được Trung Nguyên cho ra đời, để lại ấn tượng khó phai trong lòng mọi khách hàng. Trung Nguyên với hương vị giống cà phê Robusta từ mảnh đất Buôn Ma Thuột màu mỡ đã định hình lại toàn bộ văn hóa uống cà phê Việt Nam, đồng thời cũng không khỏi khiến du khách quốc tế trầm trồ.
Sự thành công của thương hiệu Trung Nguyên liên tục được khẳng định qua từng năm tháng. Khắp dọc lãnh thổ Việt Nam, không nơi nào là không thể tìm thấy biển hiệu Trung Nguyên quen thuộc được treo lên. Năm 2011, Trung Nguyên vinh dự được xướng tên trên Financial Time, tạp chí kinh tế nổi tiếng thế giới, tiếp theo đó là Forbes, National Geographic Traveller, Global Coffee Review,… đều đăng bài về Trung Nguyên, gọi ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Vietnamese’s Coffee King – Vua cà phê Việt Nam.
Vào thời điểm hiện tại, cà phê Trung Nguyên đang đưa mình trong giai đoạn chuyển đổi hình tượng thương hiệu. Tuy logo và nhãn hiệu, hình ảnh cũ dần dần được thay thế nhưng hình ảnh cốc cà phê với làn khói hướng lên trời cao tượng trưng cho tham vọng vươn xa của cà phê Việt Nam vẫn luôn luôn là biểu tượng không thể lu mờ trong tâm trí người dân Việt.
Tìm hiểu thêmII. Phân tích mô hình SWOT của Cà phê Trung Nguyên
1. Điểm mạnh (Strengths)
- Là thương hiệu lâu đời có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa cà phê Việt Nam.
- Sở hữu nguồn cung cà phê nước nhà, là quốc gia thuộc Top xuất khẩu cà phê thế giới.
- Trung Nguyên sở hữu mạng lưới phân phối trải dọc cả nước, với hơn 1000 cửa hàng.
- Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Trung Nguyên, như G7 được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng.
2. Điểm yếu (Weaknesses)
- Thương hiệu không được bảo vệ bản quyền từ sớm, khiến các gian hàng không phải cà phê Trung Nguyên lạm dụng thương hiệu.
- Chính sách nhượng quyền không rõ ràng, ồ ạt, thiếu sự nhất quán.
3. Cơ hội (Opportunities)
- Khách du lịch ngày càng ưa thích cà phê Việt Nam với các món uống như Bạc xỉu, nâu đá, cà phê trứng,…, đồng thời văn hóa ẩm thực đường phố Việt Nam cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách.
- Cà phê hòa tan dần trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân trên toàn thế giới.
- Cà phê Trung Nguyên vẫn được người dân tin dùng, ủng hộ nhờ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.
4. Thách thức (Threats)
- Các thương hiệu lớn như Starbuck, Highland vẫn khá lớn để Trung Nguyên giành thị phần.
- Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện (cà phê, trà sữa, nước giải khát khác).
- Cà phê Trung Nguyên nỗ lực đang thay đổi hình ảnh, tuy nhiên ảnh hưởng từ hình ảnh cũ vẫn còn in rất sâu đậm trong tâm trí khách hàng, yêu cầu rất nhiều thời gian và chi phí để thay đổi.
III. Phân tích thị trường mục tiêu của Cà phê Trung Nguyên
1. Phân đoạn thị trường cà phê
Thị trường mục tiêu của cà phê Trung Nguyên được thể hiện rõ thông qua các tiêu chí phân khúc sau:
- Theo nhân khẩu học: đa số người uống cà phê trải đều theo độ tuổi từ sinh viên tới trung niên, độ tuổi về hưu.
- Theo nghề nghiệp: sinh viên, dân công sở, văn phòng, doanh nhân chiếm đa số.
- Theo mức thu nhập: người có mức thu nhập trung bình-cao có thói quen sử dụng cà phê thường xuyên hơn.
- Theo tâm lý: gu thưởng thức cà phê của Việt Nam đặc biệt hơn so với phương Tây. Người Việt Nam ưa chuộng vị chua từ Robusta trong khi người phương Tây, châu Phi lại ưa giống Arabica hơn.
- Theo thói quen sử dụng: người Hà Nội thích cà phê hòa tan, trong khi người Sài Gòn thích cà phê phin.
Dựa vào việc phân đoạn thị trường cà phê Việt Nam, Trung Nguyên đã hướng đến phục vụ đối tượng khách hàng thuộc lứa tuổi từ thanh niên đến trung niên. Đây là độ tuổi có nhu cầu hội họp, tiếp chuyện theo nhóm rất cao với vô số lý do như hội nhóm, bàn công chuyện với đối tác,… Ngay từ những ngày đầu thành lập, cà phê Trung Nguyên đã được xuất hiện trải rộng cả nước dưới hình thức quán cà phê nhượng quyền. So với các thương hiệu khác, mỗi cốc cà phê Việt Nam được bán với giá khá rẻ, giao động từ 20-40.000 đồng/ cốc, so với mức giá 40-65.000 đồng tại các thương hiệu như Starbuck, Highland.
Chính nhờ vào việc lựa chọn thị trường mục tiêu chính, và chiến lược kinh doanh hợp lý, cà phê Trung Nguyên đã đưa món thức uống xa xỉ đối này ở xứ Tây trở thành món uống thường ngày, giá thành rẻ, dễ dàng tiếp cận, được nhiều người biết đến. Qua đó giúp Trung Nguyên sở hữu mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.
2. Trung Nguyên Legend – đích đến mới của Trung Nguyên
Năm 2018 đánh dấu bước chuyển đổi lớn của cà phê Trung Nguyên. Dưới tình trạng thương hiệu đang có dấu hiệu lu mờ do hình ảnh Trung Nguyên bị các đại lý cà phê lạm dụng, Tập đoàn Trung Nguyên đã quyết tâm đổi mình, lấy tên thương hiệu là Trung Nguyên Legend. Tập đoàn đã tái định vị toàn diện từ tổ chức, sản phẩm, mô hình nhằm hình thành một thương hiệu toàn cầu.
Sản phẩm được phân loại thành 3 loại, phục vụ 3 phân khúc khách hàng thị trường mục tiêu cà phê Trung Nguyên hướng đến:
- Sản phẩm cao cấp: cà phê chồn, cà phê Legend, hướng đến thị trường phân khúc sang trọng.
- Sản phẩm trung cấp: sản phẩm từ thương hiệu G7 và các dòng cà phê truyền thống của Trung Nguyên vẫn tiếp tục được bán và hướng đến thị trường khách hàng trung lưu.
- Sản phẩm thông thường: các sản phẩm cà phê hòa tan G7, hướng tới thị trường khách hàng phổ thông.
Dưới sự dẫn dắt của Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên Legend trở thành thương hiệu duy nhất cô lọc được văn hóa cà phê của 3 nền văn minh Ottoman – Roman – Thiền, thể hiện tầm nhìn hướng đến toàn cầu của mình. Trung Nguyên Legend hướng đến thị trường văn hóa, tới sự thưởng thức chuyên sâu, vượt ra khỏi ranh giới của chỉ là một món thức uống. Các phân khúc sản phẩm cao cấp của Trung Nguyên Legend giờ còn mang giá trị là một thứ quà tặng xa xỉ, được sử dụng trong những sự kiện quốc tế, những buổi họp lớn.
Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã và đang thực thi các chiến lược tổng thể, hình thành một hệ sinh thái cà phê toàn diện và bền vững từ Cà phê vật chất – Cà phê tinh thần – Cà phê xã hội.
IV. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing
Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:
- Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
- Gửi email marketing hàng loạt
- Dựng landing page
- Workflow
- Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale
ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ
V. Tổng kết
Nhờ có chiến lược thị trường mục tiêu của Cà phê Trung Nguyên mà văn hóa cà phê Việt Nam đã có thể trở nên rộng rãi và phổ biến như bây giờ. Với bước thay đổi thương hiệu trở thành Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên hứa hẹn sẽ sánh vai và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế.
Đánh giá bài viết [Tổng số: 2 Trung bình: 4]
Từ khóa » Chính Sách Bán Hàng Của Cà Phê Trung Nguyên
-
Chính Sách Và điều Khoản - Trung Nguyên E-Coffee
-
Chính Sách Giao Nhận Hàng - Trung Nguyên E-Coffee
-
Chính Sách đổi Hàng Và Hoàn Tiền
-
Top 15 Chính Sách Bán Hàng Của Cà Phê Trung Nguyên
-
Phân Tích Chính Sách Phân Phối Của Cà Phê Trung Nguyên - 123doc
-
Chính Sách Nhãn Hiệu Của Cà Phê Trung Nguyên - Tài Liệu Text
-
Chính Sách Giá Của Cà Phê Trung Nguyên - Thả Rông
-
Trung Nguyên E-Coffee - Giải Pháp Kinh Doanh Hàng đầu Từ Tập ...
-
Chính Sách Giao & Nhận Hàng
-
Chiến Lược Marketing Của Cà Phê Trung Nguyên - Bài Học Xây Dựng ...
-
Phân Tích Hiệu Lực Chính Sách Sản Phẩm Của Tập đoàn Cà Phê Trung ...
-
[123doc] - - StuDocu
-
(DOC) CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI | Kún Little
-
Chính Sách Hoàn Trả Hàng Và Hoàn Tiền - Trung Nguyên Legend Café