Thị Trường Mục Tiêu Là Gì? Cách Xác định Thị Trường Mục ... - GCO Ads
Có thể bạn quan tâm
Một sản phẩm và dịch vụ muốn tiếp cận được đối tượng khách hàng đông đảo thì cần xác định được thị trường mục tiêu. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, GCO ADS sẽ tư vấn cho các bạn chi tiết về vấn đề này nhé!
Việc xác định được thị trường mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong chiến dịch marketing và góp phần tăng doanh thu hiệu quả. Bài viết dưới đây của GCO ADS sẽ giúp các bạn xác định được thị trường mục tiêu là gì? Và hướng dẫn xác định thị trường mục tiêu như thế nào?
Mục lục
- Vậy thị trường mục tiêu là gì?
- Phân biết sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường
- Khái niệm thị trường
- Khái niệm thị trường mục tiêu
- Tầm quan trọng của việc xác định thị trường mục tiêu
- Xác định được thị trường mục tiêu sẽ giúp hoàn thiện sản phẩm
- Xác định thị trường mục tiêu giúp cho doanh nghiệp kiểm soát các kỳ vọng dễ hơn
- Xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn thị trường mục tiêu
- Bước 1: Đo lường và dự đoán được nhu cầu của thị trường
- Bước 2: Phân đoạn thị trường cho doanh nghiệp
- Bước 3: Bắt đầu lựa chọn thị trường mục tiêu
- Bước 4: Định vị thị trường mục tiêu
- Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu hiệu quả trong marketing
- Tập trung chủ yếu vào một đoạn thị trường
- Chuyên môn hóa việc tuyển chọn
- Chuyên môn hóa sản phẩm dựa theo thị trường
- Bao phủ toàn bộ thị trường
- Một số ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp
- McDonald’s
- Starbucks
- Tổng kết
Vậy thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu được hiểu đơn giản là nhóm khách hàng có cùng chung các đặc điểm như: độ tuổi, vị trí xã hội, mức thu nhập, lối sống và sở thích…Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế bao bì, đóng gói và tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ý nghĩa chỉ nhóm khách hàng thì thị trường mục tiêu còn được hiểu là nhóm khách hàng có chung nhân khẩu học đã được doanh nghiệp xác nhận là có khả năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhất. Xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp cho công ty rất nhiều trong việc phát triển và thực hiện các chiến dịch marketing thành công.
Phân biết sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường
Trên thực tế không ít người vẫn nhầm lẫn giữa thị trường mục tiêu và thị trường. Chính vì thế, chúng tôi sẽ giúp cho các bạn phân biệt chi tiết 2 loại thị trường này nhé:
Khái niệm thị trường
Thị trường là thuật ngữ chung chỉ tất cả khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường chung sẽ liên quan đến các yếu tố như khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn tài chính để có thể thực hiện hành vi trao đổi hàng hóa. Thị trường nhìn chung chính là nơi trao đổi giữa người mua và người bán nhằm đem lại đến giá trị cho các bên.
Khái niệm thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu lại dùng để chỉ sự phân loại khách hàng vào một nhóm đối tượng nhất định phù hợp với chiến lược, đường đi nước bước của từng doanh nghiệp. Việc này có thể hiểu đơn giản đây chính là phần thị trường bao quanh các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện rất nhiều chiến lược marketing để có thể thu hút được nhóm khách hàng này và đáp ứng nhu cầu của họ. Khách hàng ở thị trường mục tiêu sẽ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp sau này.
Tầm quan trọng của việc xác định thị trường mục tiêu
Có một sự thật là dù sản phẩm của bạn có chất lượng đến đâu? Dịch vụ của bạn có hữu ích đến đâu? Mà sản phẩm và dịch vụ đó không thể tiếp cận được thị trường mục tiêu thì cũng không thể đem lại được hiệu quả trong kinh doanh. Chính vì thế, các bạn thay vì lãng phí tài nguyên vào số đông hãy dành thời gian để xác định thị trường mục tiêu. Việc xác định được thị trường mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp những lợi ích thiết thực:
Xác định được thị trường mục tiêu sẽ giúp hoàn thiện sản phẩm
Việc xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp cho người sản xuất có khả năng cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình để đáp ứng được tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Một khi thị trường mục tiêu được xác định cụ thể, chi tiết sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận định được khách hàng đang cần những tính năng và tiện ích nào để bổ sung.
Xác định thị trường mục tiêu giúp cho doanh nghiệp kiểm soát các kỳ vọng dễ hơn
Thị trường mục tiêu sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra một chiến dịch marketing khả quan hơn từ đó đáp ứng được kỳ vọng dễ hơn. Sản phẩm và dịch vụ sẽ mang đến sự hài lòng với khách hàng. Điều đó sẽ giúp đem đến cho các bạn những hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.
Xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
Việc xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng và gộp họ thành một nhóm thị trường mục tiêu sẽ giúp cho quảng cáo của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Các thông tin về thị trường mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được hành vi mua hàng của khách. Họ sẽ tham khảo sản phẩm như thế nào? Họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên và quan trọng là yếu tố nào khiến họ đưa ra quyết định mua hàng?
Bằng việc xác định được những câu hỏi này sẽ giúp cho các bạn có thể tạo nên được thông điệp quảng cáo thích hợp và dễ ghi nhớ hơn với khách hàng.
Hướng dẫn quy trình lựa chọn thị trường mục tiêu
Để có thể lựa chọn được thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp, các bạn cần phải trải qua 4 bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Đo lường và dự đoán được nhu cầu của thị trường
Việc đo lường và dự báo được nhu cầu của thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được tính khả thi trong các chiến dịch marketing. Muốn làm được điều này doanh nghiệp cần phải tiến hành dự báo một cách toàn diện nhất về các vấn đề liên quan đến thị trường.
Ví dụ như: xu hướng tiêu dùng, tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường…Và để có thể xây dựng được một chiến lược marketing phù hợp thì doanh nghiệp cần ước lượng được nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của sản phẩm như thế nào. Vấn đề này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với quy định về quy mô và phương thức thâm nhập thị trường của doanh nghiệp sau này.
Bước 2: Phân đoạn thị trường cho doanh nghiệp
Trong thị trường hiện nay, người tiêu dùng luôn có những đặc tính không đồng nhất nên cần được phân theo nhiều nhóm khác nhau. Tiến trình phân chia khách hàng theo từng nhóm khác nhau sẽ giúp làm rõ hành vi tiêu dùng của khách hàng. Việc phân đoạn thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp đánh trúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bước 3: Bắt đầu lựa chọn thị trường mục tiêu
Để xác định được thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp cần phải đánh giá được quy mô của từng phân đoạn thị trường đối với khả năng marketing của mình. Sau đó, doanh nghiệp nên chọn cho mình tham gia một hay nhiều phân đoạn của thị trường.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thâm nhập vào một thị trường mới để phục vụ một phân đoạn duy nhất. Nếu việc này thành công thì họ sẽ xâm nhập thêm vào nhiều phân đoạn khác của thị trường. Sự xâm nhập này sẽ nối tiếp vào những phân đoạn thị trường không mang tính chất ngẫu nhiên mà phải thực hiện như một kế hoạch chủ động từ trước.
Lưu ý: Việc lựa chọn phân đoạn thị trường để xâm nhập cần đảm bảo được tính hấp dẫn về quy mô, cơ cấu và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
Bước 4: Định vị thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp cần tiến hành định vị thị trường mục tiêu để có thể xác định được các lợi thế về sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó, các bạn sẽ xây dựng được chiến lược marketing phù hợp giúp cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể thỏa mãn được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Doanh nghiệp định vị được thị trường mục tiêu sẽ giúp các bạn xác định được vị trí của nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ ở đâu. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu của khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu hiệu quả trong marketing
Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu. Dưới đây là một số phương án cụ thể cho các bạn lựa chọn:
Tập trung chủ yếu vào một đoạn thị trường
Trong trường hợp có quá nhiều đoạn thị trường được định vị, doanh nghiệp có thể tập trung lựa chọn một đoạn thị trường đơn lẻ. Đoạn thị trường được lựa chọn cần phải mang đến sự phù hợp tự nhiên giữa nhu cầu của khách hàng và sản phẩm, dịch của doanh nghiệp mới có thể dẫn tới thành công.
Ngoài ra, đoạn thị trường được chọn cũng có thể phù hợp với nguồn vốn hạn hẹp của doanh nghiệp trong giai đoạn đó. Hoặc đoạn thị trường này cũng có thể tạo đà phát triển mở rộng kinh doanh trong tương lai.
Chuyên môn hóa việc tuyển chọn
Theo phương án này thì các công ty có thể lựa chọn được một số đoạn thị trường riêng biệt. Mỗi đoạn sẽ có sự hấp dẫn và phù hợp với nhiều mục đích cũng như khả năng riêng của cùng công ty. Phương án này sẽ rất thích hợp với các công ty ít hoặc không có được khả năng phối hợp giữa các đoạn thị trường lại với nhau. Nhưng ở các đoạn đó sẽ chứa đựng được những hứa hẹn về thành công kinh doanh.
Phương án này sẽ ít rủi ro kinh doanh hơn so với những phương án tập trung vào một đoạn thị trường. Nếu một đoạn thị trường được lựa chọn mà có sự cạnh tranh gay gắt hay sức hấp dẫn không còn nữa thì nên bỏ qua thị trường khác.
Chuyên môn hóa sản phẩm dựa theo thị trường
Với phương án này sẽ giúp cho công ty của bạn có thể sản xuất được một loại sản phẩm có đặc tính nhất định đáp ứng cho nhiều phân đoạn trên thị trường. Ví dụ: Công ty bạn sản xuất sản phẩm thời trang, các bạn sản xuất ra được một mẫu áo có thể phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi.
Ở các lựa chọn này, các công ty phải nỗ lực dành được sự tập trung và thỏa mãn vào nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng riêng biệt. Ví dụ: Công ty buôn bán mặt hàng nội thất, phân khúc thị trường mục tiêu của họ hướng đến dành riêng cho giới thượng lưu.
Bao phủ toàn bộ thị trường
Trong phương án này, công ty cần đặt mục tiêu đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng về tất cả những sản phẩm họ cần. Và hầu như chỉ những doanh nghiệp lớn và có tên tuổi trên thị trường mới có khả năng bao phủ được toàn bộ thị trường như vậy. Ví dụ: Doanh nghiệp Pepsi muốn thống trị trường trường đồ uống có gas, doanh nghiệp Vinamilk thống trị thị trường sữa, doanh nghiệp IBM sẽ thống trị thị trường Computer….
Một số ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp
Cách nhanh nhất để các bạn có thể hiểu rõ về thị trường mục tiêu là gì? Chính là nhờ vào các ứng dụng thực tế mà ở đây cụ thể là cách mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang ứng dụng vào để tìm thị trường mục tiêu cho sản phẩm của họ. Cụ thể dưới đây chúng tôi sẽ lấy cho các bạn một số ví dụ về thị trường mục tiêu cho các bạn tham khảo:
Facebook hiện được xem là thương hiệu tỷ đô có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay. Nhưng trước đây khi mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường này thì doanh nghiệp đã hướng đến khách hàng mục tiêu là những bạn trẻ được sinh ra tại Mỹ. Đối tượng khách hàng mục tiêu họ có sở thích chung đó là thích giao lưu, kết bạn và chia sẻ nhiều thứ trong cuộc sống.
Và từ một nhóm khách hàng mục tiêu ban đầu đó trải qua sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đã giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường ra toàn thế giới. Đối tượng khách hàng mục tiêu của đã mở rộng hơn nằm trong độ tuổi từ 18 đến 40 biết sử dụng thiết bị điện tử thông minh.
McDonald’s
McDonald’s là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Số cửa tiệm McDonald’s hiện nay đã xuất hiện tại rất nhiều nước trên toàn thế giới. Trong những năm đầu thành lập mô hình của McDonald’s là chuỗi cung cấp đồ ăn nhanh phục vụ cho đối tượng khách hàng từ 8 đến 45 tuổi. Họ là những người có mức thu nhập thấp và trung bình. Họ có tính cách khá dễ dãi trong việc thưởng thức đồ ăn đặc biệt là có niềm yêu thích với đồ ăn nhanh.
Và cho đến sau này khi đã mở rộng thị trường ra toàn thế giới thì đối tượng khách hàng mục tiêu của họ đã thay đổi phù hợp với từng khu vực địa lý và nhân khẩu học. Ví dụ như ở Việt Nam, đồ ăn McDonald’s lại chỉ thích hợp với những người trẻ có mức thu nhập từ trung bình khá trở lên.
Starbucks
Starbucks chính là thương hiệu cà phê cao cấp nhất thế giới hiện nay. Khách hàng mục tiêu của họ chủ yếu thuộc phân khúc có kinh tế hoặc tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Thương hiệu này hướng đến những người có một không gian yên tĩnh muốn uống cà phê và xả stress. Đối tượng khách hàng mục tiêu của họ chủ yếu là những người nằm trong độ tuổi từ 22 – 50 tuổi. Starbucks sẽ cung cấp cho họ tất cả các đặc quyền để có thể thư giãn và thoải mái sau một ngày dài bận rộn.
Tổng kết
Trên đây là một số ví dụ về việc lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp lớn cho các bạn tham khảo. GCO ADS hy vọng sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn về việc có thể đưa ra được những quyết định chính xác nhất cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Nếu các bạn vẫn còn chưa biết xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy liên hệ ngay với GCO ADS, đội ngũ chuyên viên marketing giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có thể có thể lựa chọn được thị trường mục tiêu phù hợp.
Nguyen Hong KyTôi là Nguyễn Hồng Kỳ, hiện đang là Founder của SEO PLUS. Mong rằng những kiến thức SEO và kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi đúc kết trên đây có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện quá trình SEO và giúp bạn gặt hái được những kết quả SEO mong muốn. Hotline: 08288 22226
Từ khóa » Các Bước Xác định Thị Trường Mục Tiêu
-
5 Bước Xác định Thị Trường Mục Tiêu Cho Doanh Nghiệp
-
Thị Trường Mục Tiêu Là Gì? Các Bước Xác định Thị Trường Mục Tiêu
-
Chiến Lược Xác định Thị Trường Mục Tiêu Chính Xác, Hiệu Quả Cho ...
-
Xác định Thị Trường Mục Tiêu, VietMis Blog - Kinh Doanh 4.0
-
Cách Xác định Thị Trường Mục Tiêu - Công Ty Luật ACC
-
Thị Trường Mục Tiêu Là Gì? 4 Bước Xác định Target Market - Vietnix
-
5 Bước Giúp Doanh Nghiệp Xác định Thị Trường Mục Tiêu - Mona Media
-
Thị Trường Mục Tiêu Là Gì? Những Cách Xác định Thị Trường Mục Tiêu
-
Top 4 Cách Xác định Thị Trường Mục Tiêu Hiệu Quả Cho DN - MISA AMIS
-
7 Bước Xác định Thị Trường Mục Tiêu - Marketing Chiến Lược
-
Xác định Thị Trường Mục Tiêu để Kinh Doanh Hiệu Quả - Open End JSC
-
Thị Trường Mục Tiêu Là Gì? Cách Xác định Thị Trường Mục Tiêu
-
[PDF] NGUYÊN LÝ MARKETING (Principles Of Marketing) - OSF
-
Thị Trường Mục Tiêu Là Gì? 4 Chiến Lược Tiếp Cận Cho Doanh Nghiệp ...