Thị Trường Tài Chính Việt Thiếu Dịch Vụ Huy động Vốn Chấp Nhận Rủi Ro ...
Có thể bạn quan tâm
Thị trường vốn của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đang thiếu vắng các dịch vụ tài chính huy động vốn gắn với khả năng chấp nhận rủi ro cao, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định.
>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: TTCK dần khẳng định vai trò huy động vốn trung và dài hạn
Bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, mặc dù chỉ chiếm 9,46% dân số và 0,62% diện tích cả nước, nhưng TP.HCM hiện đóng góp khoảng 22% GDP, gần 25% thu ngân sách và 16% kim ngạch xuất khẩu, khoảng 20% kim ngạch nhập khẩu của cả nước. TP.HCM còn chiếm hơn 31% số doanh nghiệp, thu hút hơn 37% số dự án FDI của cả nước và một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua các kênh mua bán sáp nhập.
TP HCM đang dần định hình trung tâm tài chính (ảnh minh họa)
Với những lợi thế về vị trí địa lý, khả năng kết nối quy mô các giao dịch kinh tế, nguồn nhân lực đã tạo tiền đề cho sự phát triển thị trường vốn trên địa bàn TP.HCM sớm nhất so với cả nước, với sự hình thành của các hệ thống ngân hàng thương mại đầu tiên từ đầu thập niên 1990 và tiếp theo là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM vào năm 2000. Qua đó, thể hiện bức tranh tổng thể về sự phát triển của thị trường vốn, thị trường tài chính của cả nước.
Cụ thể, nguồn cung vốn và các kênh dẫn vốn trên thị trường hiện nay gồm: Nguồn vốn tín dụng thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại, công ty tài chính và nguồn vốn từ các giao dịch mua bán trên thị trường vốn, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh và các hoạt động mua bán sáp nhập thông qua hệ thống Sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các định chế, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư tham gia thị trường.
“Với quy mô của hệ thống tài chính ngân hàng, theo số liệu thống kê năm 2020, GDP của các hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm của Việt Nam là 338.000 tỷ đồng, chiếm 5,37% GDP. Trong đó, quy mô của các hoạt động tài chính của TP.HCM là 119.000 tỷ đồng, chiếm 32,5% cả nước và đóng góp 8,67% GRDP của Thành phố”, bà Phan Thị Thắng cho biết.
Đối với thị trường chứng khoán, bà Thắng cho biết, tổng giá trị vốn hóa tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chiếm hơn 95% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường và 64,8% GDP cả nước của năm 2020. Với mức độ tập trung các công ty niêm yết, quy mô vốn hóa của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam khá lớn. Chỉ tính riêng trên sàn của TP.HCM đã đến hơn 40 triệu tỷ đồng.
Về giá trị vốn hóa của thị trường trái phiếu, đến cuối năm 2020 đạt khoảng 23% GDP, trong đó, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi trái phiếu Chính phủ có lãi suất ở mức thấp, giới đầu tư càng có xu hướng chuyển sang nắm giữ các khoản nợ của doanh nghiệp vốn được định giá khá cạnh tranh dưới dạng chứng khoán hay các khoản vay. Thị trường chứng khoán phái sinh tuy số lượng sản phẩm còn hạn chế, nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh ở mức 2-3 con số/năm.
>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Xây dựng thị trường vốn minh bạch, hiệu quả
Bà Phan Thị Thắng (ảnh Đình Đại)
Mặc dù vậy, bà Phan Thị Thắng cho rằng, thị trường vốn của TP.HCM vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Thứ nhất, quy mô của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chưa tương xứng với thị trường tín dụng, chưa trở thành kênh chuyển tải có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và tạo ra tính thanh khoản cao. Hệ thống tài chính của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng đang phát triển theo hướng phát triển thị trường tín dụng ngân hàng hơn là thị trường vốn.
Thứ hai, mặc dù trên thị trường vốn các năm gần đây cũng đã xuất hiện thêm các dịch vụ tài chính mới nổi như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán phái sinh, dịch vụ phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, mua bán sáp nhập, quản lý quỹ, quản lý tài sản, ngân hàng số… nhưng hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế so với tiềm năng.
Thứ ba, thị trường vốn của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đang thiếu vắng các dịch vụ tài chính huy động vốn gắn với khả năng chấp nhận rủi ro cao như nguồn vốn mạo hiểm, trái phiếu xanh, hoạt động niêm yết chéo. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với các hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất. hệ thống tài chính càng tinh vi và phát triển thì phần vốn mạo hiểm cho các hoạt động đổi mới sáng tạo ngày càng lớn.
Thứ tư, cấu trúc và năng lực kinh doanh của các định chế tài chính trên địa bàn TP.HCM còn hạn chế so với chuẩn của khu vực và quốc tế. Nhiều định chế chưa áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn và thông lệ về công khai minh bạch, các kết quả hoạt động chưa được tuân thủ và áp dụng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các yếu tố về khuôn khổ pháp lý, thông tin môi giới kinh doanh, thủ tục hành chính, vốn đầu tư, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập chưa thích ứng với thị trường. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế tạo ra không ít trở lực làm hạn chế sự phát triển của lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
Nói về định hướng của thị trường vốn, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn và thị trường tài chính theo hướng cụm ngành để khai thác các tác động cộng hưởng, tương hỗ của các dịch vụ tài chính hiện hữu, mới nổi và thiếu vắng trên thị trường và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đồng thời, khuyến khích các chính sách thu hút các tổ chức, định chế tài chính có tầm ảnh hưởng dẫn dắt dòng vốn quốc tế vào Việt Nam. Các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh cam kết đảm bảo tiến độ đầu tư, cam kết đầu tư lâu dài và quảng bá thị trường tài chính Việt Nam với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thúc đẩy các dịch vụ và thị trường tiền tệ gắn với đổi mới công nghệ Fintech và ngân hàng số. Tập trung phát triển các doanh nghiệp startup về Fintech và kết nối Fintech và các startup trong các lĩnh vực kinh doanh khác.
"Về thị trường chứng khoán, cần hội tụ và phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp thành 2 trụ cột và thị trường vốn quốc gia. Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng đa năng, tích hợp với các dịch vụ tài chính gắn với mô hình tập đoàn tài chính, nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên thành thị trường mới nổi", bà Phan Thị Thắng thông tin.
Có thể bạn quan tâm
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: TTCK dần khẳng định vai trò huy động vốn trung và dài hạn
13:00, 05/06/2022
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Xây dựng thị trường vốn minh bạch, hiệu quả
10:00, 05/06/2022
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Việt Nam như "vịnh tránh bão" trong "cơn biển động"
17:35, 05/06/2022
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Cơ chế “phòng thủ” cho nền kinh tế tương lai
17:20, 05/06/2022
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Hàm ý chính sách cho những xu hướng mới
16:43, 05/06/2022
Từ khóa » Thị Trường Tài Chính Việt Nam Từ Năm 2000 đến Nay
-
[PDF] HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM*
-
Giai đoạn 1991- 2000 - Chi Tiết Lịch Sử Tài Chính
-
Thực Trạng Thị Trường Tài Chính Việt Nam - Góc Nhìn Từ Thị Trường ...
-
Thực Trạng Phát Triển Thị Trường Vốn Việt Nam - Consosukien
-
Tổng Quan Thị Trường Tài Chính Việt Nam Năm 2010 Và Bài Học Cho ...
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
-
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam - Mega Story
-
Thanh Khoản Thị Trường Tài Chính Việt Nam Và Một Số Khuyến Nghị
-
1. Đánh Giá Tổng Quan TTCK Việt Nam - In Bài Viết
-
25 Năm Phát Triển Của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam - Chi Tiết Tin
-
Một Số Nét Kinh Tế Việt Nam
-
Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý IV Và Năm 2021
-
Phát Triển Lành Mạnh Thị Trường Vốn - Báo Nhân Dân
-
Tái Cấu Trúc Thị Trường Tài Chính: Để Tăng Trưởng Nhanh, Toàn Diện Và ...